Tình hình quản lý và sử dụng tài sản của Công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết ĐăkLăk (Trang 57)

8. Những hạn chế của đề tài

2.2.5.Tình hình quản lý và sử dụng tài sản của Công ty

2.2.5.1 Cơ cấu tài sản tại Công ty.

Bảng 2.7: Bảng cơ cấu tài sản tại Công ty giai đoạn 2010-2012

Đơn vị : Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu

Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%) Tổng giá trị tài sản 48.200 100 53.980 100 56.300 100

I. TSLĐ & ĐTNH 29.650 61,51 33.480 62,02 34.120 60,60

1. Tiền và các khoản

tương đương tiền 13.130 27,24 16.290 30,17 18.150 32,23

2. Nợ phải thu 14.180 29,4 14.489 26,84 14.385 25,55

3. TSLĐ khác 2.340 4,87 2.701 5.,01 2.875 2,82

II. TSCĐ & ĐTDH 18.550 38,49 20.500 37,98 22.180 39,4

2. TSCĐ 13.130 27,24 14.220 26,34 16.070 28,55 3.Tài sản dài hạn khác 1.200 2,29 1.302 2,41 1.100 1,95

4. Đầu tư TC dài hạn 0 0 0

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: TSNH chiếm tỉ trọng cao hơn nhiều so với TSDH. Cụ thể:

- Đối với TSLĐ &ĐTNH:

+ Tiền và các khoản tương đương tiền: Đây là khoản mục chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu TSLĐ. Năm 2010, đạt 13.130 triệu đồng, chiếm 27,24% trong tổng tài sản. Năm 2011 tăng lên thành 16.290 triệu đồng, chiếm 30,8%, cao hơn năm 2010 là 3.160 triệu đồng. Năm 2012, tiền và các khoản tương đương tiền là 18.150 triệu đồng, chiếm 32,23% trong tổng tài sản.

+ Nợ phải thu là khoản tiền Công ty phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ…Trong 3 năm nợ phải thu tăng, giảm không đều nhau, cụ thể, năm 2010, nợ phải thu là 14.180 triệu đồng, chiếm 29,4%; đến năm 2011 tăng lên thành 14.489 triệu đồng, chiếm 26,84% trong tổng tài sản; năm 2012 nợ phải thu giảm xuống còn 14.385 triệu đồng, chiếm 25,55% trong tổng tài sản. Khoản nợ phải thu tăng là do hoạt động kinh doanh được mở rộng thêm, nhu cầu của các đại lý ra tăng, từ đó công nợ gia tăng làm khoản phải thu tăng lên đáng kể. Còn giai đoạn 2011-2012, do hoạt động thu hồi nợ được tiến hành nhanh hơn, vì vậy nợ phải thu có giảm chút ít.

- Đối với TSCĐ & ĐTDH:

+ Các khoản phải thu có xu hướng tăng dần theo các năm, việc mở rộng kinh doanh là nguyên nhân khiến các khoản phải thu tăng lên, theo đó, năm 2010, khoản mục này là 4.320 triệu đồng, chiếm 8.96% trong cơ cấu tổng tài sản, tới năm 2011, tăng lên thành 4.979 triệu đồng, năm 2012 là 5.010 triệu đồng.

+ TSCĐ: Năm 2010, TSCĐ là 13.130 triệu đồng, chiếm 27,24% trong cơ cấu tổng tài sản. Năm 2011, TSCĐ là 14.220 triệu đồng, chiếm 26,34% trong tổng tài sản, như vậy xét về cơ cấu thì tài sản cố định có xu hướng giảm dần. Năm 2012, TSCĐ đạt 16.070 triệu đồng, tăng 1.850 triệu đồng, tương ứng tăng 13,1% so với năm 2011.

+ Đầu tư TC dài hạn là khoản mà Công ty chưa chú trọng, hiện Công ty chưa liên doanh, liên kết với Công ty nào. Trong năm 2013, Công ty bắt đầu thực hiện chủ trương liên kết với Công ty in Tài chính, thực hiện mua cổ phần để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh. Bên cạnh đó thực hiện hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng khách sạn, chú trọng hơn vào khoản mục đầu tư dài hạn này.

2.2.5.2. Cơ cấu VLĐ tại Công ty.

Bảng 2.8: Bảng cơ cấu VLĐ tại Công ty

Đơn vị : Triệu đồng

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Chỉ tiêu

Giá trị Tỉ lệ(%) Giá trị Tỉ lệ (%) Giá trị Tỉ lệ (%)

TSLĐ & ĐTNH 29.650 100 33.480 100 34.120 100 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

I. Tiền và Các khoản tương đương tiền

13.130 44,3 16.290 48,65 18.150 53,2

1.Tiền 3.520 11,87 4.356 13,1 5.128 15,1

2.Các khoản tương đương tiền

3.289 11,09 4.059 12,12 4.653 13,6

3.Tiền gửi ngân hàng 6.321 21,3 7.875 23,43 8.369 24,53

II. Các khoản phải thu 14.180 47,82 14.489 43,3 14.385 42,16

1. Phải thu của khách hàng

7.506 25,3 9.026 26,96 9.530 27,9

2.Trả trước cho người bán

5.540 18,72 4.036 12,08 3.575 10,48

3.Phải thu khác 1.134 3,8 1.427 4,26 1.280 3,78

III. TSLĐ khác 2.340 15,8 2.701 16,15 2.875 13,07

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ)

Nhận xét: Trong cơ cấu TSLĐ & ĐTNH , tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỉ

trọng cao hơn so với các khoản phải thu, tuy nhiên mức độ chênh lệch tương đối thấp. - Tiền và các khoản tương đương tiền: gia tăng theo từng năm.

+ Đối với tiền: Tiền là một phần giá trị vốn lưu động, bao gồm tiền mặt tại Công ty và tiền gửi ngân hàng nhằm chi trả kịp thời cho các hoạt động thanh toán. Lượng tiền này càng cao chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty là rất cao, đồng thời cũng phản ánh được tính chủ động trong các tình huống xảy ra. Tuy nhiên giá trị vốn lưu động bằng tiền không nên quá cao mà nó cần đưa vào hoạt động kinh doanh để tăng

vòng quay của vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn hay dùng để chi trả nợ nhằm giảm chi phí sử dụng vốn.

Lượng tiền chiếm tỉ trọng trung bình trong tổng tài sản lưu động của Công ty và có xu hướng tăng trong 3 năm phân tích. Cụ thể: Năm 2010 là 3.520 triệu đồng, chiếm 11,87% trong cơ cấu TSNH. Năm 2011, tăng lên thành 4.356 triệu đồng, tăng 836 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng mức tăng là 23,75%. Đến năm 2012, lượng tiền là 5.128 triệu đồng, chiếm 15,1% trong tổng cơ cấu TSNH tại Công ty. Lượng tiền mặt tăng theo từng năm để phục vụ nhu cầu chi trả cho các hoạt động cần thiết: trả tiền trúng thưởng nhanh, kịp thời cho khách hàng.

+ Các khoản tương đương tiền cũng gia tăng theo các năm.

+ Tiền gửi ngân hàng: đây là khoản tiền mà Công ty cần dự trữ nhiều nhất. Ngân hàng là nơi mà các đại lý cũng như đối tác thực hiện giao dịch. Địa bàn hoạt động trên diện rộng, việc trả vé trúng thưởng là rất lớn. Năm 2010, tiền gửi ngân hàng đạt 6.321 triệu đồng, chiếm 21,3% trong tổng TSNH. Năm 2011 tiền gửi ngân hàng tăng lên thành 7.875 triệu đồng, tức tăng 1.554 triệu đồng, mức tăng tương ứng 24,58%. Sang tới năm 2012, tiền gửi ngân hàng đạt 8.369 triệu đồng, chiếm 24,53%.

- Các khoản phải thu: Nhìn chung, các khoản phải thu chiếm phần lớn trong tổng tài sản lưu động.

+ Phải thu khách hàng chiếm tỉ trọng cao nhất trong các khoản phải thu chứng tỏ trong năm Công ty đã thu về lượng doanh thu lớn, song cũng phải cho khách hàng nợ nhiều. Năm 2010, các khoản phải thu khách hàng là 7.506 triệu đồng, chiếm 25,3%. Năm 2011, phải thu khách hàng tăng lên thành 9.026 triệu đồng, tăng 1.520 triệu đồng, tương ứng tăng 20,25% so với năm 2010. Năm 2012, khoản mục này tăng lên thành 9.530 triệu đồng, chiếm 27,9% trong tổng TSNH, tăng 504 triệu đồng so với năm 2011. Phải thu khách hàng liên tục tăng, mức tăng nhanh nhất vào giai đoạn 2010-2011. Việc mở rộng địa bàn hoạt động và tăng cường tiêu thụ vé số trên các địa bàn trọng điểm làm công nợ đối với khách hàng tăng lên đáng kể, từ đó khoản phải thu khách hàng tăng theo.

+ Phải thu khác: Tăng dần theo các năm, chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu VLĐ tại Công ty.

- Trả trước cho người bán: Là khoản tiền mà Công ty phải trả cho đối tác làm ăn khi mua hàng. Trả trước cho người bán ở đây chủ yếu là cho Công ty In tài chính, nhằm ổn định lượng vé trong kinh doanh. Khoản mục này có xu hướng giảm dần theo các năm, đó là do Công ty được ưu tiên, bộ nợ được nợ lâu hơn.

- TSLĐ khác: Tài sản lưu động khác của Công ty tăng qua các năm, tuy nhiên khoản tài sản này chỉ chiếm tỉ trọng nhỏ trong vốn lưu động, và nó ít khi có biến động lớn, chủ yếu là chi phí trả trước.

2.2.6. Hiệu quả sử dụng vốn trên một số chỉ tiêu. 2.2.6.1 . Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn (ROC): 2.2.6.1 . Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn (ROC):

Bảng 2.9: Bảng hiệu suất sử dụng vốn giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 ±∆ % ±∆ % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu thuần 289.076 338.672 387.42 49.596 17,16 48.751 14,39

VKD bình quân 46.025 51.09 55.14 5.065 11,01 4.05 7,92

HS sử dụng vốn 6,28 6,63 7,03 0,35 5,5 0,4 6,03

(Nguồn: P.Kế toán - Tài vụ)

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: hiệu suất sử dụng vốn của Công ty tăng theo

các năm.

- Trong năm 2010, 1 đồng VKD tạo ra 6,28 đồng doanh thu.

- Năm 2011, 1 đồng vốn kinh doanh tạo ra 6,63 đồng doanh thu, tăng 0,35 đồng so với năm 2010, tăng tương ứng 5,5%.

- Năm 2012, với 1 đồng vốn kinh doanh bình quân, Công ty thu được 7,03 đồng doanh thu, tăng 0,4 đồng so với năm 2011.

ROC =

Vốn kinh doanh bình quân Doanh thu thuần

Có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh của Công ty đạt hiệu quả, quá trình kinh doanh luôn mang về hiệu quả cao, năm sau cao hơn năm trước.

2.2.6.2. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA).

Bảng 2.10: Bảng tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 ±∆ % ±∆ % Tổng tài sản 48.200 53.980 56.300 5.780 11,99 2.320 4,29

Lợi nhuận sau thuế

16.160 20.036 25.458 3.876 23,98 5.422 27,06

ROA (%) 33,52 37,11 45,21 3,59 10,71 8,1 21,82

(Nguồn phòng kế toán tài vụ)

Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy:

- Năm 2010, trong một kì kinh doanh, cứ 1 đồng vốn đưa vào hoạt động kinh doanh sẽ thu được 0,3352 đồng lợi nhuận.

- Năm 2011, trong một kỳ kinh doanh, với một đồng vốn đưa vào hoạt động sẽ thu được 0,3711 đồng lợi nhuận. Tăng 0,0359 đồng so với năm 2010, tương ứng với 10,71%.

- Năm 2012, trong một kỳ kinh doanh, với một đồng vốn đưa vào hoạt động sẽ thu được 0,4521 đồng lợi nhuận, tăng 0,081 đồng so với năm 2011, tương ứng với mức tăng là 21,82%

Như vậy có thể thấy lợi nhuận trên tổng tài sản của Công ty tăng theo từng năm, trong đó giai đoạn 2011-2012 tăng mạnh nhất. Điều này chứng tỏ Công ty hoạt động ngày càng hiệu quả, lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, cần được phát huy.

2.2.6.3. Tỷ suất sinh lời của vốn Chủ sở hữu (ROE). Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản = Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản =

Tổng TS Lợi nhuận sau thuế

*100%

Tỷ suất sinh lời của vốn CSH (ROE) =

Vốn Chủ sở hữu. Lợi nhuận sau thuế

Bảng 2.11: Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu giai đoạn 2010 - 2012. ĐVT: Triệu đồng. 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 ±∆ % ±∆ % LNST 16.160 20.036 25.458 3.876 23,98 5.422 27,06 Vốn CSH 33.530 36.545 38.150 3.015 8,99 1.605 4,40 ROE (%) 48,19 54,82 66,73 6,63 13,75 11,91 21,73 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)

Nhận xét: Chỉ tiêu này cho thấy trong một kỳ kinh doanh, cứ 1 đồng VCSH sẽ tạo

ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.

- Năm 2010, với 1 đồng VCSH tham gia vào hoạt động kinh doanh, Công ty thu được 0,4819 đồng lợi nhuận.

- Năm 2011, tỉ lệ này tăng thêm 0,0663 đồng, thành 0,5482 đồng lợi nhuận, mức tăng tương ứng là 13,75%.

- Năm 2012, với 1 đồng vốn CSH tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 0,6673 đồng lợi nhuận, mức tăng tương đối cao so với giai đoạn 2010-2011.

Có thể thấy doanh lợi VCSH của Công ty tăng theo từng năm. Điều này chứng tỏ Công ty đang sử dụng hiệu quả từng đồng vốn bỏ ra vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Sâu xa hơn đó là do hoạt động quản lý, giao chỉ tiêu của Ban Giám đốc đến các văn phòng đạt hiệu quả cao, doanh thu cũng như lợi nhuận tăng lên đáng kể

2.2.7. Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định. 2.2.7.1. Hiệu suất tài sản cố định. 2.2.7.1. Hiệu suất tài sản cố định.

Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =

Tổng tài sản cố định bình quân. Doanh thu thuần

Bảng 2.12: Hiệu suất sử dụng vốn cố định qua 3 năm 2010, 2011, 2012. ĐVT: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 ±∆ % ±∆ % DT thuần 289.076 338.672 387.423 49.596 17,16 48.751 14,39 TSCĐ bình quân 17.996 19.525 21.340 1.529 8,5 1.815 9,29 Hiệu suất sử dụng VCĐ 16,06 17,35 18,15 1,29 8,03 0,8 4,6

(Nguồn: Phòng Kế toán – Tài vụ)

Nhận xét: Hiệu suất sử dụng vốn cố định thể hiện với một đồng TSCĐ trong kì

kinh doanh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Như vậy qua bảng số liêu trên ta thấy: - Năm 2010, với 1 đồng vốn cố định tham gia vào quá trình kinh doanh sẽ tao ra 16,06 đồng doanh thu.

- Năm 2011, với một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh, sẽ tạo ra 17,35 đồng doanh thu, tăng 1,29 đồng so với năm 2010, mức tăng tương ứng 8,03%. - Năm 2012, với một đồng VCĐ tham gia vào quá trình kinh doanh của Công ty, tạo ra 18,15 đồng doanh thu, tăng 2,09 đồng so với năm 2010 và 0,8 đồng so với năm 2011.

Có thể thấy hiệu suất sử dụng VCĐ của Công ty có sự gia tăng qua các năm, đồng VCĐ tham gia vào kinh doanh mang lại hiệu quả năm sau cao hơn năm trước. Trong đó tăng mạnh nhất là năm 2011. Giải thích cho vấn đề này đó là do Công ty thúc đẩy hoạt động tiêu thụ tại các thị trường trọng điểm cũng như thực hiện chỉ tiêu đối với các văn phòng đại diện, làm doanh thu tăng nhanh, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong Công ty.

2.2.7.2. Hệ số hàm lượng VCĐ:

Hhl = VCĐ bình quân trong kỳ

Ý nghĩa: Với 1 đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng VCĐ. Hhl càng nhỏ càng tốt.

Bảng 2.13: Bảng hệ số hàm lượng VCĐ giai đoạn 2010-2012

ĐVT:Triệu đồng 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu Năm 2010 Năm

2011 Năm 2012 ±∆ % ±∆ % VCĐ bình quân 17.996 19.525 21.340 1.529 8,5 1.815 9,29 Doanh thu thuần 289.076 338.672 387.423 49.596 17,15 48.751 14,41 Hhl (%) 6,23 5,76 5,51 -0,47 -7,5 -0,25 -4,34

(Nguồn: P.Kế toán -Tài vụ)

Nhận xét:

- Năm 2010, HS hàm lượng VCĐ là 6,23, tức để tạo ra một đồng doanh thu cần 0,0623 đồng VCĐ.

- Năm 2011, HS hàm lượng VCĐ của Công ty là 5,76; tức cần 0,0576 đồng VCĐ để tạo ra một đồng doanh thu. Như vậy HS hàm lượng VCĐ giảm so với năm 2010 là 0,47; tương ứng với mức giảm là 7,5%.

- Năm 2012, HS hàm lượng VCĐ của Công ty là 5,51, tức cần 0,051 đồng VCĐ để tạo ra một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này cũng giảm so với năm 2011 0,0025 đồng, chiếm 4,34%.

HS hàm lượng VCĐ giảm dần theo các năm, chứng tỏ Công ty đã sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn cố định vào hoạt động kinhdoanh, cần ít hơn lượng vốn cố định để tạo ra 1 đồng doanh thu.

2.2.7.3. Hệ số hiệu quả sử dụng VCĐ (hệ số lợi nhuận):

H (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hq =

VCĐ bình quân trong kỳ. Lãi ròng trong kỳ

Ý nghĩa: Với 1 đồng VCĐ làm ra bao nhiêu đồng lãi. Hhq càng lớn càng tốt.

Bảng 2.14: Bảng hệ số hiệu quả sử dụng vốn cố định giai đoạn 2010-2012

Nhận xét: Hiệu quả sử dụng vốn cố định tăng dần theo các năm, trong đó tăng nhanh

nhất là giai đoạn 2011-2012. Cụ thể:

- Năm 2010, Hhq đạt 89,8; tức với một đồng VCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh trong năm sẽ tạo ra 0,898 đồng lợi nhuận. Đến năm 2011, chỉ số này tăng thành 102,6; theo đó với một đồng VCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 1,026 đồng lợi nhuận, tăng 14,25% so với năm 2010.

- Năm 2012, Hhq đạt 119,3; tức với một đồng vốn cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh sẽ tạo ra 1,193 đồng lợi nhuận, tăng 0,167 đồng so với năm 2011, tương ứng với 16,27%.

Có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty tăng dần theo các năm, mức Hhq tương đối cao, VCĐ được sử dụng hết trong kỳ để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tốc độ tăng lợi nhuận cao hơn mức độ tăng VCĐ.

2.2.8. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ. 2.2.8.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời. 2.2.8.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời.

Tỉ suất lợi nhuận VLĐ:

ĐV: Triệu đồng 2011/2010 2012/2011

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết ĐăkLăk (Trang 57)