Xử lý vi phạm thuế thu nhập doanhnghiệp

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận hoàng mai thành phố hà nội (Trang 27 - 32)

C ăn cứ tính thuế: Điều 6 Luật thuế TNDN quy định căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp là thu nhập tính thuế và thuế suất ông thức xác định như sau:

h.Xử lý vi phạm thuế thu nhập doanhnghiệp

Người nộp thuế vi phạm những quy định về thuế TNDN sẽ bị xử lý theo pháp luật. Tuỳ vào hình thức và mức độ vi phạm mà cơ quan thuế có những biện pháp xử lý khác nhau theo luật định. Khi cơ quan thuế phát hiện người nộp thuế vi phạm quy định về thuế TNDN phải kiểm tra xác định rõ hành vi vi phạm, lập hồ sơ theo quy định sau đó mới tiến hành xử lý tránh tình trạng chưa tìm hiểu rõ đã vội vàng xử lý vi phạm dẫn đến gây thiệt hại cho người nộp thuế.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 19

2.1.2 Qun lý thuế TNDN đối vi doanh nghip ngoài quc doanh

2.1.2.1 Một số vấn đề chung về doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp ngoài quốc doanh là doanh nghiệp trong đó Nhà nước sở hữu từ 0 - 49% vốn điều lệ. Các loại hình doanh nghiệp Ngoài Quốc doanh nước ta hiện nay bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty Trách nhiệm hữu hạn, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Hợp tác xã.

Công ty TNHH bao gồm công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên. Theo điều 38 chương III luật Doanh Nghiệp Số 60/2005/QH11 của Quốc Hội quy định: Công ty trách nhiệm hữu hạn là doanh nghiệp, trong đó: Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá năm mươi; Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp; Công ty trách nhiệm hữu hạn có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty trách nhiệm hữu hạn không được quyền phát hành cổ phần.

Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó: Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần; Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa; Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp; Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn.(Luật Doanh nghiệp, 2005)

Công ty hợp danh là doanh nghiệp, trong đó: Phải có ít nhất hai thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung (sau đây gọi là thành viên hợp danh); ngoài các thành viên hợp danh có thể có thành viên góp vốn; Thành viên hợp danh phải là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty; Thành viên

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 20 góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Công ty hợp danh không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào (Luật Doanh nghiệp, 2005)

Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào. Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân (Luật Doạnh nghiệp, 2005).

Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã (Luật Hợp tác xã, 2013)

Trong những năm qua, các doanh nghiệp NQD đã thực sự trở thành một động lực mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế – xã hội ở nước ta.Tính đến hết năm 2012, toàn quốc có 457.343 doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 39.700 đơn vị (tăng 9,5%) so với cùng kỳ 2011 và tăng gần 5% so với đầu năm 2012. Trong đó, số lượng doanh nghiệp nhà nước hiện chỉ còn 6.852 đơn vị, tức là chỉ chiếm 1,5% tổng số doanh nghiệp hiện có (Niên giám thống kê Việt Nam, 2013).

Khu vực kinh tế NQD đã tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động. Trong điều kiện ở nước ta, vấn đề lao động và việc làm đang là vấn đề kinh tế – xã hội cấp bách. Hệ thống các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta hiện nay đang trong quá trình cải cách không tạo thêm được nhiều việc làm mới; khu vực hành chính nhà nước đang giảm biên chế và tuyển dụng mới không nhiều. Do đó khu vực kinh tế NQD chính là nơi thu hút, tạo việc làm mới cho xã hội. Như vậy, khu vực kinh tế NQD không chỉ góp phần tạo việc làm mà còn có tác dụng thúc đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu lao động vốn

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 21 đang mất cân đối ở nước ta hiện nay.

Vốn đầu tư vào các doanh nghiệp NQD đang trở thành nguồn vốn đầu tư chủ yếu đối với sự phát triển kinh tế ở nhiều địa phương.

Khu vực kinh tế NQD góp phần quan trọng tạo môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Sự phát triển kinh tế của khu vực này tạo môi trường cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế, phá bỏ tính độc quyền của một số doanh nghiệp nhà nước. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự tham gia của khu vực kinh tế này.

2.1.2.2 Nội dung quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh

Trên thực tế, quy trình quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung và thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nói riêng không có sự khác biệt, do đó ở trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi chỉ đề cập đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp nói chung.

Theo quyết định số 1209/TCT/QĐ/TCCB quy trình quản lý thu thuế bao gồm các bước sau:

a.Quy trình đăng ký thuế và cp mã s thuế

Doanh nghiệp lập đăng ký thuế: Doanh nghiệp mới ra kinh doanh phải liên hệ với Cục thuế (bộ phận Ấn chỉ) để nhận và kê khai kê khai đăng ký thuế theo mẫu quy định. Sau khi kê khai đầy đủ các chỉ tiêu trên tờ khai, doanh nghiệp gửi tờ khai đăng ký thuế tới cơ quan thuế để được cấp mã số thuế. Các Chi cục thuế tập hợp các đăng ký thuế tại chi cục theo từng đội thuế, kèm theo bản kê danh sách NNT để gửi về cục thuế đề nghị cấp mã số thuế. Các nội dung cụ thể gồm:

- Tiếp nhận đăng ký thuế: Phòng hành chính nhận tờ khai đăng ký thuế của các doanh nghiệp và nhận các tệp tờ đăng ký thuế từ các Chi cục gửi lên Cục, ghi sổ nhận đăng ký thuế theo mẫu. Phân loại tờ đăng ký thuế của các doanh nghiệp theo từng phòng quản lý thu để chuyển cho phòng quản lý thu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 22 và chuyển các tệp đăng ký thuế của các Chi cục cho phòng KH-KT-TK.

- Kiểm tra kê khai đăng ký: Phòng quản lý thu kiểm tra các chỉ tiêu kê khai trên tờ đăng ký thuế của các doanh nghiệp, phát hiện nếu có sai sót thì liên hệ với doanh nghiệp để chỉnh sửa. Sau đó, chuyển tờ khai đăng ký thuế đã kiểm tra cho phòng KH-KT-TK.

- Nhập đăng ký thuế và cấp mã số thuế: Phòng KH-KT-TK nhận các tệp tờ khai đăng ký thuế của các chi cục từ phòng hành chính và các tờ khai đăng ký thuế của các doanh nghiệp từ phòng quản lý thu, thực hiện nhập các thông tin trên tờ khai đăng ký thuế vào máy tính. Máy tính sẽ gán mã số thuế cho NNT. Cán bộ nhập đăng ký thuế sẽ ghi lại mã số của NNT vào tờ khai đăng ký.

- Chuyển dữ liệu đăng ký thuế về Tổng cục: Phòng KH-KT-TK Cục thuế truyền dữ liệu đăng ký thuế về Tổng cục thuế để kiểm tra sự trùng lắp mã số thuế trên phạm vi toàn quốc.

- Kiểm tra tại Tổng cục: Tổng cục kiểm tra dữ liệu đăng ký thuế các cục thuế trên phạm vi toàn quốc để tránh việc đăng ký trùng lắp, đồng thời kiểm tra quan hệ doanh nghiệp chủ quản với đơn vị trực thuộc thông qua mã số thuế. Gửi trả kết quả kiểm tra cho cục thuế.

- In giấy chứng nhận cấp mã số thuế: Phòng KH-KT-TK nhận kết quả kiểm tra từ Tổng cục. Đối với các trường hợp được chấp thuận thì tiến hành in Giấy chứng nhận đăng ký thuế và bảng kê danh sách mã số NNT chuyển cho các phòng quản lý thu và các Chi cục thuế để gửi tới NNT. Các trường hợp không được chấp thuận, phòng KH-KT-TK thực hiện in thông báo mã số thuế tạm để cấp cho NNT, nhưng đồng thời yêu cầu các phòng quản lý thu và các Chi cục thuế liên hệ với các NNT hoàn chỉnh tờ khai để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký thuế chính thức.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 23

Một phần của tài liệu Quản lý thu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi cục thuế quận hoàng mai thành phố hà nội (Trang 27 - 32)