C ăn cứ tính thuế: Điều 6 Luật thuế TNDN quy định căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập tính thuế và thuế suất ông thức xác định như sau:
PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ
3.1.2. Điều kiện Kinh tế xã hộ
3.1.2.1 Về Kinh tế
Trong những năm qua, xu hướng phát triển kinh tế của quận chuyển mạnh sang phát triển theo chiều sâu, nâng cao chất lượng, hiệu quả, tính bền vững và yêu cầu bảo vệ môi trường. Tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực và sản phẩm có hàm lượng chất xám và công nghệ cao, phù hợp với lợi thế của Thủ đô, nâng cao năng suất lao động xã hội. Một số kết quả phát triển kinh tế giai đoạn 2011-2013 của quận Hoàng Mai được thể hiện qua bảng 3.2
Lĩnh vực công nghiệp - xây dựng: Phát triển mạnh công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sạch, các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao; khuyến khích phát triển công nghiệp phụ trợ, các sản phẩm công nghiệp chủ lực, mũi nhọn, đẩy mạnh nội địa hóa. Khuyến khích sử dụng năng lượng tiết kiệm. Hiện đại hóa công nghiệp xây dựng đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.
Lĩnh vực nông nghiệp: Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng sinh thái, hiện đại, kỹ thuật cao. Đẩy mạnh công tác dồn điền, đổi thửa để nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững.UBND quận đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Thành phố đầu tư hệ thống tưới tiêu vùng bãi, chỉ đạo xây dựng kế hoạch đề án Đầu tư chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn quận giai đoạn 2010 – 2015. Đã chuyển đổi diện tích cây lương thực kém hiệu quả sang rau an toàn được 5,5 ha (đạt 91,67% kế hoạch), cây ăn quả được 7 ha (đạt 230% kế hoạch), hoa cây cảnh được 2 ha (đạt 30,76% kế hoạch), cây giống các loại 1 ha (đạt 100% kế hoạch), đã chuyển 13,5 ha rau an toàn tại Phường Lĩnh Nam sang sản xuất theo quy trình Viet GAP, triển khai mô hình trồng nấm tại khu Bãi non II, phường Lĩnh nam với diện tích 1.050 m2.
Chuyển dịch cơ cấu vùng, ưu tiên phát triển các vùng ven đô, vùng ngoại thành gắn với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và xây dựng nông thôn mới.
Page 49
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Bảng 3.2 Tổng hợp các chỉ tiêu phát triển KT-XHgiai đoạn 2011-2013 (Tính theo giá cố định)
ĐVT: Tỷđồng STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) SL Tỷ đ Cơ cấu % SL Tỷ đ Cơ cấu % SL Tỷ đ Cơ cấu % 12/11 13/12 BQ 1 Tổng giá trị SX 3823,7 100,00 4309,3 100,00 4822,11 100,00 112,70 111,90 112,30 1.1 Giá trị sản xuất NN-TS 86,6 2,26 88,5 2,05 91,1 1,89 102,17 102,97 102,57 1.1.1 Nông nghiệp 57,3 66,17 58,5 66,12 60,20 66,08 102,10 102,90 102,50 - Trồng trọt 29,8 52,01 30,5 52,21 31,67 52,62 102,50 103,70 103,10 - Chăn nuôi 27,5 47,99 28 47,79 28,5 47,38 101,67 102,03 101,85 1.1.2 Thuỷ sản 29,19 33,71 30 33,88 30,9 33,92 102,70 103,10 102,90 1.2 Giá trị SX CN-TTCN-XD 2129 55,68 2356,8 54,69 2597,2 53,86 110,70 110,20 110,45 ` Công nghiệp+ TTCN 1498 70,36 1647 69,88 1804,7 69,49 109,95 109,57 109,76 1.2.2 Xây dựng 631 29,64 709,8 30,12 792,5 30,51 112,49 111,65 112,07 1.3 Giá trị TM + DV 1608,1 42,06 1864,0 43,26 2133,8 44,25 115,91 114,47 115,19
Page 50
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế 3.1.2.2 Về Văn Hóa – Xã Hội
Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, nhất là đối với thế hệ trẻ trong thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh, giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Thăng Long - Hà Nội, tôn trọng kỷ cương, pháp luật. Kết hợp nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng gia đình văn hóa, dòng họ văn hóa với phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
Xây dựng, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa từ cấp quận tới cơ sở phường, khu phố. Xây dựng quy chế quản lý các di tích trên địa bàn. Giữ gìn, bảo tồn, phát huy giá trị các di sản lịch sử, văn hóa. Đảm bảo và tạo điều kiện cho các hoạt động tự do tín ngưỡng của người dân theo quy định pháp luật.
3.1.2.3 Dân số- Lao động
Trong những năm gần đây, tình hình lao động quận Hoàng Mai có những chuyển biến tích cực. Tổng số nhân khẩu năm 2013 là 346.885 người. Tỷ lệ lao động nhóm ngành nông nghiệp, thủy sản có xu hướng giảm tương đối mạnh, cụ thể: nếu như năm 2011 tổng số lao động nhóm ngành này là 150.689 người (chiếm 44,7% trong cơ cấu lao động toàn quận) thì sang năm 2013 con số này là 143.552 người (chiếm 41,4%). Như vậy bình quân mỗi năm chuyển dịch được 2,4% lao động từ nông nghiệp, thủy sản sang những ngành nghề khác (Phòng thống kê quận Hoàng Mai năm 2013).
3.1.2.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của quận
- Giao thông: Hệ thống giao thông của quận Hoàng Mai tương đối thuận lợi được chia làm 3 loại hình chính là đường thủy, đường sắt, và đường bộ. Là một quận của Thủ đô Hà Nội nên các tuyến đường giao thông, bến xe, ga tầu,… của quận Hoàng Mai tương đối hiện đại, tạo điều kện thuận lợi cho đi lại, vận chuyển hàng hóa, phát triển kinh tế.
- Thuỷ lợi, cấp thoát nước:
Page 51
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế
Lừ, sông Sét, sông Kim Ngưu với tổng chiều dài trên 22km cùng hệ thống hồ Yên Sở( 130 ha), Linh Đàm (75ha), Định Công( 25 ha), Đền Lừ (4 ha) làm nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và trạm bơm Yên Sở cùng một số tuyến sông, kênh mương như sông Gạo, mương Đại Kim, mương Hoàng Văn Thụ, kênh mương bao hồ Yên Sở… và hệ thống cống rãnh thoát nước trong các khu dân cư. Hệ thống thủy lợi, cấp thoát nước của quận đã đáp ứng được nhu cầu của người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn.
- Hệ thống điện:
Nhìn chung hệ thống điện đáp ứng tương đối tốt nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân trên địa bàn quận. Hệ thống lưới điện quận Hoàng Mai nằm trong hệ thống lưới điện chung của toàn thành phố Hà Nội được cung cấp từ hệ thống lưới điện miền Bắc thông qua các trạm giảm áp chính tại Mai Động và Hà Đông cùng 3 trạm 110 KV: Mai Động, Thượng Đình và Văn Điển và hệ thống lưới điện cao thế, trung thế và hạ thế trên địa bàn quận. Bên cạnh đó, hệ thống điện trong các khu đô thị mới cũng đã và đang được xây dựng hoàn chỉnh.