Các giải pháp đề nghị

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo về du lịch - khách sạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 87 - 89)

6. Bố cục của đề tài

3.1. Các giải pháp đề nghị

Các giải pháp sau đây được đề xuất nhằm cải thiện các yếu kém trong đào tạo Du lịch – Khách sạn trên địa bàn tỉnh BR-VT hiện nay:

1. Tăng cường các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, các hội thi chuyên môn, các hoạt động hướng đến cộng đồng nhằm tạo các sân chơi lành mạnh, có định hướng cho sinh viên, học sinh.

Một khảo sát trên 1.793 sinh viên tại ĐH Đà Lạt (ĐH Đà Lạt, 2009) cho thấy các kỹ năng mà sinh viên mong muốn được hỗ trợ cải thiện là:

 Kỹ năng thuyết trình: 67.9%  Kỹ năng giao tiếp hiệu quả: 64.1%  Kỹ năng làm việc theo nhóm: 50.4%

Các hoạt động ngoại khóa sinh viên mong muốn nhà trường tổ chức:  Hội thi về kiến thức chuyên môn: 87.9%

 Chiếu phim chuyên đề: 55.5%  Hội diễn văn nghệ: 51.0%

Kết quả khảo sát trên chứng minh rằng sinh viên, học sinh có nhu cầu lớn về việc phát triển các kỹ năng mềm mà đặc biệt là kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,… Do đó, việc tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa là việc quan trọng góp phần phát triển nhận thức và sự đồng

cảm với xã hội đồng thời cũng phần nào phát triển kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên học sinh. Việc tổ chức thường xuyên và có chất lượng các hoạt động phong trào cũng giúp cho sinh viên, học sinh gắn bó hơn với nhà trường và có sự đồng cảm lớn hơn với những khó khăn của nhà trường.

2. Nâng cao năng lực chuyên môn cũng như ý thức của cán bộ nhân viên nhà trường nhằm hỗ trợ tốt hơn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy và hỗ trợ sinh viên, học sinh trong quá trình học tập.

Cán bộ, nhân viên trong trường phải thường xuyên được cập nhật các văn bản pháp luật và các quy định của nhà trường về tổ chức, quản lý đào tạo nhằm tuân thủ đúng, đủ và có thể hỗ trợ giáo viên cũng như sinh viên, học sinh. Các cơ chế đánh giá kết quả công việc cũng cần được quan tâm thường xuyên nhằm phát hiện các nhân viên còn yếu kém hoặc những thủ tục công việc còn chưa hợp lý để có sự điều chỉnh kịp thời.

Ngoài ra, các trường cần quan tâm hơn tới việc nâng cao ý thức phục vụ của nhân viên đối với giáo viên, sinh viên; quan tâm đến chế độ đãi ngộ, khen thưởng đối với cán bộ, nhân viên trong trường – cần đánh giá đúng, khách quan và minh bạch kết quả làm việc nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của cán bộ, nhân viên nhà trường.

3. Tăng cường việc tổ chức quản lý cơ sở vật chất nói chung nhằm đảm bảo quản lý chặt chẽ nhưng tạo sự thuận lợi trong quá trình sử dụng để tận dụng tối đa công năng của tài sản, thiết bị.

Trang thiết bị đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong quản lý cũng như giảng dạy, đặc biệt là trong giảng dạy. Việc trang bị đầy đủ, tổ chức quả lý sử dụng hợp lý sẽ hỗ trợ rất tốt cho giáp viên cũng như học sinh trong quá trình chuyển giao kiến thức. Do đó, cần xây dựng quy chế sử dụng trang thiết bị chặt chẽ nhưng phải tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên khi sử dụng, đồng thời cần thường xuyên tập huấn cách sử dụng, vận hành các trang thiết bị để giáo viên có thể sử dụng hiệu quả các trang thiết bị. Việc định kỳ tổ chức các hội thảo,

seminar về kinh nghiệm sử dụng trang thiết bị trong giảng dạy cũng rất cần thiết nhằm tạo điều kiện để giáo viên cập nhật thông tin mới về trang thiết bị, chia sẻ phương pháp vận hành, sử dụng trang thiết bị trong giảng dạy.

4. Nâng cao năng lực chuyên môn cũng như năng lực giảng dạy của giáo viên ngoại ngữ; tập trung vào khả năng giao tiếp của người học.

Chất lượng giảng dạy ngoại ngữ nói chung trên cả nước hiện nay được đánh giá là rất kém mà nguyên nhân chủ yếu được chỉ ra là do quan điểm “coi ngoại ngữ như một môn học kiến thức mà không phải là kỹ năng” (Nguyễn Ngọc Hùng, dẫn theo Vĩnh Hà, 2011). Từ quan điểm này nên các chương trình giảng dạy chỉ tập trung nhiều vào cung cấp kiến thức, “giáo viên dạy ngoại ngữ vẫn nói quá nhiều trong giờ học, trong khi lẽ ra phải tạo cơ hội cho người học nghe, nói, giao tiếp, tạo môi trường để người học sử dụng ngoại ngữ” (Nguyễn Ngọc Hùng, dẫn theo Vĩnh Hà, 2011). Đặc biệt, một trong những nguyên nhân cụ thể qua khảo sát thực tế cho thấy: giáo viên dạy ngoại ngữ tại các trường quá yếu kém. “Chỉ 10% số giáo viên được khảo sát đạt yêu cầu, trong đó có địa phương chỉ 1-2% số giáo viên đạt yêu cầu.” (Nguyễn Vinh Hiển, dẫn theo Vĩnh Hà, 2011). Khả năng ứng dụng các trang thiết bị hiện đại trong giảng dạy cũng là một vấn đề còn yếu kém dẫn tới nhiều trường trang bị các phòng lab, phòng vi tính phục vụ học ngoại ngữ nhưng giáo viên không tận dụng được tính năng của các hệ thống này.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo về du lịch - khách sạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)