6. Bố cục của đề tài
2.3.1. Quy trình nghiên cứu
Ba bảng hỏi được xây dựng cho ba nhóm khách hàng để có thể đánh giá được chất lượng đào tạo. Dựa trên thang đo SERVPERF 5 thành phần với 22 biến đo lường và tham khảo bảng câu hỏi của Chua (2004) và Nguyễn Thành Long (2006), ba bảng hỏi nháp được xây dựng và hiệu chỉnh thông qua nghiên cứu định tính để có được các bảng hỏi chính thức. Các biến quan sát trong các bảng hỏi sử dụng thang đo Likert 5 mức: 1 – Hoàn toàn phản đối, 2 – Nóichung là phản đối, 3 – Trung hòa, 4 – Nói chung là đồng ý, 5 – Hoàn toàn đồng ý. Bảng hỏi chính thức đưa vào khảo sát thực nghiệm, kết quả khảo sát được phân tích để xác định chất lượng đào tạo Du lịch – Khách sạn tại tỉnh BR-VT hiện nay cũng như các thành phần ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo (qua phân tích nhân tố khám phá), mức ảnh hưởng của từng nhân tố (phân tích hồi quy). Qua tham khảo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang (2008), tác giả xác định các bước thực hiện nghiên cứu như trong Sơ đồ 2-1: Các bước thực hiện nghiên cứu.
Sơ đồ 2-1: Các bước thực hiện nghiên cứu
Xây dựng thang đo nháp
Thang đo nháp
Nghiên cứu định tính để xây dựng thang đo
chính thức Thang đo chính thức Dữ liệu khảo sát Thu thập dữ liệu Phân tích số liệu Đánh giá độ tin cậy (Cronbach s Alpha)
Phân tích Nhân tố khám phá (EFA)
Dữ liệu đã loại các biến rác
Mô hình thang đo mới (sau EFA)
Hồi quy
Phương trình hồi quy Lý thuyết dịch vụ, chất
lượng dịch vụ, đào tạo
Mô hình nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến CLĐT DLKS Mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến CLĐT DLKS Ước lượng trung
bình tổng thể Khác biệt trung bình tổng thể Các yếu tố mạnh, yếu của CLĐT DLKS hiện nay Phân tích phương sai (ANOVA) Khác biệt trong đánh giá Khác biệt trong đánh giá giữa các nhóm khách hàng khác nhau