2.3.1 Phương pháp lấy mẫu
Việc đầu tiên của một quy trình kiểm nghiệm là lấy mẫu phân tích. Mẫu được lấy tùy thuộc vào mẫu đóng bao hay đỗ xá.
Ngành Công nghệ thực phẩm,Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng
16
Khi lấy mẫu phải đảm bảo những tính chất sau: Xác định tính đồng nhất của các khối lương thực, xác định bằng cảm quan, khi lấy mẫu loại bỏ những bao ẩm ướt, mốc,…Số bao lấy mẫu được trình bày ở bảng 2.2
Bảng 2.2 Số bao lấy mẫu trong khối lương thực
Số lượng đóng bao Số bao lấy mẫu < 10 bao Lấy tất cả < 100 bao Lấy mẫu 10 bao
100-500 bao Lấy cơ sở 100 bao, chọn 10 bao, số còn lại lấy 8 % 500-1000 bao Lấy cơ sở 500 bao, chọn 42 bao, số còn lại lấy 6% bao 1000-5000 bao Lấy cơ sở 1000 bao, chọn 72 bao, số còn lại lấy 3 % bao. 5000-10000 bao Lấy cơ sở 5000 bao, chọn 192 bao, số còn lại lấy 2 % bao >10000 bao Lấy cơ sở 10000 bao, chọn 292 bao, số còn lại lấy 1 % bao
(Nguồn : Xí nghiệp Chế biến lương thực 1)
Vị trí bao để lấy mẫu: trong khối lương thực chất theo cây, chất theo lô thì lấy mẫu phải lấy cả 5 mặt (nếu được lấy luôn cả mặt đáy) và định tầng, điểm trên các đường chéo của các mặt khối lương thực.
Tầng: xát định mặt trên, mặt giữa và sát đáy.
Điểm: có thể lấy nhiều điểm trên đường chéo của các mặt khối lương thực. Nếu lấy mẫu trong bao: mẫu được lấy tại 3 điểm đầu, giữa và cuối bao.
Có rất nhiều phương pháp lấy mẫu nhưng thực tế ở xí nghiệp chỉ lấy mẫu một cách ngẫu nhiên, lấy bất kỳ ở các bao một lượng nhỏ cho đến khi đủ khối lượng mẫu cần thiết, cũng có thể lấy mẫu theo đường chéo (trên phương tiện vận chuyển), hoặc lấy mẫu trên cây gạo bảo quản dạng chữ z liên tiếp nhau, … và chỉ thực hiện việc lấy mẫu trong bao.
Ngoài ra xí nghiệp còn thực hiện việc lấy mẫu trong quá trình chế biến (sau trống), nhằm kiểm tra hiệu suất làm việc của thiết bị, điều chỉnh kịp thời tùy theo mục đích, thời gian lấy mẫu 1 hoặc 2 giờ/ lần ( Trần Như Khuyên, 2007).