Đây là nút giao bằng giữa trục đường vành đai III (đường Phạm Văn Đồng) của thành phố Hà Nội với đường Trần Cung. Theo đó, đường Phạm Văn Đồng lưu thông hai chiều, có dải phân cách giữa và bề rộng mỗi làn là 10m. Ngược lại, đường Trần Cung là tuyến phố nhỏ, lưu thông hai chiều và không có dải phân cách giữa với bề rộng mặt đường khoảng 5m.
Xung quanh nút giao có mật độ dân cư đông đúc, trong phạm vi 50m trên trục đường Phạm Văn Đồng và 10m trên trục đường Trần Cung có khoảng 50 nhà sống bám hai bên đường. Hoạt động kinh tế chủ yếu là kinh doanh thương mại và dịch vụ.
b. Nút giao Cầu Giấy
Nút giao Cầu Giấy được hình thành bởi sự giao cắt giữa trục đường vành đai II (Láng – Bưởi) với trục đường hướng tâm QL32 (Cầu Giấy – Kim Mã). Đây là những tuyến đường quan trọng của thành phố Hà Nội nên hàng ngày lưu lượng giao thông qua khu vực rất lớn. Hiện tại, trục đường vành đai II là đường hai chiều, có dải phân cách giữa với bề rộng mặt đường cho mỗi bên từ 5 – 10m; Trục đường hướng tâm QL32 lưu thông hai chiều, có dải phân cách giữa với bề rộng mặt đường cho mỗi bên vào khoảng 8 – 12m. Đây là nút giao cùng mức và thường xuyên xảy ra tình trạng ùn ứ giao thông, đặc biệt trong giờ cao điểm, để giải quyết tình trạng trên, cầu vượt có kết cấu bê tông xi măng đang được thi công xây dựng trên trục đường vành đai II.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 53
Xung quanh nút giao khoảng 100 – 150m, có khoảng 35 hộ dân sống bám mặt đường, hoạt động kinh tế chủ yếu là kinh doanh thương mại – dịch vụ. Bên cạnh đó, trong khu vực nút giao có một số trụ sở cơ quan sự nghiệp Nhà nước như: Đội cảnh sát Giao thông số 3, Viện KH&CN giao thông vận tải, trường Đại học Giao thông Vận tải. Những đối tượng dân cư, kinh tế xã hội trên chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi bụi, khí thải phát sinh từ dòng xe.
c. Nút giao Kim Liên
Đây là nút giao thông lớn của thành phố Hà Nội, đường kính của nút giao khoảng 140m, nút giao được hợp thành bởi trục giao thông gồm: Trục vành I (Đại Cồ Việt – Xã Đàn) với trục đường hướng tâm - QL1 (Giải Phóng – Lê Duẩn). Hiện tại, các trục đường trên đều có bề rộng mặt đường lớn, cụ thể như sau: Trục đường vành đai 1 là đường hai chiều, có dải phân cách giữa với bề rộng mặt đường mỗi bên khoảng 10m; Trục đường hướng tâm – QL1, đường hai chiều, có dải phân cách giữa với bề rộng mặt đường mỗi bên khoảng 10 – 16m. Bên cạnh đó, trong khu vực nút giao đã xây dựng đường hầm dài 644,69m (phần hầm kín dài 140m, phần hầm mở dài 405m, phần đường dẫn 99,69m). Chiều rộng của hầm là 18,5m; chiều cao 4,75m nhằm đảm bảo giao thông đi lại thuận tiện. Chính điều này đã đảm bảo năng lực thông qua cho dòng phương tiện giao thông nên ít khi xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông trong khu vực nút giao.
Khu vực nút giao tương đối thoáng về mặt không gian, khu dân cư bên cạnh nút giao cách trung tâm nút giao khoảng 60m. Theo kết quả điều tra của tác giả , xung quanh nút giao có khoảng 61 nhà dân, bên cạnh đó còn một số tòa nhà cao tầng và các trụ sở của Cơ quan sự nghiệp. Hoạt động kinh tế chủ đạo tại đây là kinh doanh thương mại và dịch vụ.
3.3. Đặc điểm dòng giao thông và chất lượng môi trường không khí ở các vị trí nghiên cứu