3.3.2.1. Hiện trạng giao thông
Nút giao Kim Liên được hình thành bởi sự giao cắt giữa trục đường vành đai I và trục đường hướng tâm QL1, đây là cửa ngõ đi vào thành phố của các dòng phương tiện giao thông theo hướng Nam. Vậy nên, kết quả khảo sát cho thấy lưu lượng các phương tiện giao thông qua lại tương đối lớn:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 69
Hình 3.21. Kết quả đếm xe trung bình 1 giờ tại nút giao Kim Liên
Lưu lượng xe bình quân đi qua nút giao nằm trong khoảng từ 6.280 - 6.530 xe/h, tổng lượng xe trung bình vào khoảng 150.000 xe/ngày, so sánh giữa các đợt khảo sát cho thấy, ở đợt 2 có lưu lượng xe bình quân theo giờ lớn nhất. Xét theo tỷ lệ thành phần dòng xe, phần lớn trong số đó là mô tô – xe máy và chiếm 76,1%; Tiếp đến là xe con nhỏ hơn 12 chỗ với khoảng 21,33%; do đặc thù là tuyến hướng tâm đi vào nội đô nên xe container – xe tải lớn hơn 10 tấn không được phép di chuyển theo hướng này nên chiếm tỷ lệ cực kỳ nhỏ trong tổng số các loại phương tiện giao thông qua lại, điều này được thể hiện qua hình dưới đây:
Hình 3.22. Tỷ lệ các loại phương tiện giao thông tại nút giao Kim Liên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 70
Tương tự như nút giao Cổ Nhuế, tại nút giao Kim Liên lưu lượng xe mô tô – xe máy và xe con nhỏ hơn 12 chỗ thường có số lượng tăng lên mạnh mẽ ở các thời gian cao điểm trong ngày như là trong khoảng 6 – 8h và 16-18h; lượng xe tải – xe khách lớn hơn 12 chỗ thường có xu hướng phân bố đều trong ngày (có sự tăng nhẹ trong khoảng thời gian 22 – 23h), điều này được giải thích là do sự không thay đổi của số lượng xe buýt và xe khách di chuyển qua nút giao ở thời điểm trước 22h, tiếp theo khoảng thời gian từ 22 – 5h sẽ xe chở vật liệu xây dựng, xe tải, xe container, xe thu gom rác qua lại…
Hình 3.23. Sự biến đổi của dòng phương tiện giao thông ở các thời điểm khác nhau trong ngày tại nút giao Kim Liên
Qua biểu đồ trên cho thấy, lưu lượng xe có sự tăng đột biến vào các giờ cao điểm điểm trong ngày 6-8h sáng và 16-18h chiều, tính trên tổng thể, lượng phương tiện giao thông đi lại trong các khung giờ này chiếm tới 24%. Khoảng thời gian từ 2-4h trong ngày thường có lưu lượng xe suy giảm đột ngột, và chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tổng lượng xe của cả ngày (1,4%).
3.3.2.2. Đánh giá chất lượng môi trường không khí
Đánh giá theo từng thông số riêng lẻ
* Bụi TSP
Kết quả quan trắc bụi lơ lửng ở hai vị trí quan trắc tại nút giao Kim Liên cho thấy, hầu hết các kết quả thu được dao động trong khoảng từ 176,8 – 236 µg/m3, như vậy tại một số vị trí và thời điểm có ghi nhận hàm lượng bụi TSP trong không
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 71
khí xung quanh cao hơn giới hạn trung bình 24 giờ theo QCVN 05:2013/BTNMT. So sánh giữa các đợt quan trắc cho thấy, lượng bụi TSP ở hai vị trí có xu hướng tăng cao ở đợt 1 và đợt 2 (tháng 11 và tháng 12), điều này giải thích là trong thời gian này độ ẩm không khí thường thấp dẫn tới gia tăng phát sinh bụi hoặc do bụi không phát tán được đi xa.
So sánh giữa hai vị trí, tại trung tâm nút giao (AS2-1) và trên trục giao thông chính (AS2-2) ta nhận thấy rằng, bụi có xu hướng tăng lên ở trung tâm nút giao nơi mà hoạt động giao thông diễn ra nhộn dịp hơn.
Hình 3.24. Diễn biến bụi TSP trung bình 24h ở nút giao Kim Liên
* Bụi PM10
Kết quả đo đạc bụi PM10 tính theo trung bình 24 giờ được thể hiện ở biểu đồ trong hình dưới đây:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 72
Hình 3.25. Diễn biến bụi PM10 trung bình 24h ở nút giao Kim Liên
Hàm lượng bụi PM10 đo được dao động trong khoảng 112,6 – 152,4µg/m3, như vậy ở đợt quan trắc 1 và 2 tại điểm quan trắc hai cho giá trị bụi PM10 lớn hơn so với giới hạn trung bình 24 giờ theo QCVN 05:2013/BTNMT, còn lại ở các thời điểm khác đều cho giá trị thấp hơn.
* Thông số CO
Các kết quả đo đạc tính theo trung bình 24 giờ của CO được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Hình 3.26. Diễn biến nồng độ CO trung bình 24h ở nút giao Kim Liên
µg/m3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 73
Từ biều đồ trên ta nhận thấy, nồng độ CO quan trắc được dao động từ 2.783 – 3.852µg/m3; như vậy thấp hơn giới hạn trung bình 24 giờ. Nhìn chung, nồng độ CO ghi nhận ở vị trí quan trắc tại trung tâm nút giao thường cao hơn so với vị trí còn lại trên trục giao thông chính. Các kết quả cho thấy, nồng độ CO có xu thế tăng cao ở đợt 2 (tháng 12) cho đến đợt 3 (tháng 1).
* Hàm lượng bụi Chì
Dữ liệu quan trắc bụi Chì tại nút giao Kim Liên đều thấp hơn nhiều lần so với giới hạn trung bình 24h và dao động trong khoảng 0,19 – 0, 3µg/m3. Hiện nay, theo quy định tại TCVN 5776:2005 và QCVN 01:2007/BKHCN có quy định hàm lượng chì tối đa cho phép trong xăng tiêu chuẩn RON 90; 92; 95 ở mức 0,013 g/l. Như vậy, lượng Chì được ghi nhận tại các vị trí quan trắc có nguồn gốc chủ yếu do hoạt động giao thông.
Hình 3.27. Diễn biến hàm lượng bụi Chì trung bình 24h ở nút giao Kim Liên
* Thông số Ozon
Kết quả đo đạc về diễn biến nồng độ Ozon mặt đất tại nút giao Kim Liên như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 74
Hình 3.28. Diễn biến nồng độ O3 trong ngày ở nút giao Kim Liên
Nồng độ O3 mặt đất trung bình theo giờ có trong không khí thấp hơn rất nhiều so với giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT.
Sự phát sinh O3 phụ thuộc rất lớn vào điều kiện khí tượng và sự phát NOx, hydrocacbon từ dòng xe. Vậy nên giá trị lớn nhất của O3 thu được ở khoảng thời gian từ 14h – 16h trong ngày. Tại thời điểm này dễ dàng hình thành khói quang hóa trong không khí do lượng bức xạ mặt trời ở thời điểm này là lớn nhất trong ngày vậy nên khả năng hình thành O3 mặt đất là lớn nhất.
Ngược lại, nồng độ thấp nhất của O3 được ghi nhận trong khoảng từ 24h – 4h sáng, tại đây lượng bức xạ mặt trời hầu như không có, cùng với đó lưu lượng các phương tiện giao thông qua lại thấp. Điều này dẫn đến các phản ứng quang hóa không đủ điều kiện diễn ra nên lượng O3 không được sản sinh ra thêm. Chính vì vậy, lượng O3 ghi nhận được trong giai đoạn này thương không lớn và thấp hơn rất nhiều so với ngưỡng quy định của QCVN 05:2013/BTNMT.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 75
Hình 3.29. Đánh giá diễn biến nồng độ O3 giữa các đợt ở nút giao Kim Liên
Qua bốn đợt quan trắc và đánh giá, các kết quả tính trung bình 24 giờ cho thấy có sự tăng nhẹ của O3 mặt đất trong đợt 2 và 3, điều này có được là do thời gian này do có sự tăng cao về nồng độ các chất tham gia phản ứng quang hóa có trong không khí do sự đối lưu để tăng phát tán khí thải đã không diễn ra mạnh như các thời điểm mùa nóng.
* Thông số NO2
Hình 3.30. Diễn biến của NO2 TB 24 giờ giữa các đợt quan trắc ở nút giao Kim Liên
µg/m3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 76
Qua hình 3.30 ở trên cho thấy, nồng độ NO2 qua các đợt quan trắc dao động trong khoảng từ 64,2 – 98,2 µg/m3. So sánh các kết quả theo từng đợt quan trắc cho thấy, tại đợt 1 (tháng 11) có nồng độ NO2 cao nhất so với các đợt khác (từ 90,4 – 98,2 µg/m3), như vậy diễn biến của NO2 có sự tương quan nhất định so với diễn biến O3 khi mà nồng độ NO2 cao nhất và O3 thấp nhất ở đợt 1, ngược lại nồng độ NO2 thấp hơn và O3 cao hơn ở đợt 2, 3. Điều này có được là do phản ứng quang hóa trong không khí dẫn tới biến đổi một phần NO2 thành O3. Các kết quả quan trắc cũng đã ghi nhận sự tăng cao hơn về nồng độ NO2 có trong không khí xung quanh ở trung tâm nút giao (AS2-1) so với điểm đo trên trục giao thông chính (AS2-2).
* Thông số SO2
Kết quả quan trắc khí SO2 tại nút giao Kim Liên được thể hiện ở biểu đồ trong hình dưới đây:
Hình 3.31. Diễn biến nồng độ SO2 trung bình 24 giờ giữa các đợt quan trắc
Qua biểu đồ trên cho thấy, nồng độ SO2 thu được đều thấp hơn rất nhiều so với giới hạn trung bình 24h theo QCVN 05:2013/BTNMT, điều này có được là do các quy định về việc cắt giảm hàm lượng lưu huỳnh có trong nhiên liệu. Diễn biến của nồng độ SO2 giữa các đợt quan trắc và vị trí quan trắc không thể hiện tính quy luật rõ ràng. Tuy nhiên, nhìn chung nồng độ SO2 có dấu hiệu tăng nhẹ trong giai đoạn từ tháng 12 đến tháng 2.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 77
* Một số chất hữu cơ bay hơi Benzen
Hàm lượng Benzen trong không khí tại nút giao cho thấy tại hầu hết các thời điểm nghiên cứu Benzen đều vượt QCVN 06 :2009/BTNMT (trung bình 1h là 22 µg/m3), dao động trong khoảng từ 19 –29µg/m3. Các kết quả quan trắc cho thấy sự tăng lên về nồng độ của Benzen trong không khí ở đợt quan trắc 2 và 3. Điều này được thể hiện rõ ở biểu đồ đưới đây:
Hình 3.32. Diễn biến nồng độ Benzen theo trung bình giờ lớn nhất giữa các đợt quan trắc ở nút giao Kim Liên trắc ở nút giao Kim Liên
Diễn biến của Benzen trong ngày hình thành các đỉnh cực khác nhau và liên quan mật thiết với sự biến động của lưu lượng giao thông qua lại trong khu vực. Nồng độ Benzen lớn nhất ghi nhận trong khoảng thời gian từ 16h-18h, trùng với giờ cao điểm và dao động trong khoảng 35 – 38 µg/m3; nồng độ nhỏ nhất ở mức 13 – 16 µg/m3 ở trong giai đoạn từ 02h-04h.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 78
Hình 3.33. Diễn biến nồng độ Benzen theo giờ trong ngày ở nút giao Kim Liên
Toluen
Kết quả khảo sát hàm lượng Toluen (lấy theo giá trị cao nhất) qua 4 đợt quan trắc ở hai vị trí khác nhau thuộc nút giao Kim Liên được so sánh với QCVN 06:2009/BTNMT, được thể hiện trong biều đồ dưới đây:
Hình 3.24. Diễn biến nồng độ Toluen theo trung bình giờ lớn nhất giữa các đợt quan trắc ở nút giao Kim Liên trắc ở nút giao Kim Liên
Theo số liệu quan trắc hàm lượng toluen đều nằm trong quy chuẩn cho phép QCVN 06:2009/BTNMT (trung bình 1h là 500µg/m3), dao động trong khoảng từ
µg/m3
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 79
53,3µg/m3–81,4µg/m3. Mức dao động của hàm lượng Toluen tỷ lệ thuận với mức tăng của hàm lượng Benzen trong không khí. Kết quả quan trắc ở hai vị trí thuộc nút giao Kim Liên đều không cho sự khác biệt quá lớn.
Sự biến động của hàm lượng Toluen trong ngày tương quan với sự biến động của lưu lượng xe qua lại tại vị trí quan trắc, theo đó giá trị lớn nhất của Toluen được ghi nhận trong khoảng 6h – 8h, 16h – 20h và dao động trong khoảng 90 – 100 µg/m3. Giá trị nhỏ nhất của Toluen ghi nhận ở trong khoảng thời gian từ 02h – 04h ngày hôm sau và nằm trong khoảng 30 – 40 µg/m3. Điều này được thể hiện ở biểu đồ dưới đây:
Hình 3.25. Diễn biến nồng độ Toluen theo giờ trong ngày ở nút giao Kim Liên
Xylen
Kết quả quan trắc nồng độ xylen tại hai vị trí khác nhau thuộc nút giao Kim Liên được thể hiện ở biểu đồ như sau:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 80
Hình 3.26. Diễn biến nồng độ Xylen theo trung bình giờ lớn nhất giữa các đợt quan trắc ở nút giao Kim Liên trắc ở nút giao Kim Liên
Kết quả khảo sát hàm lượng Xylen (lấy theo giá trị cao nhất) qua 04 đợt quan trắc, lấy mẫu được so sánh với QCVN 06:2009/BTNMT cho thấy, hàm lượng Xylen trong không khí tại các nút giao đều nằm trong quy chuẩn cho phép QCVN 06 :2009/BTNMT (trung bình 1h là 1000µg/m3), dao động trong khoảng từ 122µg/m3 - 182µg/m3. Mức dao động của hàm lượng Xylen tỷ lệ thuận với mức tăng của hàm lượng Benzen trong không khí.
Sự biến động của Xylen trong ngày tại các vị trí khảo sát có sự tương quan với sự biến động của Benzen và Toluen, phụ thuộc vào sự biến động của lưu lượng giao thông qua lại trong khu vực. Giá trị lớn nhất trong ngày của Xylen ghi nhận được ở thời điểm 16h-20h và nằm trong khoảng 90-110 µg/m3; nhỏ nhất ở mức 40 - 45 µg/m3 trong thời gian từ 02-04h sáng.
Đánh giá theo chỉ số ô nhiễm tổng cộng (TAPI/TAPI*) theo thời gian trong ngày
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 81
Bảng 3.8: Kết quả tính toán diễn biến (sự biến đổi) TAPI/TAPI* (TC trung bình giờ) trong ngày tại điểm quan trắc AS2-1 Thời gian Thông số khí (Đơn vị: µg/m
3) TAPI TAPI*
CO O3 NO2 Benzen Toluen Xylen TSP SO2 47,4 -
6h-8h 3715,8 56,5 95,0 28,0 73,8 72,3 263,5 57,3 30,5 - 8h-10h 2945,5 70,8 79,8 25,0 72,0 74,3 212,3 51,3 0,25 - 10h-12h 2694,5 54,8 77,8 21,0 61,3 59,3 161,3 41,8 16,1 - 12h-14h 3369,0 66,0 65,3 23,5 66,0 62,8 187,8 47,8 69,2 - 14h-16h 4420,8 101,8 73,3 34,3 92,5 89,5 247,8 56,5 76,3 - 16h-18h 4779,5 79,8 140,8 37,0 92,5 88,3 327,5 66,3 59,1 - 18h-20h 4103,3 27,3 102,5 31,3 84,0 79,0 304,3 64,0 15,6 - 20h-22h 2959,0 21,8 84,3 23,5 63,8 61,5 218,0 47,5 - 0,28 22h-24h 2571,5 14,5 67,3 20,5 64,5 59,5 198,0 49,3 - 0,35 24h-2h 2440,3 12,3 57,5 18,5 53,3 52,5 206,5 46,3 - 0,44 2h-4h 1916,8 18,8 45,0 16,0 45,5 43,0 199,3 41,3 - 0,32 4h-6h 2060,5 34,3 61,5 19,3 53,3 49,0 209,5 40,8 47,4 -
Bảng 3.9: Kết quả tính toán diễn biến (sự biến đổi) TAPI/TAPI* (TC trung bình giờ) trong ngày tại điểm quan trắc AS2-2 Thời gian Thông số khí (Đơn vị: µg/m
3)
TAPI TAPI*
CO O3 NO2 Benzen Toluen Xylen TSP SO2
6h-8h 3478,5 53,0 95,3 28,0 73,3 72,0 219,3 53,0 46,3 - 8h-10h 2810,8 62,5 71,0 23,3 59,3 64,0 184,0 46,5 13,9 - 10h-12h 2629,0 57,0 73,0 18,5 57,8 58,3 149,8 38,0 0,33 - 12h-14h 3138,8 64,8 74,3 24,3 65,0 65,5 174,3 49,8 0,15 - 14h-16h 4212,3 91,5 90,3 38,3 104,0 97,5 214,8 60,0 75,9 - 16h-18h 4700,3 81,3 125,3 37,8 106,0 106,8 281,5 67,8 78,6 - 18h-20h 4127,0 33,8 100,3 28,3 80,3 75,3 274,3 56,8 48,2 - 20h-22h 3130,3 18,3 74,8 18,8 52,0 52,3 215,0 48,3 - 0,33 22h-24h 2446,0 15,5 60,5 16,3 43,5 41,8 194,5 39,0 - 0,43 24h-2h 2025,3 10,8 41,8 15,3 44,0 41,5 162,8 28,0 - 0,47 2h-4h 1862,5 13,0 32,0 13,0 37,3 38,8 124,0 28,0 - 0,55 4h-6h 2281,8 27,8 59,8 20,8 57,5 57,8 180,5 43,3 - 0,28
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 82
Hình 3.27. Đánh giá diễn biến chất lượng không khí trong ngày tại nút giao Kim Liên theo TAPI/TAPI* trung bình giờ