Các khuyến nghị đối với các Cơ sở đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo về du lịch - khách sạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 89 - 91)

6. Bố cục của đề tài

3.2. Các khuyến nghị đối với các Cơ sở đào tạo

Từ các giải pháp đã nêu trên, các khuyến nghị sau đây nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại các cơ sở đào tạo Du lịch – Khách sạn trên địa bàn tỉnh BR-VT:

1. Nhà trường cần xác định rõ quan điểm đào tạo là một dịch vụ. Khi nhà trường xác định đào tạo là một dịch vụ và, do đó, quan tâm tới việc làm hài lòng các đối tượng khách hàng sẽ thúc đẩy nhà trường nói chung và nhân viên, giáo viên phải hoàn thiện mình. Cần thường xuyên thực hiện khảo sát sinh viên, học sinh cũng như giáo viên và doanh nghiệp để nắm bắt tình hình của nhà

trường cũng như nhu cầu của từng nhóm khách hàng, từ đó có cơ sở chắc chắn, khoa học để xây dựng các chiến lược, kế hoạch phát triển nhà trường, thường xuyên có sự điều chỉnh kịp thời hoạt động để đảm bảo chất lượng đào tạo. Việc quan tâm tới khách hàng sinh viên, học sinh qua các hoạt động ngoại khóa là rất cần thiết nhằm giúp sinh viên, học sinh gắn bó hơn với nhà trường và đồng thời qua đó rèn luyện các kỹ năng mềm cho học sinh, sinh viên. 2. Cần xác định rõ mục tiêu giảng dạy ngoại ngữ là để giao tiếp trong công việc

từ đó chọn lựa giáo trình, xây dựng kế hoạch giảng dạy cũng như chọn lựa phương pháp giảng dạy phù hợp. Cần nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy của giáo viên ngoại ngữ. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần tập trung cao vào việc hỗ trợ học sinh luyện tập giao tiếp. 3. Các cơ sở đào tạo cần chủ động phối hợp với các doanh nghiệp Du lịch xây

dựng và công bố chuẩn đầu ra đối với sinh viên, học sinh nghề Du lịch – Khách sạn đảm bảo phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay cũng như nhu cầu phát triển trong tương lai của tỉnh. Từ đó giúp sinh viên hiểu họ được mong đợi những gì để thành công hơn trong việc học tập của mình; giúp đội ngũ giảng viên tập trung vào những kỹ năng và kiến thức thức mà họ mong muốn SV đạt được và cung cấp thông tin cho nhà tuyển dụng và các ứng viên về những kiến thức và hiểu biết của SV khi tốt nghiệp. Hơn hết, từ chuẩn đầu ra mà nhà trường có thể xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thực tế xã hội và giám sát được chất lượng đào tạo của mình. Tuy nhiên, việc xây dựng chuẩn đầu ra cần được duy trì liên tục chứ không mang tính hình thức và chuẩn đầu ra phải thực sự là kim chỉ nam cho hoạt động đào tạo của nhà trường.

Việc gắn kết tốt giữa doanh nghiệp với nhà trường còn giúp cho sinh viên, học sinh sớm có điều kiện tiếp xúc với môi trường thực tế và nhận biết các khác biệt giữa kiến thức, kỹ năng cơ bản được học trong trường với việc áp dụng vào thực tế.

4. Áp dụng một trong các hệ thống quản lý chất lượng đã được áp dụng rộng rãi trong các trường học như: EFQM (European Foundation for Quality Management), ISO 9000, Malcolm Baldrige National Quality Award (MBNQA), Singapore Quality Award (SQA), School Excellence Model (SEM), ASEAN University Network – Quality Assurance (AUN-QA),… (Chua, 2004).

Việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng (như ISO chẳng hạn) là cơ sở cho việc luôn luôn cải tiến công tác quản lý, lề lối làm việc, giúp xác định các quy trình cần phải thực hiện để hạn chế sai sót, tiết kiệm thời gian, hạn chế sự phụ thuộc vào các cá nhân, tạo lòng tin cho lãnh đạo và các bên liên quan.

Tuy nhiên, việc triển khai các hệ thống quản lý chất lượng phải nhắm đến mục tiêu nâng cao chất lượng chứ không phải đạt chứng chỉ hệ thống quản lý chất lượng đó. Sau khi đã đạt chứng chỉ một hệ thống quản lý chất lượng nào đó, các trường vẫn phải tiếp tục cải tiến quản lý để nâng cao chất lượng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo về du lịch - khách sạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)