Tình hình chung của thành phố HàN ội

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng không khí tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60 - 64)

Kinh tế

Trong giai đoạn 5 năm từ 2001 đến 2005, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thủ đô Hà Nội tăng trưởng với tốc độ cao đạt 11% bình quân năm, cao hơn mức

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 49

bình quân cả nước 1,4 lần. Trong đó GDP khu vực I (nông lâm ngư nghiệp) tăng 10,7% bình quân năm; khu vực II (công nghiệp-xây dựng) tăng 13,4% ; khu vực III (dịch vụ) tăng 10,7% bình quân năm. Giai đoạn 5 năm tiếp theo từ năm 2006-2010, kinh tế Thủ đô Hà Nội vẫn tiếp tục tăng trưởng cao đạt 10,7% bình quân năm. Trong vài năm gần đây, do chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu (năm 2008), tăng trưởng kinh tế của thành phố Hà Nội có giảm sút tuy nhiên vẫn đạt mức tăng trưởng khá cao, năm 2009 tốc độ tăng trưởng GDP chỉ đạt 7,4 % giảm còn 69,8% so với năm 2008. Bước sang năm 2010 kinh tế Hà Nội phục hồi tăng trưởng kinh tế đạt 10,9%.

Cơ cấu kinh tế của Hà Nội có sự dịch chuyển khá nhanh theo hướng tích cực. Năm 2000 tỷ trọng GDP công nghiệp chiếm 36,4% trong tổng GDP của Thành phố và nông nghiệp vẫn còn chiếm 10,4%. Đến năm 2010, tỷ trọng ngành nông – lâm nghiệp – thủy sản chỉ còn 5,8% và tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng đạt 41,8%. Khu vực dịch vụ có tỷ trọng là 52,3% trong cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố năm 2010, tuy tỉ trọng GDP khu vực dịch vụ có giảm so với năm 2000 do GDP công nghiệp tăng trưởng tương đối nhanh, song đây vẫn là ngành có tỷ trọng cao nhất trong GDP toàn thành phố (luôn đạt >52%), thể hiện đúng đặc điểm hoạt động kinh tế của một đô thị lớn.

Tuy có tổng GDP đứng thứ hai trong cả nước nhưng GDP bình quân đầu người của Thủ đô Hà Nội năm 2010 chỉ hơn 2.000 USD, gấp khoảng 1,6 lần trung bình cả nước và 1,7 lần so với toàn vùng Đồng bằng sông Hồng. Lý do là mức tăng dân số (đặc biệt là người nhập cư vào Thủ đô) tăng rất nhanh, lên đến 2,1%/năm trong cả thời kỳ 2001-2010.Hà Nội là một trong số ít địa phương trong nhiều năm có mức bội thu ngân sách và đóng góp lớn cho ngân sách Trung ương. Năm 2010, tỷ lệ thu ngân sách huy động vào GDP là 40,5% và mức bội thu ngân sách lên tới gần 60 nghìn tỷ đồng, chiếm 24,3% GDP.

Dân số

Hà Nội đã phát triển trên nhiều phương diện trong suốt thập kỷ qua. Dân số Hà Nội tăng với tốc độ khoảng 2,3%/năm trong 10 năm qua. Tổng dân số Thủ đô Hà Nội theo tổng điều tra dân số năm 2000 là 2.736.400 người, trong đó dân số 7

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 50

quận nội thành là 1.598.000 người, tương đương 58,39% so với tổng dân số Thành phố. Năm 2008 Hà Nội mở rộng địa giới hành chính (sát nhập thêm toàn bộ tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã của huyện Lương Sơn – Hòa Bình) và tính đến ngày 31/12/2009 dân số của Hà Nội là 6.451.909 người, trong đó 10 quận nội thành có 2.414.621 người và ngoại thành là 4.037.288 nghìn người.

Tốc độ phát triển dân số Hà Nội tăng nhanh, năm 1990 so với năm 1985 tăng 12,4%, năm 1995 so với năm 1990 tăng 11,38%, năm 2000 so với năm 1995 tăng 17,1%, bình quân hàng năm thời kỳ 1991-2000 tăng 2,9%, 2000-2006 tăng 2,4%. Tỷ lệ tăng tự nhiên toàn thành phố từ 1,475% năm 1995 giảm xuống còn 1,056% năm 2002, đến năm 2006 là 1,182% và năm 2010 là 1,229%. Do sức hút của quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là của quá trình phát triển công nghiệp và tốc độ đô thị hoá ngày càng cao, tạo ra các dòng di cư đến thành phố Hà Nội tìm việc làm ngày càng lớn, làm cho tốc độ tăng cơ học từ 0,5%(thời kỳ 1975-1980) lên đến 1,5%(thời kỳ 1991-1995) và 1,85% thời kỳ 2000-2010. Số người cư trú không được đăng ký quản lý ngày một tăng, hiện nay ước khoảng 25 vạn người, đây đang là sức ép lớn về mọi mặt cho quá trình phát triển kinh tế của thủ đô. Cũng do tác động mạnh mẽ của quá trình đô thị hoá mà tỷ lệ dân số thành thị tăng từ 52,3% năm 1995, 57,7% năm 2000 và 62,4% năm 2006. Năm 2009 tỉ lệ đân thành thị giảm xuống 40,99% nguyên nhân do Hà Nội mở rộng hành chính sáp nhập chủ yếu là khu vực nông thôn nên trong thời gian ngắn tỉ lệ đân thành thị của Hà Nội bị giảm.

Cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Nằm ở vị trí trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, Thủ đô Hà Nội là nơi hội tụ của các tuyến quốc lộ chiến lược quan trọng như: QL1A, QL5, QL18, QL21, QL21B, QL6, QL32, QL23, QL2, QL2C và QL3. Đây là các tuyến đường tạo ra mối liên hệ từ Thủ đô Hà Nội đi các trung tâm dân cư, kinh tế và quốc phòng của cả nước. Đồng thời ngược lại cũng tạo sự giao lưu giữa các tỉnh thành khác trong cả nước với Thủ đô Hà Nội.

Mạng lưới đường bộ của Thủ đô Hà Nội được cấu thành bởi các quốc lộ hướng tâm, các đường vành đai, các trục chính đô thị và các đường phố. Tính đến đến hết năm 2011, Hà Nội hiện có 7.365 km đường giao thông, trong đó 20% là trục đường chính, 7 trục hướng tâm và 3 tuyến vành đai. Trong những năm gần đây,

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 51

nhiều công trình giao thông, đặc biệt là các đường phố, cầu vượt đã được đầu tư xây dựng, cải tạo góp phần tạo nên sự khang trang, thông thoáng cho nhiều tuyến phố. Tuy nhiên, mạng lưới đường của Hà Nội vẫn mang đậm nét đặc trưng của các đô thị Việt Nam, cụ thể là:

Quỹ đất dành cho giao thông đường bộ ở Hà Nội là quá thấp. Khu vực nội thành có 343km đường tương ứng với diện tích mặt đường là 5,25km2, chiếm khoảng 6,18% diện tích đất đô thị. Khu vực ngoại thành có 770km đường các loại, chiếm khoảng 0,88% diện tích đất.

Mạng lưới đường bộ phân bố không đồng đều. Một số khu phố cũ hoặc các trung tâm đô thị có mạng đường tương đối phù hợp nhưng mật độ dân cư cao, mật độ người tham gia giao thông quá lớn. Ở nhiều khu dân cư, kể cả một số khu vực mới được xây dựng, chưa có mạng đường hoàn chỉnh. Mật độ đường ngoại thành rất thấp, giao thông không thuận tiện dẫn đến việc tập trung dân cư vào nội đô, ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc tổ chức giao thông và các dịch vụ xã hội.

Mạng đường chưa hoàn chỉnh, thiếu nhiều đường nối giữa các trục chính quan trọng. Một số tuyến chính rất quan trọng chưa được cải tạo, mở rộng để đáp ứng năng lực yêu cầu. Xu hướng "phố hoá" các quốc lộ gây nguy cơ mất an toàn và ùn tắc giao thông. Giao thông tĩnh (bến, bãi đỗ xe, trạm dừng ...) còn thiếu và không tiện lợi.

Mặt cắt ngang đường nói chung là hẹp. Đa số các đường có bề rộng lòng đường từ 7m ÷ 11m, chỉ có khoảng 12% đường có chiều rộng lớn hơn 12m. Khả năng mở rộng đường nội đô là rất khó khăn do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng. Vỉa hè thường xuyên bị chiếm dụng làm chỗ để xe hoặc buôn bán, không còn chỗ cho người đi bộ.

Mạng đường bộ có nhiều giao cắt (khu vực phía trong vành đai 2: bình quân 380m có một giao cắt). Các nút giao thông quan trọng hiện tại đều là nút giao bằng. Một số nút đang được xây dựng dưới dạng giao cắt khác mức trực thông. Việc sử dụng đèn tín hiệu giao thông hoặc bố trí các đảo tròn tại các ngã tư không đáp ứng được năng lực thông qua, gây ùn tắc.

Chưa có sự phối hợp tốt giữa quản lý và xây dựng các công trình giao thông và đô thị. Việc đường vừa làm xong lại bị đào còn phổ biến gây tốn kém, cản

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 52

trở giao thông và ảnh hưởng tới chất lượng sử dụng (Viện Chiến lược và phát triển GTVT, 2012; Quy hoạch giao thộng vận tải thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050).

Xu thế phát triển đô thị tập trung chủ yếu vào hướng Tây và Tây Nam thành phố làm tăng mật độ dân cư, tạo nên nhu cầu đi lại lớn trong khi mạng lưới giao thông đường bộ chưa phát triển kịp. Những tồn tại kể trên của mạng lưới đường bộ đang là nguyên nhân chính gây nên tình trạng tắc nghẽn giao thông hiện xảy ra thường xuyên ở Hà Nội, điều này không chỉ diễn ra trong giờ cao điểm.

3.2.2. Hin trng xung quanh các v trí nghiên cu a. Nút giao C Nhuế

Một phần của tài liệu đánh giá diễn biến chất lượng không khí tại một số nút giao thông trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 60 - 64)