8. Những hạn chế của đề tài
1.4.5 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ
1.4.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời:
Chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Tỉ suất lợi nhuận VLĐ:
Tỷ suất sinh lời
của vốn CSH (ROE)
Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu bình quân
Lợi nhuận sau thuế
*
=
Doanh thu thuần
Tỷ suất sinh lời của vốn CSH (ROE)
Hệ số vòng quay của vốn chủ sở hữu
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu thuần
= *
Hcđ = Doanh thu
Vốn cố định bình quân sử dụng trong kỳ
Hhl = VCĐ bình quân trong kỳ
Doanh thu trong kỳ.
Hhq = Lãi ròng trong kỳ
VCĐ bình quân trong kỳ.
Tỉ suất lợi nhuận VLĐ = Lợi nhuận sau thuế Tổng GT VLĐ bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh, với một đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ, Công ty sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động:
Muốn phản ánh được hiệu quả về nâng cao sử dụng vốn lưu động, chúng ta dùng chỉ tiêu hiệu suất luân chuyển vốn lưu động. Đây là chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá chất lượng công tác cung ứng sản xuất, tiệu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không hợp lý, các khoản vật tư dự trữ sử dụng tốt hay xấu. Chỉ tiêu này cho thấy một đồng vốn lưu động bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Trị giá của chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ vốn lưu động quay càng nhanh. Đó là kết quả của việc quản lý vốn hợp lý trong các khâu dự trữ, tiêu thụ và thanh toán, tạo tiền đề cho tình hình tài chính lành mạnh.
- Hàm lượng VLĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh: Để có 1 đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng VLĐ. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều.
1.4.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tốc độ luân chuyển VLĐ:
Việc quay nhanh vốn lưu động có ý nghĩa không chỉ tiết kiệm vốn mà còn nâng cao khả năng sinh ra tiền, nâng cao lợi nhuận của doanh nghiệp. Hiệu suất luân chuyển vốn lưu động được xem xét qua nhiều chỉ tiêu thể hiện tốc độ luân chuyển lưu động như số vòng quay bình quân của vốn lưu động hoặc hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, số ngày bình quân của một vòng quay vốn lưu động.
Hiệu suất sử dụng VLĐ = Doanh thu thuần
Tổng giá trị VLĐ bình quân
Hàm lượng VLĐ = VLĐ bình quân trong kỳ Tổng doanh thu.
Số vòng quay bình quân của VLĐ =
Doanh thu thuần Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này cho biết tài sản lưu động quay được mấy vòng trong kỳ, nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của doanh nghiệp càng cao và ngược lại, chỉ tiêu này còn gọi là hệ số luân chuyển.
Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Hệ số này càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển vốn càng lớn và chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn lưu động càng cao.
1.4.5.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng cung ứng bộ phận cấu thành VLĐ. VLĐ.
- Hiệu suất SDT&TĐT
Bộ phận cấu thành VLĐ bao gồm tiền và nợ phải thu.
Chỉ tiêu này cho thấy với một đồng tiền (tiền mặt tại quỹ, TGNH hay các khoản tương đương tiền) bỏ vào hoạt động kinh doanh, Công ty sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu.
Hiệu suất này càng lớn chứng tỏ Công ty sử dụng hiệu quả lượng tiền vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Hiệu suất sử dụng các khoản phải thu.
Chỉ tiêu này cho thấy để tạo ra 1 đồng doanh thu thì Công ty phải thu khách hàng là bao nhiêu.
1.4.5.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán.
Phân tích tình hình thanh toán. Số ngày bình quân của một
vòng quay VLĐ
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần 360 (ngày / vòng)
= *
Hiệu suất SDT&TĐT=
Tiền & TĐT Doanh thu thuần
Hiệu suất sử dụng các khoản phải thu =
Các khoản phải thu Doanh thu thuần
Phân tích tình hình thanh toán là đánh giá tính chất hợp lý về sự biến động của các khoản phải thu, phải trả, tìm ra những nguyên nhân dẫn đến sự đình trệ trong thanh toán nhằm giúp doanh nghiệp làm chủ tình hình tài chính, đảm bảo sự phát triển của doanh nghiệp.
- Phân tích các khoản phải thu.
Các khoản phải thu của doanh nghiệp bao gồm: Nợ phải thu, tạm ứng, các khoản ký quỹ, ký cược dài hạn, ngắn hạn:
Chỉ tiêu này phản ánh với tổng nguồn vốn được huy động thì có bao nhiêu phần trăm vốn thực chất tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh, phản ánh độ vốn bị chiếm dụng của doanh nghiệp, nếu tỷ lệ này tăng trưởng đó là biểu hiện không tốt.
Để thấy rõ hơn tình hình thu hồi công nợ ta cần so sánh tổng giá trị từng khoản thu giữa đầu năm và cuối năm.
- Phân tích các khoản phải trả.
Để phân tích các khoản nợ phải trả trước hết: Tính ra chỉ tiêu tỷ số nợ, chỉ tiêu này phản ánh mức độ nợ trong tổng tài sản doanh nghiệp, từ đó cho thấy trong tổng tài sản sở hữu thực chất của doanh nghiệp là bao nhiêu. Nếu tỷ lệ số nợ tăng lên, mức độ nợ cần thanh toán nhanh, điều này ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ =
Để thấy được tình hình chi trả ta cần so sánh tổng nợ phải trả với từng khoản nợ phải trả giữa đầu năm và cuối năm.
Phân tích khả năng thanh toán.
Tình tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua khả năng thanh toán, nếu tài chính doanh nghiệp tốt thì khả năng thanh toán cao và ngược lại, để làm rõ ràng hơn ta đi vào phân tích từng chỉ tiêu của khả năng thanh toán.
Tổng số nợ phải trả Tổng tài sản
*100%
∑ giá trị các khoản phải thu ∑ nguồn vốn
* 100 % Tỷ lệ giữa ∑ giá trị các khoản
Các tỷ số phản ánh khả năng thanh toán, nhằm đánh giá trực tiếp khả năng thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp, cung cấp những dấu hiệu liên quan đến việc xem xét liệu doanh nghiệp có thể trả nợ ngắn hạn khi đến hạn trả hay không. Vì vậy thực chất của việc phân tích cân bằng tài chính ngắn hạn là đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Khả năng thanh toán hiện hành là thước đo khả năng có thể trả nợ trong niên hạn
của doanh nghiệp, nó chỉ ra mức độ và phạm vi thanh toán nợ đối với các chủ nợ, các nhà đầu tư ngắn hạn để họ lựa chọn và quyết định đầu tư, đồng thời giúp cho doanh nghiệp biết được khả năng chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền để đáp ứng cho mọi nhu cầu của doanh nghiệp.
Khả năng thanh toán hiện hành =
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đảm bảo của tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn đối với nợ ngắn hạn của doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng đáp ứng ngay các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn và ngược lại. Tuy nhiên hệ số quá cao hay quá thấp đều không tốt vì nó gây ra hiện tượng ứ động vốn hay thiếu vốn không đủ để tài trợ cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn, nhưng trong chỉ tiêu này hàng tồn kho là tài sản khó đổi nhanh thành tiền. Khả năng thanh toán hiện hành càng cao thì càng tốt nhưng nếu quá cao (tài sản ngắn hạn quá nhiều) mà trong khi đó nợ lại quá thấp thì sẽ làm giảm khả năng sinh lời của công ty.
- Khả năng thanh toán nhanh là công cụ hỗ trợ bổ sung cho chỉ tiêu khả năng thanh
toán hiện hành đánh giá về khả năng thanh toán. Chỉ tiêu này giống với chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành ngoại trừ đặc điểm không có hàng tồn kho trên tử số vì hàng tồn kho thuộc loại tài sản có tính khả nhượng thấp nhất trong số các tài sản ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh =
Hoặc:
TSNH + Phải thu khách hàng Nợ ngắn hạn.
TSNH Nợ ngắn hạn.
Khả năng thanh toán nhanh =
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn có tính chuyển hoá thành tiền nhanh nhất. - Số vòng quay các khoản phải thu cung cấp nguồn thông tin nội bộ về chất lượng
khoản phải thu khách hàng và mức độ hiệu quả của công ty trong hoạt động thu nợ.
Số vòng quay các khoản phải thu =
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng chuyển đổi thành tiền của khoản phải thu, nếu vòng quay của khoản phải thu càng lớn thể hiện khả năng chuyển đổi thành tiền của doanh nghiệp vàng cao và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, nếu số vòng quay của khoản phải thu quá cao cũng không tốt vì nó ảnh hưởng đến doanh thu của doanh nghiệp, do doanh nghiệp áp dụng phương thức bán hàng chặt chẽ.
- Kỳ thu tiền bình quân là khoảng thời gian bình quân mà phải thu khách hàng của
công ty có thể chuyển thành tiền.
Kì thu tiền bình quân =
Về mặt tài chính: Chỉ tiêu này xem xét mức độ thu hồi vốn bị chiếm dụng, tìm cách đưa nhanh vốn vào đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh.
Về mặt quản lý: Đánh giá công tác quản lý nợ phải thu khách hàng của doanh nghiệp cũng như chính sách tín dụng chấp thuận cho khách hàng.
Số ngày trong năm
Số vòng quay khoản phải thu DT thuần
Khoản phải thu bình quân. Tiền + Các khoản phải thu
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH MTV XỔ SỐ KIẾN THIẾT DAKLAK.
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY.
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết ĐăkLăk.
Công ty Xổ số kiến thiết ĐăkLăk trước đây là Ban Quản Lý Xổ Số thuộc Sở Tài Chính ĐăkLăk được thành lập từ năm 1978 đến năm 1991. Đầu năm 1992 được chuyển đổi thành doanh nghiệp nhà nước có tên là Công ty Xổ số kiến thiết ĐăkLăk. Đến năm 2008, theo quyết định 2994/QĐ-UBND ngày 7/11/2008 của Chính phủ phê duyệt điều lệ và phương án chuyển đổi Công ty Xổ số kiến thiết ĐăkLăk. thành Công ty TNHH Một TV Xổ số kiến thiết ĐăkLăk.
Công ty TNHH Một TV Xổ số kiến thiết ĐăkLăk là một doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ đặc biệt về các loại hình xổ số kiến thiết trên địa bàn tỉnh và 14 tỉnh khu vực Miền Trung & Tây Nguyên (thị trường chung khu vực Miền Trung & Tây Nguyên kể từ ngày 01/01/2005).
Tên giao dịch: CÔNG TY XỔ SỐ KIẾN THIẾT ĐAKLAK.
Tên giao dịch tiếng Anh: DAKLAK LOTTERY GOVERNMENT LIMITED COMPANY.
Công ty đặt trụ sở tại số: 02 Đinh Tiên Hoàng - Thành Phố Buôn Ma Thuột - Tỉnh ĐăkLăk.
Điện thoại: 05003 859081. Số Fax: 05003 853654. Email: xsktdaklak@vnn.vn
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH Một TV Xổ số kiến thiết ĐăkLăk. số kiến thiết ĐăkLăk.
Công ty TNHH Một TV Xổ số kiến thiết ĐăkLăk là một doanh nghiệp hoạt động có tính chất dịch vụ (là một doanh nghiệp công ích), nó không tự tạo ra của cải vật chất cho xã hội như các ngành sản xuất kinh doanh khác mà nó làm nhiệm vụ điều tiết thu nhập quốc dân sẵn có để góp phần vào việc tăng doanh thu cho ngân sách Nhà nước.
Nhiệm vụ kinh doanh của Công ty là làm thế nào để có được số thu nộp ngân sách nhiều nhất góp phần vào việc thúc đẩy sự nghiệp xây dựng, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà. Hàng năm phải huy động hàng chục tỷ đồng để xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, giáo dục, y tế địa phương cũng như huy động vốn đáp ứng các mục tiêu kinh tế xã hội.
Bên cạnh đó việc kinh doanh của Công ty còn mang lại công ăn việc làm cho hàng ngàn người dân lao động, trẻ em cơ nhỡ, những người dân không có vốn kinh doanh, từ đó làm giảm đi phần nào tệ nạn xã hội.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh.
Cơ cấu tổ chức quản lý của Công ty là tổng thể các bộ phận khác nhau có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, có trách nhiệm và quyền hạn nhất định, được bố trí nhằm đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý.
Hiện Công ty đang áp dụng kiểu cơ cấu tổ chức như sau:
Bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến - chức năng. Cơ cấu này phân rõ quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng và trách nhiệm của từng phòng ban, phân chia rõ ràng và trọn vẹn cho từng bộ phận.
Ghi chú:
---> : Quan hệ phối hợp. →: Quan hệ chỉ đạo.
Trong mô hình này Chủ tịch Công ty sẽ kiêm Giám đốc Công ty với nhiệm kỳ 5 năm; Kiểm soát viên với nhiệm kì 3 năm, có thể kiêm nhiệm.
Từ sơ đồ trên ta thấy được quyền hạn, nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban và trách nhiệm của từng người trưởng bộ máy quản lý thể hiện rõ như sau:
Giám đốc: Thực hiện nghị quyết của chi bộ, triển khai công tác cho các phòng ban và đoàn thể, chỉ đạo trực tiếp các phòng ban, bộ phận, điều hành mọi hoạt động của Công ty, là người đầu tiên chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động của Công ty.
Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cẩn trọng trong quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài chính. Thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính theo các định kỳ của Công ty.
GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC PHÒNG KẾ TOÁN - TÀI VỤ PHÒNG TỔ CHỨC - HÀNH CHÍNH PHÒNG KẾ HOẠCH - PHÁT HÀNH CHI NHÁNH TẠI CÁC HUYỆN KIỂM SOÁT VIÊN VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN TẠI CÁC TỈNH
Phó Giám đốc: Là người giúp cho Giám đốc thực hiện nhiệm vụ điều hành Công ty, xử lý những công việc được Giám đốc uỷ quyền, chịu trách nhiệm trước Giám đốc và Chi bộ về những nhiệm vụ của mình.
Phòng Tổ chức - Hành chính: Tổ chức và quản lý nhân sự, bố trí lao động, quy hoạch cán bộ, quản lý lao động - tiền lương; quản lý tài sản, thiết bị văn phòng, quản trị hành chính...
Phòng Kế hạch - Phát hành: Xây dựng kế hoạch kinh doanh tháng, quý, năm. Tổ chức công tác quảng cáo, tiếp thị, mở rộng mạng lưới đại lý bán buôn, bán lẻ... trên thị trường chung. Căn cứ khả năng và điều kiện của từng đại lý, Công ty có kế hoạch từ đầu năm phân phối vé cho các đại lý. Hàng tháng, dựa vào tỉ lệ tiêu thụ và phương thức trả ế của từng đại lý mà Công ty có kế hoạch điều chỉnh cụ thể.
Phòng Kế toán - Tài vụ: Quản lý công tác tài chính - kế toán tại Công ty, tổng hợp và báo cáo kết quả kinh doanh, hiệu quả quản lý và sử dụng vốn ...
Chi nhánh các huyện và Văn phòng đại diện các tỉnh: Quản lý các tổng đại lý trên địa bàn, tiếp cận và mở rộng mạng lưới đại lý, theo dõi, đôn đốc thu nợ đại lý...
2.1.4. Đặc điểm hoạt động của Công ty TNHH Một TV Xổ số kiến thiết ĐăkLăk.
Với môi trường kinh doanh trong một địa bàn dân cư sống thưa thớt mà phần đông lại có thu nhập thấp, bên cạnh đó khi tham gia vào thị trường xổ số chung từ đầu năm 2005 theo Quyết định số 2283/QĐ-BTC 21/07/2004 của Bộ Tài chính, một phần do còn mới mẻ trong phương thức hoạt động của các công ty trong khu vực, tình hình kinh doanh của mỗi tỉnh có khác nhau, làm cho hoạt động của Công ty TNHH Một TV Xổ số kiến thiết ĐăkLăk gặp không ít khó khăn trong việc huy động những đồng tiền