C ăn cứ tính thuế: Điều 6 Luật thuế TNDN quy định căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập tính thuế và thuế suất ông thức xác định như sau:
b. Quy trình kê khai, kế toán thuế
Quy trình kê khai, kế toán thuế được quy định tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính về Hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế; luậ sửa đổi, bổ sung một số điều của luận quản lý thuế và Nghị định số 80/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính Phủ, theo đó:
- Hướng dẫn NNT lập tờ khai thuế: Phòng quản lý thu hướng dẫn và nhắc nhở các doanh nghiệp lập tờ khai thuế TNDN theo mẫu và gửi cơ quan thuế theo quý chậm nhất ngày 30 tháng sau quý.
- Tiếp nhận tờ khai: Phòng hành chính nhận tờ khai thuế, ghi sổ theo dõi việc nhận tờ khai theo mẫu sổ số 01/QTR, đóng dấu vào ngày nhận tờ khai và chuyển tờ khai cho các phòng quản lý thu. Cán bộ phòng quản lý thu khi nhận tờ khai phải ký sổ nhận tờ khai.
- Kiểm tra kê khai ban đầu:
Phòng quản lý thu nhận tờ khai và tiến hành kiểm tra phát hiện lỗi. Tờ khai được coi là có lỗi nếu:
+ Ghi sai tên NNT
+ Không ghi hoặc ghi sai mã số thuế + Khai thiếu chỉ tiêu hoặc sai mẫu tờ khai + Áp dụng thuế suất sai, tính toán sai
+ Các chỉ tiêu trên tờ khai bằng ngoại tệ chưa quy đổi ra tiền Việt Nam. Phòng quản lý có trách nhiệm liên hệ với NNT để sửa lỗi tờ khai (lỗi nhẹ có thể liên hệ qua điện thoại để xử, lỗi nặng có thể gửi trả hoặc yêu cầu NNT tới cục thuế để khai lại).
Sau khi kiểm tra kê khai thuế, phòng quản lý thu phân loại và đóng tệp tờ khai theo ngày kiểm tra. Đầu mỗi tệp có một tờ tổng hợp tệp tờ khai ghi rõ tệp tờ khai số, ngày, số lượng tờ khai, phòng quản lý để gửi tờ khai cho phòng KH-KT-TK ngay trong ngày.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 24 - Nhập tờ khai: Phòng KH-KT-TK tiến hành nhập tờ khai vào máy tính ngay sau khi nhận được từ phòng quản lý thu. Máy tính hỗ trợ phát hiện thêm các trường hợp lỗi:
+ Tính toán số học trên tờ khai
+ Số thuế còn nợ, còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang tháng này trên tờ khai không khớp với số theo dõi của ngành thuế.
Phòng KH-KT-TK in danh sách NNT kê khai sai mà máy tính đã sửa theo máy, lý do sai và thông báo cho phòng quản lý thu biết để báo cáo cho NNT về các sai sót trên tờ khai và các nội dung cơ quan thuế đã sửa.
- Sửa lỗi kê khai: NNT liên hệ qua điện thoại hoặc trực tiếp đến cơ quan thuế để sửa lỗi kê khai. Việc sữa lỗi kê khai thuế TNDN phải diễn ra trước ngày 28/2 của năm. Nếu quá thời hạn này, doanh nghiệp chưa sửa xong kê khai thì phòng quản lý thu tiến hành Ấn định thuế theo Luật định.
- Ấn định thuế: Phòng quản lý thu theo dõi NNT không nộp tờ khai và các NNT quá hạn sửa lỗi tờ khai để thực hiện việc ấn định thuế cho các đối tượng này. Phòng quản lý thu lập danh sách ấn định thuế cho kỳ thuế theo mẫu và gửi phòng KH-KT-TK để tính thuế. Đối với thuế TNDN, sau 6 tháng đầu năm, nếu NNT có sự thay đổi lớn về thu nhập chịu thuế và có đầy đủ thủ tục đề nghị thay đổi, phòng quản lý thu kiểm tra kê khai điều chỉnh về các chỉ tiêu kê khai và xác định có đúng đối tượng điều chỉnh không. Sau đó, làm thủ tục chuyển tờ khai điều chỉnh đã kiểm tra cho phòng KH-KT-TK để tính lại số thuế phải nộp của 2 quý cuối năm.
- In thông báo thuế:
+ Thông báo thuế lần một: Phòng KH-KT-TK tính nợ kỳ trước chuyển sang, tính thuế phải nộp kỳ này đưa vào tờ khai và danh sách Ấn định thuế và in thông báo thuế. Khi nộp thuế TNDN kê khai nộp cả năm, máy tính sẽ tự động tính thuế TNDN quý 1 bằng 1/4 số thuế kê khai nộp cả năm. Số thuế TNDN các quý sau, nếu phòng quản lý thu thấy cần điều chỉnh thì lập danh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 25 sách và số thuế phải nộp.
+ Thông báo thuế lần hai: Qua theo dõi thu nộp của NNT, phòng quản lý thu lựa chọn đề xuất danh sách NNT quá hạn nộp thuế ghi trên thông báo thuế mà vẫn chưa nộp thuế để gửi phòng KH-KT-TK phát hành thông báo thuế lần 2. Số tiền trong thông báo thuế lần 2 gồm số tiền chưa nộp và số tiền nộp chậm.
+ Ký và gửi thông báo thuế: Thông báo thuế in xong được chuyển cho lãnh đạo cục thuế ký. Sau đó chuyển cho phòng hành chính sao thành 2 bản, đóng dấu và gửi cho NNT 1 bản, 1 bản cho phòng quản lý thu lưu vào sổ hồ sơ của doanh nghiệp.
-Xử lý phạt:
+ Tính phạt nộp chậm: Phòng KH-KT-TK tính phạt 0,1%/ngày trên số tiền thuế nộp chậm đối với các NNT tiền thuế. Việc tính phạt nộp nộp chậm căn cứ vào số ngày và số thuế chậm nộp. Phòng KH-KT-TK lập danh sách phạt nộp chậm theo mẫu để trình lãnh đạo duyệt. Kết quả duyệt được đưa vào số thuế NNT phải nộp cho kỳ thuế hiện tại.
+ Phạt hành chính: Phòng quản lý thu hoặc phòng TT-XL-TT xem xét, lùa chọn NNT cần phạt hành chính trong lĩnh vực thuế, dự thảo quyết định phạt hành chính để trình lãnh đạo cục duyệt.
Phòng KH-KT-TK nhập số tiền phạt hành chính của các NNT từ phòng quản lý thu chuyển sang để theo dõi việc nộp phạt. Số tiền phạt hành chính không đưa vào số thuế phải nộp ghi trong thông báo thuế của kỳ thuế đó mà gửi quyết định phạt hành chính coi như thông báo số tiền phạt NNT phải nộp. Sang kỳ thuế sau, nếu NNT chưa nộp phạt thì số tiền phạt còn nợ kỳ trước sẽ được đưa vào số nợ đầu kỳ trong thông báo thuế kỳ này.
- Lập lệnh thu: Phòng quản lý thu theo dõi tình hình nợ đọng thuế, lựa chọn và lập danh sách các NNT nợ thuế lớn, kéo dài nhiều tháng để đề xuất lập lệnh thu. Phòng quản lý thu phối hợp với phòng KH-KT-TK để
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 26 xác định số thuế nợ đọng sẽ ghi vào lệnh thu, dự thảo lệnh thu và tờ trình lãnh đạo duyệt.
- Nộp thuế: NNT căn cứ vào tờ khai tính thuế của mình để tự viết giấy nộp tiền và nộp thuế vào kho bạc. Khi nhận được thông báo thuế, nếu chưa nộp đủ số tiền thuế theo thông báo thì viết giấy nộp tiền nộp tiếp số tiền thuế còn thiếu vào kho bạc.
- Thu thuế tại kho bạc: Kho bạc (hoặc ngân hàng) thu tiền thuế hoặc trích chuyển tài khoản ghi ngày nộp tiền, số tiền nộp theo đúng chương, loại, khoản, mục và xác nhận vào giấy nộp tiền, chuyển 1 liên cho cơ quan thuế.
- Nhận giấy nộp tiền: Phòng KH-KT-TK hàng ngày (hoặc 3-5 ngày) nhận giấy nộp tiền từ kho bạc hoặc từ các chi cục chuyển lên đối với các doanh nghiệp nộp thuế tại chi nhánh kho bạc huyện xã và nhập số liệu trên giấy nộp tiền vào máy tính để theo dõi tình hình nộp thuế của NNT. Cuối ngày lập nhật ký thu cung cấp cho các phòng quản lý thu để thực hiện nhiệm vụ nhắc nhở các NNT chưa nộp tiền hoặc nộp thiếu tiền thuế bằng việc thông báo nhắc nhở, thông báo nộp thuế lần 2 hoặc trực tiếp gọi điện thoại. Phòng KH-KT-TK và các phòng quản lý thu khai thác danh sách NNT có nghi vấn về kê khai thuế trên máy tính.
- Xử lý danh sách NNT có nghi vấn: Phòng TT-XL-TT và các phòng quản lý thu khai thác và phân tích thông tin về NNT có nghi vấn về tờ khai, phân tích các thông tin có nghi vấn.
- Kiểm tra trực tiếp NNT: Phòng TT-XL-TT phối hợp với phòng quản lý thu thực hiện kiểm tra trực tiếp tại cơ sở theo các quy trình kiểm tra quy định của ngành. Kết quả kiểm tra được các phòng này lập danh sách theo mẫu gửi về phòng KH-KT-TK để điều chỉnh số thuế phải nộp.
- Nhập kết quả sau kiểm tra: Phòng KH-KT-TK nhận và nhập danh sách kết quả kiểm tra, điều chỉnh số thuế phải nộp kỳ hiện tại.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 27 thuế, báo cáo kế toán, thống kê thuế theo chế độ quy định. Thực hiện đối chiếu số thu với kho bạc, theo dõi tiến độ thực hiện ké hoạch của các đơn vị trong ngành báo cáo lãnh đạo cục thuế và Tổng cục thuế để phục vụ công tác chỉ đạo thu.