8. Những hạn chế của đề tài
2.2.2. Phân tích, đánh giá hiệu quả kinhdoanh của Công ty
2.2.2.1 Tỉ suất lợi nhuận trên chi phí.
Tỉ suất lợi nhuận (sau thuế) trên chi phí =
Bảng 2.3: Bảng tỉ suất lợi nhuận trên chi phí giai đoạn 2010 – 2012.
Đơn vị: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
±∆ % ±∆ %
Chi phí 197.860 234.116 241.920 36.256 18,32 7.804 3,33
LNST 16.160 20.036 25.458 3.876 23,98 5.422 27,06
TS LN/CP 8,16 8,55 10,52 0,39 4,78 1,97 23,04
(Nguồn: P.Kế toán – Tài vụ)
Nhận xét: Từ kết quả trên ta thấy:
- Năm 2010, trong kì kinh doanh, Công ty bỏ ra 1 đồng chi phí, sẽ thu được 0,0816 đồng lợi nhuận.
Lợi nhuận sau thuế Tổng chi phí.
- Năm 2011, nếu bỏ ra 1 đồng chi phí sẽ thu được 0,0855 đồng lợi nhuận, tăng 0,0039 đồng so với năm 2010, tức tăng 4,78%.
- Năm 2012, trong kì kinh doanh, Công ty bỏ ra 1 đồng chi phí, sẽ thu được 0,1052 đồng lợi nhuận. Mức tăng tương đối cao so với giai đoạn 2010-2011. Tăng 0,0197 đồng, chiếm 23,04% so với năm 2011.
Việc gia tăng chi phí là do hoạt động đầu tư, nâng cấp các văn phòng đại diện, lợi nhuận từ đó cũng có chiều hướng gia tăng đáng kể. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty đã tiết kiệm được một lượng chi phí lớn nhưng mang về lợi nhuận cao hơn nhiều.
2.2.2.2. Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu. Tỉ suất lợi nhuận (sau thuế) trên doanh thu = Tỉ suất lợi nhuận (sau thuế) trên doanh thu =
Bảng 2.4: Bảng tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty giai đoạn 2010 - 2012. Đơn vị: Triệu đồng
(Nguồn: P.Kế toán – Tài vụ)
Nhận xét: Tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu thể hiện, trong một kỳ kinh doanh, nếu có 1
đồng doanh thu thì sẽ có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Có thể thấy tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu của Công ty liên tục tăng. Năm 2010 là 5,6%, tức với 1 đồng doanh thu, Công ty có 0,056 đồng lợi nhuận.
- Đến năm 2011, tỉ lệ này tăng thêm 0,32%, thành 5,92%, tức với 1 đồng doanh thu, Công ty thu được 0,0592 đồng lợi nhuận.
2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
±∆ % ±∆ %
DT 289.076 338.672 387.423 49.596 17,1 48.751 14,39
LNST 16.160 20.036 25.458 3.876 23,98 5.422 27,06
TS LN/ DT(%) 5,60 5,92 6,57 0,32 5,72 0,65 10,98
Lợi nhuận sau thuế
- Năm 2012, với 1 đồng doanh thu, Công ty thu được 0,0675 đồng lợi nhuận. Tăng 0,065 đồng so với năm 2011. Sự tăng trưởng này chứng tỏ hiệu quả hoạt động của Công ty đang không ngừng phát triển. Giải thích cho sự tăng trưởng này chủ yếu dựa trên hoạt động đầu tư, nâng cấp các đại lý, tăng cường hoạt động tiêu thụ tại các thị trường trọng điểm và việc tạo mối quan hệ với các đại lý, góp phần gia tăng lọi nhuận cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
2.2.3. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.
Bảng Cân đối kế toán.
Bảng 2.5: Bảng cân đối kế toán năm 2010, 2011, 2012.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 2012
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
I.Tài sản 48.200 100 53.980 100 56.300 100 1.TSLĐ & ĐTNH 29.650 61,51 33.480 62,03 34.120 60,61 2.TSCĐ & ĐTDH 18.550 38,49 20.500 37,97 22.180 39,39 II.Tổng nguồn vốn 48.200 100 53.980 100 56.300 100 1.Nợ phải trả 14.670 30,44 17.435 32,31 18.150 32,23 2. Nguồn vốn CSH 33.530 69,56 36.545 67,69 38.150 67,77
(Nguồn: P.Kế toán -Tài vụ)
Thông qua bảng cân đối kế toán chúng ta rút ra được những nhận định như sau:
- Tài sản: Tăng dần theo các năm. Năm 2010, tổng tài sản là 48.200 triệu đồng, đến năm 2011 tăng thành 53.980 triệu, tăng 5.780 triệu đồng, tăng 11,99%. Năm 2012
tổng tài sản là 56.300 triệu đồng, tăng 2.320 triệu so với năm 2011, tương ứng với 4,3%. Cụ thể:
+ TSLĐ & ĐTNH: Có thể nhận thấy TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản vốn của Công ty. Năm 2010, TSLĐ & ĐTNH đạt 29.650 triệu đồng, chiếm 61,51% trong tổng tài sản. Năm 2011, TSLĐ & ĐTNH tăng lên thành 33.480 triệu đồng, chiếm 62,03%, tăng 3.830 triệu đồng so với năm 2010. Đến năm 2012, TSLĐ & ĐTNH tăng lên thành 34.120 triệu đồng, chiếm 60,61%, tăng 640 triệu đồng. Mức tăng năm 2012 chậm hơn mức tăng của TSCĐ & ĐTDH nên tỉ trọng TSLĐ có giảm chút ít so với năm 2011.
+ TSCĐ & ĐTDH: tăng dần theo các năm. Năm 2010, TSCĐ & ĐTDH là 18.550 triệu đồng, chiếm 38,49%. Đến năm 2011, tăng lên thành 20.500 triệu đồng, tăng 1.950 triệu, tương ứng với mức tăng là 10,51%. Năm 2012, TSCĐ & ĐTDH là 22.180 triệu đồng, chiếm 39,39%.
- Tổng nguồn vốn: Nguồn VCSH chiếm tỉ trọng cao hơn nhiều nợ phải trả.
+ Nợ phải trả: Là khoản nợ mà Công ty nợ khách hàng, nợ người lao động, các khoản thuế. Năm 2010, nợ phải trả của Công ty là 14.670 triệu đồng, tương đương với 30,44%. Năm 2011, nợ phải trả tăng lên thành 17.435 triệu đồng, chiếm 32,31%. Đến năm 2012, nợ phải trả là 18.150 triệu đồng, chiếm 32,23%, tuy nợ phải trả tăng nhưng tỉ trọng lại giảm so với năm 2011. Nhìn chung nợ phải trả của Công ty tăng chứng tỏ các hoạt động vay nợ dài hạn và ngắn hạn của Công ty tăng, phục vụ nhu cầu gia tăng, mở rộng thị trường cũng như đầu tư các khoản mục.
+ Nguồn vốn CSH: chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn. Năm 2010, VCSH là 33.530 triệu đồng, chiếm 69,56% trong tổng nguồn vốn. Năm 2011, VCSH tăng thêm 3.015 triệu đồng, thành 36.545 triệu đồng, chiếm 67,69%. Năm 2012, VCSH là 38.150 triệu đồng, chiếm 67,77% trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Sự gia tăng này là do sự gia tăng của vốn đầu tư CSH, Công ty cũng gia tăng các khoản quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng, phúc lợi ngày được Công ty quan tâm nhiều hơn.
2.2.4. Nguồn vốn tại Công ty.
Bảng 2.6: Tình hình về nguồn vốn của Công ty qua 3 năm 2010, 2011, 2012. ĐVT: Triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu
Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ(%) I. Nợ phải trả 14.670 30,44 17.435 32,31 18.150 32,23
1. Nợ ngắn hạn 10.487 21,75 11.320 20,97 11.880 21,10
2.Nợ dài hạn 4.183 8,69 6.115 11,34 6.270 11,13
II. Nguồn vốn CSH 33.530 69,56 36.545 67,69 38.150 67,77
1. Vốn chủ sở hữu 31.450 65,25 33.752 62,52 35.096 62,33 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 2.080 4,31 2.793 5,17 3.054 5,44
Tổng nguồn vốn 48.200 100 53.980 100 56.300 100
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
Nhận xét: Qua bảng phân tích trên ta thấy kết cấu nguồn vốn của Công ty qua các năm có sự thay đổi như sau:
- Về nợ phải trả: Trong 3 năm qua, nợ phải trả của Công ty liên tục tăng. Cụ thể: + Nợ ngắn hạn của Công ty liên tục tăng, năm 2010 là 10.487 triệu đồng, chiếm 21,75% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2011, nợ ngắn hạn tăng lên thành 11.320 triệu đồng, tăng 833 triệu đồng. Năm 2012, nợ ngắn hạn là 11.880 triệu đồng, chiếm 21,10%. Có thể thấy tuy nợ ngắn hạn có tăng, nhưng tỷ trọng lại giảm. Điều này cho thấy Công ty đang tích cực trong việc đáp ứng các hoạt động kinh doanh ngắn hạn như phải trả người bán, các khoản dự phòng nợ ngắn hạn khác…
+ Nợ dài hạn: tăng theo các năm, theo đó năm 2010, nợ dài hạn là 4.183 triệu đồng, chiếm 8,69% trong tổng cơ cấu nguồn vốn. Đến năm 2011, nợ dài hạn tăng lên thành 6.115 triệu đồng, tăng 1.932 triệu đồng, tương ứng với mức tăng là 46,18%. Giải thích cho khoản mục này là do Công ty thực hiện đầu tư TSCĐ vào hoạt động kinh doanh, làm nợ dài hạn tăng lên đáng kể. Đến năm 2012, nợ dài hạn của Công ty là 6.270 triệu đồng, chiếm 11, 13% trong tổng cơ cấu nguồn vốn.
- Nguồn vốn CSH: bao gồm vốn đầu tư của CSH, các quỹ, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Nguồn VCSH tăng dần theo các năm. Cụ thể:
+ Vốn CSH: chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Công ty. Năm 2010, VCSH là 31.450 triệu đồng, chiếm 65,25% trong tổng nguồn vốn. Đến năm 2011 nó tăng lên thành 33.752 triệu đồng, chiếm 62,52%, tức tăng 2.302 triệu đồng, mức tăng tương ứng là 7,32%. Năm 2012, VCSH là 35.096 triệu đồng, tăng 1.344 triệu đồng, chiếm 62,33% trong tổng nguồn vốn.
+ Nguồn kinh phí và quỹ khác: bao gồm các quỹ khen thưởng, nguồn kinh phí…. Việc gia tăng nguồn quỹ là khoản mục mà Công ty quan tâm, làm sao tạo được động lực thúc đẩy CNV-LĐ trong Công ty làm việc có hiệu quả, gia tăng lợi nhuận. Theo đó, năm 2010, nguồn kinh phí và quỹ là 2.080 triệu đồng, chiếm 4,31% trong tổng nguồn vốn, nhưng đến năm 2011, nó đã tăng lên thành 2.793 triệu đồng, chiếm 5,17% trong tổng nguồn vốn. Sang năm 2012, tăng thêm 261 triệu đồng, thành 3.054 triệu đồng, chiếm 5,44%.
Tóm lại nợ phải trả và nguồn vốn CSH của Công ty đều tăng. Đó là do quy mô cũng như sự phát triển của Công ty, hoạt động vay nợ được thực hiện để đảm bảo hoạt động kinh doanh được diễn ra bình thường.
2.2.5. Tình hình quản lý và sử dụng tài sản của Công ty. 2.2.5.1 Cơ cấu tài sản tại Công ty. 2.2.5.1 Cơ cấu tài sản tại Công ty.
Bảng 2.7: Bảng cơ cấu tài sản tại Công ty giai đoạn 2010-2012
Đơn vị : Triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu
Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%) Tổng giá trị tài sản 48.200 100 53.980 100 56.300 100
I. TSLĐ & ĐTNH 29.650 61,51 33.480 62,02 34.120 60,60
1. Tiền và các khoản
tương đương tiền 13.130 27,24 16.290 30,17 18.150 32,23
2. Nợ phải thu 14.180 29,4 14.489 26,84 14.385 25,55
3. TSLĐ khác 2.340 4,87 2.701 5.,01 2.875 2,82
II. TSCĐ & ĐTDH 18.550 38,49 20.500 37,98 22.180 39,4
2. TSCĐ 13.130 27,24 14.220 26,34 16.070 28,55 3.Tài sản dài hạn khác 1.200 2,29 1.302 2,41 1.100 1,95
4. Đầu tư TC dài hạn 0 0 0
(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: TSNH chiếm tỉ trọng cao hơn nhiều so với TSDH. Cụ thể:
- Đối với TSLĐ &ĐTNH:
+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Đây là khoản mục chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu TSLĐ. Năm 2010, đạt 13.130 triệu đồng, chiếm 27,24% trong tổng tài sản. Năm 2011 tăng lên thành 16.290 triệu đồng, chiếm 30,8%, cao hơn năm 2010 là 3.160 triệu đồng. Năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền là 18.150 triệu đồng, chiếm 32,23% trong tổng tài sản.
+ Nợ phải thu là khoản tiền Công ty phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ…Trong 3 năm nợ phải thu tăng, giảm không đều nhau, cụ thể, năm 2010, nợ phải thu là 14.180 triệu đồng, chiếm 29,4%; đến năm 2011 tăng lên thành 14.489 triệu đồng, chiếm 26,84% trong tổng tài sản; năm 2012 nợ phải thu giảm xuống còn 14.385 triệu đồng, chiếm 25,55% trong tổng tài sản. Khoản nợ phải thu tăng là do hoạt động kinh doanh được mở rộng thêm, nhu cầu của các đại lý ra tăng, từ đó công nợ gia tăng làm khoản phải thu tăng lên đáng kể. Còn giai đoạn 2011-2012, do hoạt động thu hồi nợ được tiến hành nhanh hơn, vì vậy nợ phải thu có giảm chút ít.
- Đối với TSCĐ & ĐTDH:
+ Các khoản phải thu có xu hướng tăng dần theo các năm, việc mở rộng kinh doanh là nguyên nhân khiến các khoản phải thu tăng lên, theo đó, năm 2010, khoản mục này là 4.320 triệu đồng, chiếm 8.96% trong cơ cấu tổng tài sản, tới năm 2011, tăng lên thành 4.979 triệu đồng, năm 2012 là 5.010 triệu đồng.
+ TSCĐ: Năm 2010, TSCĐ là 13.130 triệu đồng, chiếm 27,24% trong cơ cấu tổng tài sản. Năm 2011, TSCĐ là 14.220 triệu đồng, chiếm 26,34% trong tổng tài sản, như vậy xét về cơ cấu thì tài sản cố định có xu hướng giảm dần. Năm 2012, TSCĐ đạt 16.070 triệu đồng, tăng 1.850 triệu đồng, tương ứng tăng 13,1% so với năm 2011.
+ Đầu tư TC dài hạn là khoản mà Công ty chưa chú trọng, hiện Công ty chưa liên doanh, liên kết với Công ty nào. Trong năm 2013, Công ty bắt đầu thực hiện chủ trương liên kết với Công ty in Tài chính, thực hiện mua cổ phần để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Bên cạnh đó thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng khách sạn, chú trọng hơn vào khoản mục đầu tư dài hạn này.
2.2.5.2. Cơ cấu VLĐ tại Công ty.
Bảng 2.8: Bảng cơ cấu VLĐ tại Công ty
Đơn vị : Triệu đồng
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu
Giá trị Tỉ lệ(%) Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%)
TSLĐ & ĐTNH 29.650 100 33.480 100 34.120 100
I. Tiền và Các khoản tương đương tiền
13.130 44,3 16.290 48,65 18.150 53,2
1.Tiền 3.520 11,87 4.356 13,1 5.128 15,1
2.Các khoản tương đương tiền
3.289 11,09 4.059 12,12 4.653 13,6
3.Tiền gửi ngân hàng 6.321 21,3 7.875 23,43 8.369 24,53
II. Các khoản phải thu 14.180 47,82 14.489 43,3 14.385 42,16
1. Phải thu của khách hàng
7.506 25,3 9.026 26,96 9.530 27,9
2.Trả trước cho người bán
5.540 18,72 4.036 12,08 3.575 10,48
3.Phải thu khác 1.134 3,8 1.427 4,26 1.280 3,78
III. TSLĐ khác 2.340 15,8 2.701 16,15 2.875 13,07
(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ)
Nhận xét: Trong cơ cấu TSLĐ & ĐTNH , tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỉ
trọng cao hơn so với các khoản phải thu, tuy nhiên mức độ chênh lệch tương đối thấp. - Tiền và các khoản tương đương tiền: gia tăng theo từng năm.
+ Đối với tiền: Tiền là một phần giá trị vốn lưu động, bao gồm tiền mặt tại Công ty và tiền gửi ngân hàng nhằm chi trả kịp thời cho các hoạt động thanh toán. Lượng tiền này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là rất cao, đồng thời cũng phản ánh được tính chủ động trong các tình huống xảy ra. Tuy nhiên giá trị vốn lưu động bằng tiền không nên quá cao mà nó cần đưa vào hoạt động kinh doanh để tăng
vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn hay dùng để chi trả nợ nhằm giảm chi phí sử dụng vốn.
Lượng tiền chiếm tỉ trọng trung bình trong tổng tài sản lưu động của Công ty và có xu hướng tăng trong 3 năm phân tích. Cụ thể: Năm 2010 là 3.520 triệu đồng, chiếm 11,87% trong cơ cấu TSNH. Năm 2011, tăng lên thành 4.356 triệu đồng, tăng 836 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng mức tăng là 23,75%. Đến năm 2012, lượng tiền là 5.128 triệu đồng, chiếm 15,1% trong tổng cơ cấu TSNH tại Công ty. Lượng tiền mặt tăng theo từng năm để phục vụ nhu cầu chi trả cho các hoạt động cần thiết: trả tiền trúng thưởng nhanh, kịp thời cho khách hàng.
+ Các khoản tương đương tiền cũng gia tăng theo các năm.
+ Tiền gửi ngân hàng: đây là khoản tiền mà Công ty cần dự trữ nhiều nhất. Ngân hàng là nơi mà các đại lý cũng như đối tác thực hiện giao dịch. Địa bàn hoạt động trên diện rộng, việc trả vé trúng thưởng là rất lớn. Năm 2010, tiền gửi ngân hàng đạt 6.321 triệu đồng, chiếm 21,3% trong tổng TSNH. Năm 2011 tiền gửi ngân hàng tăng lên thành 7.875 triệu đồng, tức tăng 1.554 triệu đồng, mức tăng tương ứng 24,58%. Sang tới năm 2012, tiền gửi ngân hàng đạt 8.369 triệu đồng, chiếm 24,53%.
- Các khoản phải thu: Nhìn chung, các khoản phải thu chiếm phần lớn trong tổng tài sản lưu động.
+ Phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong các khoản phải thu chứng tỏ trong năm Công ty đã thu về lượng doanh thu lớn, song cũng phải cho khách hàng nợ nhiều. Năm 2010, các khoản phải thu khách hàng là 7.506 triệu đồng, chiếm 25,3%. Năm 2011, phải thu khách hàng tăng lên thành 9.026 triệu đồng, tăng 1.520 triệu đồng, tương ứng tăng 20,25% so với năm 2010. Năm 2012, khoản mục này tăng lên thành 9.530 triệu đồng, chiếm 27,9% trong tổng TSNH, tăng 504 triệu đồng so với năm 2011. Phải thu khách hàng liên tục tăng, mức tăng nhanh nhất vào giai đoạn 2010-2011. Việc mở rộng địa bàn hoạt động và tăng cường tiêu thụ vé số trên các địa bàn trọng điểm làm công nợ đối với khách hàng tăng lên đáng kể, từ đó khoản phải thu khách hàng tăng theo.
+ Phải thu khác: Tăng dần theo các năm, chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu VLĐ