Phân tích đánh giá của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo về du lịch - khách sạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 75 - 80)

6. Bố cục của đề tài

2.3.7. Phân tích đánh giá của doanh nghiệp

2.3.7.1. Phân tích thang đo hài lòng

Thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo cho thấy thang đo có độ tin cậy tốt với tất cả các biến trong thang đo đều có tương quan Biến – Tổng ≥ 0,3 và Cronbach’s Alpha của thang đo ≥ 0,7.

Kiểm tra điều kiện áp dụng EFA cho thành phần Hài lòng trong đánh giá của doanh nghiệp cho thấy tập biến có thể dùng phân tích nhân tố (Bảng PL-B-31, trang 106). Kết quả phân tích nhân tố khám phá thang đo Hài lòng chỉ có một nhân tố với cả 3 biến quan sát ban đầu (Bảng PL-B-32, trang 106).

2.3.7.2. Đánh giá độ tin cậy của các thành phần

Thực hiện đánh giá độ tin cậy của 5 thành phần: Tin cậy, Hữu hình, Đồng cảm, Đáp ứng, Năng lực qua phân tích Cronbach’s Alpha trên phần mềm SPSS.

Các biến trong các thành phần đều có tương quan Biến – Tổng ≥ 0,3 và Cronbach’s Alpha của thang đo ≥ 0,7 cho thấy các thành phần này đạt độ tin cậy tốt.

2.3.7.3. Phân tích nhân tố khám phá thang đo đánh giá của doanh nghiệp

Thực hiện kiểm định KMO & Bartlett’s Test cho thấy tập biến có thể phân tích nhân tố (Bảng PL-B-33, trang 106).

Thực hiện phân tích nhân tố với phương pháp phân tích Principal Component kết hợp với phép xoay Varimax. Kết quả tại eigenvalue = 1,100 trích được 3 nhân tố với tổng phương sai trích là 70,519% (Bảng PL-B-34, Bảng PL-B-35, trang 107). Thang đo đánh giá của doanh nghiệp lúc này gồm 3 nhân tố mới với tổng cộng 21 biến độc lập như sau:

1. Thành phần 1: (đặt tên là Kỹ năng - KN)

NL3 Nhân viên có khả năng giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ NL4 Nhân viên có kỹ năng làm việc nhóm tốt

NL2 Nhân viên nắm vững các qui định hành chính NL1 Nhân viên có kỹ năng chuyên môn tốt

NL5 Nhân viên có kỹ năng giao tiếp tốt

TC3 Nhân viên luôn nhận ra chính xác yêu cầu của cấp trên 2. Thành phần 2: (đặt tên là Thái độ - TD)

TC2 Nhân viên luôn trung thực

DU4 Nhân viên thực hiện nhanh chóng các yêu cầu của khách hàng DU3 Nhân viên luôn sẵn lòng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng DU2 Nhân viên thực hiện nhanh chóng các yêu cầu của cấp trên DU1 Nhân viên luôn sẵn lòng đáp ứng các yêu cầu của cấp trên HH1 Nhân viên luôn có diện mạo (tóc, trang điểm) phù hợp

HH2 Nhân viên có ngoại hình (chiều cao,…) phù hợp với nghành nghề TC4 Nhân viên giải quyết công việc rất đúng hạn

TC1 Nhân viên tuân thủ tốt quy định của doanh nghiệp 3. Thành phần 3: (vẫn giữ tên cũ là Đồng cảm – DC)

DC1 Nhân viên coi doanh nghiệp như ngôi nhà thứ hai của mình DC2 Nhân viên chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp

DC3 Nhân viên chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp Mô hình thang đo được xây dựng lại như Sơ đồ 2-5.

Sơ đồ 2-5: Mô hình thang đo đánh giá của doanh nghiệp sau phân tích nhân tố

Kỹ năng (KN) NL3, NL4, NL2, NL1, NL5, TC3 Sự hài lòng (HL) Thái độ (TD)

TC2, DU4, DU3, DU2, DU1, HH1, HH2, TC4, TC1 Đồng cảm (DC) DC1, DC2, DC3 HL1 HL3 HL2

Phân tích Cronbach’s Alpha được thực hiện trên thang đo mới để đánh giá độ tin cậy, kết quả tất cả các biến trong thang đo đều có tương quan biến tổng ≥ 0,3 và Cronbach’s Alpha của thang đo = 0,884 ≥ 0,7 cho thấy thang đo có độ tin cậy sử dụng được.

2.3.7.4. Phương trình hồi quy thang đo đánh giá của doanh nghiệp

Kiểm tra tương quan giữa các cặp biến cho thấy các cặp biến có tương quan chặt chẽ với nhau do đó có thể thực hiện hồi quy (Bảng PL-B-36, trang 108).

Mô hình hồi quy (ước lượng) của thang đo đánh giá của doanh nghiệp:

𝐻𝐿 = 𝑏0+ 𝑏1(𝐾𝑁) + 𝑏2(𝑇𝐷) + 𝑏3(𝐷𝐶) (Phương trình 2-5)

Trong đó: HL = Sự hài lòng của Doanh nghiệp; KN = Kỹ năng; TD = Thái độ; DC = Đồng cảm.

Thực hiện hồi quy cho kết quả như sau (Bảng PL-B-37, trang 108): R2

adjusted = 0,750 cho thấy 3 biến KN, TD, DC giải thích được 75% phương sai của sự hài lòng của người học. Sig. = 0,000 cho thấy mô hình phù hợp với tổng thể với độ tin cậy rất cao.

Với hệ số hồi quy (Bảng PL-B-38, trang 109), cả 4 biến đều có VIF < 10 nên khẳng định không có hiện tượng đa cộng tuyến. Cả ba biến và hằng số đều có Sig. lớn nhất là 0,034 nên chấp nhận được với mức ý nghĩa 0,034 – tức độ tin cậy 96,6%.

Mô hình hồi quy thang đo dánh giá của doanh nghiệp (dùng hệ số hồi quy đã chuẩn hóa):

Sự hài lòng (DN) = 0,441(𝐾𝑁) + 0,329(𝑇𝐷) + 0,181(𝐷𝐶) (Phương trình 2-6)

Kiểm tra các giả định cần thiết cho hồi quy tuyến tính

1. Liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập:

Đồ thị phân tán của phần dư chuẩn hóa phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh trục tung chứ không theo quy luật do đó giả định tuyến tính được thỏa mãn (Biểu đồ PL-B-5, trang 109).

2. Phương sai không đổi:

Thực hiện kiểm định tương quan hạng Spearman kiểm định giả thuyết H0 là Hệ số tương quan hạng của tổng thể (TT) và biến phụ thuộc (HL) = 0 (tức là Phương sai không đổi). Với mức ý nghĩa  = 0,05, kết quả Sig. = 0,949 > 0,05 cho thấy phương sai không đổi (Bảng PL-B-39, trang 110).

3. Tự tương quan:

Đại lượng thống kê Durbin – Watson của mô hình d = 1,772 (Bảng PL-B-37, trang 108). Với số biến độc lập là 3, số quan sát là 84 và mức ý nghĩa  = 5%, tra bảng giá trị Durbin – Watson có dL = 1,57 và dU = 1,72, như vậy: dU = 1,72  d = 1,772  4 – dU = 2,28

Theo Bảng 2-16: Quy tắc kinh nghiệm kiểm định Durbin – Watson (trang 46), ta xác định không có tự tương quan với mức ý nghĩa 5%.

4. Phần dư có phân phối chuẩn:

Qua biểu đồ P-P của phần dư chuẩn hóa (Biểu đồ PL-B-6, trang 110), phần dư chuẩn hóa khá sát với phân phối chuẩn kỳ vọng do đó khẳng định phần dư có phân phối chuẩn.

Như vậy, mô hình hồi quy của thang đo Đánh giá của Người học được chấp nhận (với hệ số hồi quy đã chuẩn hóa) như Phương trình 3-6:

Sự hài lòng (DN) = 0,441(𝐾𝑁) + 0,329(𝑇𝐷) + 0,181(𝐷𝐶)

2.3.7.5. Xác định các yếu tố mạnh, yếu

Ước lượng trung bình tổng thể 4 yếu tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng của Doanh nghiệp (Bảng PL-B-40, trang 111) cho thấy thứ tự trung bình các yếu tố từ thấp đến cao là DC, KN, TD.

Trong yếu tố DC, biến DC2 “Nhân viên chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp” thấp nhất (Bảng PL-B-41, trang 111).

Trong yếu tố TD, 2 biến TC2 “Nhân viên luôn trung thực” và TC1 “Nhân viên tuân thủ tốt quy định của doanh nghiệp” cao nhất (Bảng PL-B-42, trang 112).

Yếu tố KN không được đánh giá cao nhất tuy nhiên của đạt mức trung bình gần “đồng ý” đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của doanh nghiệp. Trong đó các biến NL3 “Nhân viên có khả năng giao tiếp tốt bằng ngoại ngữ” bị đánh giá rất thấp (Mean=2,869). Kế tiếp là kỹ năng làm việc nhóm cũng bị đánh giá thấp. Biến NL1 “Nhân viên có kỹ năng chuyên môn tốt” được đánh giá cao nhất (Bảng PL-B-43, trang 113).

2.3.7.6. Xác định các sự khác biệt trong đánh giá của doanh nghiệp 1. Khác biệt giữa các bộ phận

Thực hiện kiểm định Levene để kiểm tra điều kiện áp dụng phân tích phương sai, với mức ý nghĩa 5%, thành phần KN, DC và HL thỏa mãn điều kiện áp dụng ANOVA (Bảng PL-B-44, trang 114). Kết quả phân tích ANOVA cho các thành phần HL, KN, DC đều có Sig. <  = 5% do đó xác định có sự khác biệt và được phân tích sâu bằng thống kê Bonferroni, thành phần TD phân tích bằng thống kê Tamhane’s T2.

Kết quả phân tích sâu như sau:

 Thành phần KN: có khác biệt < 0 giữa Giám đốc và Bếp, Buồng.  Thành phần TD: có khác biệt < 0 giữa Giám đốc và Bếp, Buồng.

 Thành phần DC: có khácb iệt > 0 giữa Bếp với Nhà hàng, Bếp với Lễ tân và Bếp với Giám đốc.

 Thành phần HL: có khác biệt > 0 giữa Bếp và Giám đốc.

2. Khác biệt giữa các hạng

Kiểm tra giả thiết áp dụng phân tích ANOVA: với mức ý nghĩa 5%, các thành phần KN, TD, DC đều thỏa mãn điều kiện áp dụng ANOVA. Kết quả phân tích ANOVA (Bảng PL-B-45, trang 115) cho thấy các thành phần này đều không có sự khác biệt. Riêng thành phần HL không thỏa điều kiện áp dụng ANOVA nên phân tích sâu bằng thống kê Tamhane’s T2. Kết quả phân tích sâu HL cũng không có sự khác biệt.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo về du lịch - khách sạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)