55. Diễn biến nồng độ Benzen theo giờ trong ngày ở nút giaoC ầu Giấy
3.46: So sánh mức độ ô nhiễm không khí giữa các vị trí quan trắc
Qua hình 3.46 cho thấy, ở ba vị trí nghiên cứu gồm nút giao Cổ Nhuế, Kim Liên và Cầu Giấy đều có kết quả nồng độ rằng chất lượng không khí trên trục giao thông thường tốt hơn so với tại nút giao.
So sánh tương đối giữa ba vị trí nghiên cứu trên cơ sở đánh giá chỉ số TAPI/TAPI* ta thấy rằng, nút giao Cổ Nhuế sẽ có chất lượng không khí kém nhất, tiếp đến là vị trí nút giao Kim Liên và chất lượng không khí tốt nhất được ghi nhận ở nút giao Cầu Giấy.
3.4. Đánh giá sự tương quan giữa lưu lượng phương tiện giao thông qua lại và nồng độ một số chất hữu cơ bay hơi bên đường tại các vị trí nghiên cứu
Qua kết quả phân tích tương quan (Pearson correlation) cho thấy hệ số tương quan của lưu lượng giao thông với nồng độ benzen, toluen và xylen trong không khí ven đường tại các vị trí khảo sát theo thời gian dao động từ 0,8 - 0,9. Tương quan giữa lưu lượng giao thông và nồng độ benzen, toluen và xylen trong không khí ven đường có mối tương quan thuận với nhau. Điều này cho thấy lưu lượng phương tiện giao thông góp phần làm tăng nồng độ benzen, toluen và xylen trong không khí ven đường. Nồng độ benzen, toluen và xylen trong không khí ven đường có xu hướng cao hay thấp tương ứng với nơi có lưu lượng giao thông nhiều hay ít. Trong các loại phương tiện tham gia lưu thông trên đường thì xe máy có lưu lượng nhiều nhất nên có thể cho rằng xe máy là nguồn chính phát thải ra benzen, toluen và xylen
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 98
trong không khí ven đường ở khu vực nghiên cứu. Điều này có cùng xu hướng với kết quả nghiên cứu tại TP.HCM của Lan và cs (2009).
Đánh giá mối tương quan giữa lưu lượng xe và Benzen
Khi phân tích tương quan tuyến tính bằng phương pháp Pearson cho thấy lưu lượng giao thông và nồng độ benzen trong không khí ven đường có mối tương quan thuận với nhau. Điều này cho thấy hoạt động giao thông trên đường làm tăng nồng độ benzen trong không khí ven đường tăng lên đáng kể. Hệ số tương quan giữa lưu lượng giao thông với nồng độ benzen trong không khí, R=0,855. Phương trình tương quan giữa lưu lượng giao thông với nồng độ benzen trong không khí ven đường y = 0,001x + 10,73 (với y là nồng độ benzen và x là lưu lượng giaothông).Như vậy, đếm lưu lượng giao thông có thể dự đoán nồng độ benzen trong môi trường khí.
Hình 3.47. Sự tương quan giữa lưu lượng giao thông và nồng độ Benzen trong không khí
Đánh giá mối tương quan giữa lưu lượng xe và Toluen
Bằng phương pháp phân tích tương quan Pearson cho thấy lưu lượng giao thông và nồng độ toluen tại các vị trí khảo sát có sự tương quan thuận với nhau. Theo đó, hệ số tương quan giữa lưu lượng giao thông và nồng độ toluen trong không khí tại các vị trí trên là R = 0,92. Phương trình tương quan giữa lưu lượng giao thông và nồng độ toluen trong không khí ven đường y = 0,005x + 33,96 (với y là nồng độ toluen và x là lưu lượng giao thông).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 99
Hình 3.48. Sự tương quan giữa lưu lượng giao thông và nồng độ Toluen
Đánh giá mối tương quan giữa lưu lượng xe và Xylen
Qua phân tích tương quan bằng phương pháp Pearson giữa lưu lượng giao thông và nồng độ xylen có trong không khí xung quanh khu vực nút giao nghiên cứu, nhận thấy có sự tương quan thuận giữa lưu lượng giao thông và nồng độ xylen có trong không khí. Theo đó, nồng độ xylen sẽ tăng cùng với quá trình gia tăng của lưu lượng xe qua lại vị trí nghiên cứu và ngược lại. Hệ số tương quan cho sự biến đổi này, R = 0,868. Mối quan hệ giữa lưu lượng xe và nồng độ xylen trong không khí được thể hiện qua phương trình tương quan y = 0,005x + 30,84 (với y là nồng độ của xylen và x là lưu lượng giao thông).
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 100
Như vậy đã có được sự tương quan lớn giữa lưu lượng xe và nồng độ của benzen, toluen, xylen. Điều này có được là do hàm lượng các hidrocacbon dạng vòng trong nhiên liệu ở Việt Nam thường cao. Các kết quả đánh giá sự tương quan như trên là phù hợp với các dữ liệu quan trắc thu được thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. Tuy nhiên để có thể áp dụng rộng rãi đòi hỏi phải có các nghiên cứu bổ sung và đầy đủ hơn nhằm đưa ra được mối quan hệ chung nhất giữa lưu lượng xe và nồng độ của benzen, toluen và xylen ở hai bên đường.
3.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý chất lượng môi trường không khí
3.4.1. Các giải pháp chung
3.4.1.1. Các giải pháp về mặt kỹ thuật
Cải thiện tiêu chuẩn phát thải cho động cơ xe
Giải pháp cải thiện tiêu chuẩn phát thải của các phương tiện giao thông đường bộ là biện pháp quan trọng trong việc giảm phát sinh khí thải do động cơ xe. Các giải pháp này bao gồm:
- Áp dụng các tiêu chuẩn phát thải cao hơn cho các động cơ xe: Việt Nam hiện đang áp dụng tiêu chuẩn phát thải EUR II cho các phương tiện giao thông trong đô thị. Tuy nhiên, tiêu chuẩn EUR II đã lỗi thời và dần thay thế bằng các tiêu chuẩn khác chặt chẽ hơn như: EUR III, EUR IV, EUR V. Mặc dù Cơ quan quản lý Nhà nước đã có lộ trình về việc áp dụng các tiêu chuẩn này, tuy vậy cần đẩy mạnh chương trình áp dụng sớm hơn.
- Khuyến khích sử dụng động cơ khí nén (CNG), khí hóa lỏng (LPG); động cơ sử dụng nhiên liệu có chứa cồn; động cơ điện hay hydrid - điện cho các phương tiện giao thông. Loại xe này nên được khuyến khích sử dụng trong phạm vi các đô thị lớn nhằm hạn chế phát sinh bụi và các khí độc vào môi trường không khí, trước tiên nên áp dụng cho các phương tiện giao thông công cộng như: Xe buýt, xe taxi...
- Bảo trì: các phương tiện giao thông là một phần chủ yếu trong việc giảm phát thải chất ô nhiễm trên mỗi Km vận hành. Thực hiện kiểm soát sự tuân thủ của các chủ phương tiện về bảo dưỡng, bảo trì và thay thế các bộ phận động cơ hoặc lắp thêm bộ xử lý khí thải. Bên cạnh đó, các phương tiện giao thông hết niên hạn sử dụng, quá cũ nát cần phải thu hồi và cấm lưu thông trên đường một cách quyết liệt hơn nữa.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 101
Nâng cao chất lượng nhiên liệu
Việc cải thiện chất lượng nhiên liệu sử dụng có vai trò quan trọng không kém việc cải thiện động cơ xe. Thay đổi các thành phần của nhiên liệu có thể trực tiếp mang lại sự giảm thải các chất ô nhiễm không khí. Hiện nay, nhiên liệu đang sử dụng cho các phương tiện giao thông ở nước ta chủ yếu vẫn là dạng nhiêu liệu “giá rẻ”. Cụ thể như sau: Xăng có hàm benzen 2,5%, lượng chất hydrocacbon dạng no (bao gồm gồm benzen và các dẫn xuất của benzen) chiếm tới 40%, các phụ gia chì ở mức tối đa cho phép ở ngưỡng 0,013 g/l, hàm lượng lưu huỳnh ở mức 500mg/kg. Trong khí đó các thông số tương ứng của châu Âu là: 1% Benzen, 22% hydrocacbon dạng no, 0,005 g/l đối với phụ gia chì và 10mg/kg lưu huỳnh; Đối với dầu diesel có hàm lượng lưu huỳnh tối đa ở mức 500 mg/kg và 2500mg/kg. Trong khi đó quy định của châu Âu là 10mg/kg. Như vậy, việc thay đổi chất lượng nhiên liệu là cần thiết để giảm thiểu phát sinh khí thải. Cùng với đó, Nhà nước cần khuyến khích hơn nữa việc sử dụng xăng và dầu diesel sinh học thông qua các biện pháp kinh tế như: Giảm thuế, phí hoặc trợ giá nhằm tăng lượng sử dụng loại nhiên liệu này từ phía người dân.
Tăng cường kiểm soát khói thải của xe
Đây là biện pháp nhằm kiểm soát nghiêm ngặt để hạn chế khói thải từ các nguồn di động thông qua việc xây dựng hệ thống kỹ thuật nhằm kiểm tra khói thải. Cùng với đó cần có các quy định hỗ trợ thực hiện công tác này, có thể như: Các quy định kỹ thuật về khói thải của xe, quy định kiểm tra định kỳ, xây dựng quy định yêu cầu bắt buộc lắp đặt thiết bị xử lý khí thải (Catalytic converter) đối với các loại xe ô tô nhập khẩu vào và sản xuất ở Việt Nam.
3.4.1.2. Các giải pháp về mặt quản lý
Giảm thiểu sự quá tải của các phương tiện giao thông
Đây là giải pháp đặc trưng cho Việt Nam cũng như ở các nước đang phát triển và thực hiện thông qua một loạt các biện pháp như:
- Cải thiện hạ tầng giao thông ở khu đô thị: Hiện tại các đô thị lớn của Việt Nam có diện tích đất giao thông rất thấp so với bình quân chung của thế giới. Chính vì vậy, cần thiết phải nâng cao tỷ lệ đất dành cho giao thông thông qua việc giãn dân, không cho phép xây dựng chung cư trong khu nội thành; Từng bước di dời các
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 102
cơ sở trường học và bệnh viện ra khu vực ngoại thành; Tăng cường xây dựng thêm các tuyến đường mới, đất dành cho giao thông tĩnh để tạo khả năng lưu thông của dòng xe tốt hơn.
- Cải thiện hệ thống giao thông công cộng: Hiện này, các phương tiện cơ giới cá nhân như: ô tô, xe máy... đang đảm nhận vai trò vận tải chính tại Hà Nội nói riêng và trên địa bàn cả nước nói chung. Hạ tầng giao thông công cộng chỉ có xe buýt nên đã không đảm nhận được hết vai trò vận tải trong đô thị, hệ thông đường sắt đô thị và tàu điện ngầm mới được bắt đầu triển khai. Cùng với sự tăng dân số đô thị đã tạo ra áp lức rất lớn đến giao thông khu vực cũng như chất lượng không khí khu vực. Chính vì vậy việc tăng cường phương tiện giao thông công cộng như: xe buýt, xe điện,... Cùng với đó, tiến tới đa dạng hóa các loại hình phương tiện giao thông công cộng như: Tàu điện ngầm, tàu điện trên cao.... là hết sức cần thiết. Bên cạnh đó, hệ thống giao thông công cộng cần bắt buộc áp dụng các nhiên liệu sạch như: Khí hóa lỏng, xăng – dầu sinh học, điện...
Giám sát chất lượng môi trường không khí xung quanh
Hướng tới việc xây dựng các chương trình giám sát ô nhiễm cho đối với nguồn thải là giao thông nhằm theo dõi và đánh giá tình trạng chất lượng không khí tại các trục giao thông trọng yếu, nhất là tại các đô thị lớn. Thông qua việc đầu tư xây dựng mạng lưới các trạm quan trắc môi trường không khí đô thị theo hướng tiên tiến, hiện đại, đặc biệt với các trạm quan trắc không khí tự động và di động. Nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, nhân việc trực tiếp làm công tác quan trắc. Tăng cường việc xây dựng cơ sở dữ liệu và diễn biến chất lượng không khí tại các nút giao lớn, ven trục giao thông trọng yếu nhằm cung cấp thông tin, số liệu quan trắc môi trường không khí, số liệu kiểm kê nguồn phát thải cho các bộ ngành, địa phương, người dân và đơn vị có nhu cầu. Hướng tới phổ cập nguồn tin này để có sự đồng thuận và vào cuộc của toàn xã hội.
Kiểm soát các hoạt động xây dựng nhằm đảm bảo vệ sinhđô thị
Ở cả hầu hết các vị trí nghiên cứu đều ghi nhận tình trạng bụi trong không khí ở ngưỡng báo động. Một trong những nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng này là do hoạt động xây dựng công trình giao thông và dân dụng đang diễn ra sôi động ở
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 103
hầu khắp các thành phố này. Hằng này, dòng xe vận chuyển vật liệu và phế thải xây dựng ra vào thành phố không được che phủ tốt dẫn tới rơi vãi ra đường, phát tán bụi ra xung quanh. Điều này đặc biệt nghiêm trọng trong điều kiện thời tiết khô nóng, lượng bụi lớn nhất được ghi nhận nhiều ở các tuyến đường vành đài, các trục hướng tâm. Thực tế này đòi hỏi cần quản lý, giám sát chặt chẽ hơn đối với công tác bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng các công trình bên trong khu đô thị nhằm hạn chế phát sinh bụi. Cùng với đó, việc vệ sinh, tưới nước rửa đường phố cần được thực hiện thường xuyên với tần suất nhiều lần trong ngày nhằm giảm phát sinh bụi cuốn từ mặt đường.
Xây dựng khung thể chếđể thực hiện quản lý môi trường không khí đô thị
Các thành phố nhanh chóng xây dựng, ban hành và áp dụng quy chế BVMT không khí đô thị. Quy chế này cần quy định rõ trách nhiệm của các ngành, lĩnh vực hoạt thộng ở đô thị trong việc phát thải vào không khí, ngăn chặn kịp thời các tác động xấu, góp phần chặn đà suy giảm chất lượng môi trường không khí đô thị hiện nay. Tìm kiếm nguồn kinh phí từ các tổ chức quốc tế và các nước cho các hoạt động quản lý và bảo vệ chất lượng không khí đô thị. Xây dựng danh sách các dự án ưu tiên về BVMT không khí để tranh thủ sự hỗ trợ ODA.
3.4.2. Các giải pháp cụ thể cho từng nút giao
3.4.2.1. Nút giao Cổ Nhuế
Qua kết quả đánh giá thực tế tại vị trí nghiên cứu, một số giải pháp cần đề xuất nhằm giảm thiểu các tác động đến chất lượng không khí bởi hoạt động giao thông như:
Cần đẩy nhanh việc thực hiện dự án xây dựng đường trên cao nhằm tách dòng xe có thể tích và trọng tải lớn như: Xe chở vật liệu xây dựng, xe container, xe tải chở hàng, xe khách liên tỉnh... nhằm giảm thiểu việc ách tắc giao thông; Cần kiểm soát chặt chẽ việc tuân thủ che phủ giảm thiểu bụi đối với các xe tải chở vật liệu xây dựng;
Kiểm soát việc rửa xe chở vật liệu xây dựng đi ra từ những công trình xây dựng trên trục đường vành đai III nhằm hạn chế việc lôi đất, cát từ các công trình xây dựng ra đường dẫn tới tăng khả năng phát sinh bụi;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 104
Thực hiện phân làn xe triệt để nhằm tạo khă năng thông qua cho dòng phương tiện giao thông;
Tăng mặt độ cây xanh hai bên đường nhằm giảm bụi phát tán đến nhà dân hai bên đường;
Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường trên tuyến đường.
3.4.2.2. Nút giao Kim Liên
Hiện nay, nút giao Kim Liên có khả năng đáp ứng tốt nhất cho việc di chuyển của dòng xe trong số ba vị trí nghiên cứu thuộc phạm vi đề tài. Chính vì vậy, hiếm khi xảy ra tình trạng ách tắc giao thông tại đây (ngoại trừ hầm Kim Liên). Mặc dù vậy, tại một số thời điểm khác nhau vẫn xảy ra việc ô nhiễm không khí cục bộ trong khu vực nút giao. Một số đề xuất nhằm tháo gỡ tình trạng trên như sau:
Cần tăng cường công tác quản lý xe chở vật liệu xây dựng ra vào cửa ngõ này nhằm thiểu việc phát tán bụi;
Điều chỉnh thời gian dừng chờ đèn đỏ phù hợp nhằm tránh xảy ra hiện tượng dừng chờ đèn đỏ quá lâu làm gia tăng phát sinh khí thải;
Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường đường phố.
3.4.2.3. Nút giao Cầu Giấy
Nút giao Cầu Giấy nằm trên tuyến đường vành đai II và tuyến đường trục hướng tâm của thành phố Hà Nội, chính vì vậy lưu lượng giao thông qua lại hàng ngày tương đối lớn, tuy vậy do nút giao có bề rộng lớn nên ít xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, do lưu lượng xe qua lại lớn nên vẫn xảy ra tình trạng ô nhiễm không khí ở tại một số thời gian cao điểm cao điểm trong ngày. Một số biện pháp giảm thiểu được đề xuất như sau:
Cần tăng cường công tác quản lý xe chở vật liệu xây dựng ra vào cửa ngõ này