PHƯƠNG TIỆN – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chế biến gạo trắng và các chỉ tiêu chất lượng gạo qua các công đoạn chế biến (Trang 36 - 39)

3.1.1 Địa điểm, thời gian thí nghiệm

Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại Xí nghiệp Chế biến lương thực 1, Công ty Lương thực Đồng Tháp (Ấp Tân Lộc A, xã Tân Dương, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp).

Thời gian: tháng 01/ 2013 đến tháng 04/ 2014 3.1.2 Dụng cụ, thiết bị

Xiên lấy mẫu Cân điện tử Máy đo độ ẩm Thước kẹp Sàng tách tấm Bảng đen Túi đựng mẫu

Dụng cụ chia trộn mẫu, chia mẫu.

Thước đo tấm và một số dụng cụ khác.

(Hình ảnh các dụng cụ sử dụng được trình bày ở mục 2.3.4) 3.1.3 Nguyên liệu

Nguyên liệu gạo lức có độ ẩm ban đầu từ 16,5 đến 18,5%, được thu mua ở các địa phương trong tỉnh Đồng Tháp và các tỉnh lân cận, nhập vào bồn chứa và sản xuất ngay sau khi thu mua.

3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Phương pháp lấy mẫu

Lấy mẫu là công đoạn quan trọng trong quá trình phân tích.

- Khi lấy mẫu ở ghe lấy đều mỗi bao trên lớp mặt ngang và dọc của lô hàng. Trong mỗi bao lấy mẫu ở ba vị trí (đầu, giữa và cuối bao).

- Mẫu gạo được lấy từ các bao, nếu lấy mẫu trong phương tiện vận chuyển với số lượng nhiều, thời gian phân tích dài…, phải xác định tầng điểm hoặc có thể theo khối lượng toàn khối mà định ra số lượng bao phải lấy mẫu hoặc lấy ngay ở những bao đang cân, bóc vác, khối lượng mẫu lấy phải đạt 1- 2kg/10 tấn.

Ngành Công nghệ thực phẩm,Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng 27

- Lấy mẫu trong quá trình sản xuất lấy mẫu ở giờ thứ 2 trở đi, cách một giờ lấy mẫu một lần để phân tích (mẫu ở giờ đầu chưa ổn định).

3.2.2 Phương pháp phân tích và đo đạc các chỉ tiêu

Bước 1: Khi lấy mẫu về (mẫu có thể là gạo nguyên liệu, gạo đang sản xuất, gạo đã bảo quản…) cho vào máy chia mẫu, qua nhiều lần chia thu được mẫu phân tích khoảng 25 g.

Bước 2: Dùng cân phân tích cân khối lượng mẫu, ghi lại số liệu mẫu.

Bước 3: Dùng sàng lõm để phân chia hỗn hợp tấm – gạo.

Bước 4: Dùng kẹp gấp, gấp những hạt nghi ngờ là tấm (bên phần gạo) hoặc nghi ngờ là gạo (bên phần tấm) đo lại bằng thước đo tấm.

Bước 5: Cân khối lượng tấm, tính ra phần trăm tấm.

Bước 6: Trộn tấm và gạo nguyên, để bắt hạt bạc bụng, sọc đỏ, chấm đỏ, xanh non,…

Bước 7: Tính phần trăm của từng loại theo công thức:

Trong đó: X: Tỷ lệ phần trăm (%) a: Khối lượng của chỉ tiêu (g)

b: Khối lượng của mẫu phân tích (g) 3.2.3 Phương pháp xử lý kết quả

Thu thập số liệu qua từng công đoạn chế biến và xử lý bằng phần mềm Excel.

Thống kê sự thay đổi các chỉ tiêu qua từng công đoạn bằng chương trình thống kê Statgraphics Centrution version 15.2

3.2.4 Phương pháp bố trí thí nghiệm

3.2.4.1 Thí nghiệm 1: Đánh giá sự thay đổi các chỉ tiêu chất lượng gạo qua từng công đoạn chế biến.

Mục đích: Đánh giá các chỉ tiêu chất lượng gạo qua từng công đoạn nhằm kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu chất lượng để có được chất lượng gạo phù hợp theo yêu cầu của khách hàng.

Tiến hành thí nghiệm: nguyên liệu gạo lức được đưa vào sản xuất ra gạo thành phẩm 15% tấm, tiến hành lấy mẫu ở từng công đoạn (1 − 3 kg), dùng dụng cụ chia

a × 100 X=

b

Ngành Công nghệ thực phẩm,Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng 28

mẫu lấy ra khoảng 25 g tiến hành đi phân tích các chỉ tiêu: độ ẩm, rạn gãy, tấm, bạc bụng, hạt nguyên.

Kết quả thu nhận

Độ ẩm của gạo qua các công đoạn chế biến.

Sự thay đổi các thành phần của gạo: tỷ lệ gạo nguyên, gạo gãy, tấm, hạt bạc bụng qua các công đoạn trong quy trình sản xuất.

3.2.4.2 Thí nghiệm 2: Đánh giá ảnh hưởng của độ ẩm nguyên liệu đến tỷ lệ gạo gãy qua công đoạn xát trắng.

Mục đích: Đánh giá sự thay đổi độ ẩm nguyên liệu (gạo lức) đến tỷ lệ gạo gãy. Trên cơ sở đó, chọn ra độ ẩm nguyên liệu thích hợp cho tỷ lệ thu hồi gạo nguyên cao nhất trong sản xuất.

Tiến hành thí nghiệm: Nguyên liệu gạo lức với bốn độ ẩm khác nhau (15,5 – 16);

(16,1 – 16,8); (16,9 – 17,5); (17,6 – 18) được đưa vào sản xuất, và lấy mẫu 3 lần lặp lại tương ứng với khoảng độ ẩm khảo sát.

Kết quả thu nhận: Xác định ảnh hưởng độ ẩm nguyên liệu ban đầu đến tỉ lệ gạo gãy qua công đoạn xát trắng.

Ngành Công nghệ thực phẩm,Khoa Nông nghiệp & Sinh học Ứng dụng 29

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu khảo sát quy trình chế biến gạo trắng và các chỉ tiêu chất lượng gạo qua các công đoạn chế biến (Trang 36 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)