Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý địa phương

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo về du lịch - khách sạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 91 - 96)

6. Bố cục của đề tài

3.3. Các kiến nghị đối với cơ quan quản lý địa phương

Tỉnh BR-VT đã xác định Du lịch là một trong những ngành kinh tế dịch vụ quan trọng trong định hướng phát triển đến 2015, định hướng đến 2020 và cũng xác định cần phát triển đào tạo nhân lực du lịch chất lượng cao để phục vụ phát triển ngành du lịch của tỉnh.

Các kiến nghị sau đây đối với địa phương nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Du lịch – Khách sạn trên địa bàn tỉnh BR-VT:

1. Cần có thống kê thường xuyên về trình độ, quy mô nhân lực Du lịch – Khách sạn, quy mô các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh đang hoạt động, và các dự án sắp đi vào hoạt động và nhu cầu nhân lực của các dự án đó. Từ đó, tỉnh có căn cứ xây dựng chiến lược đào tạo nhân lực đồng thời các cơ sở đào tạo trên địa bản tỉnh căn cứ vào đó để chủ động trong việc xây dựng kế hoạch đầu tư cơ sở vật chất, giáo viên và quy mô tuyển sinh nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực và bảo đảm chất lượng đào tạo.

2. Tăng cường trao đổi thông tin giữa cơ quan quản lý du lịch địa phương và các cơ sở đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh cũng như làm cầu nối giữa các doanh nghiệp DL-KS trong tỉnh với các cơ sở đào tạo nhằm hỗ trợ các cơ sở đào tạo cải thiện chương trình đào tạo phù hợp, cũng như tạo điều kiện để các chuyên gia tại doanh nghiệp tham gia vào quá trình đào tạo.

3. Cập nhật thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng quy mô các dự án du lịch trên địa bàn tỉnh đang hoạt động, và các dự án sắp đi vào hoạt động và nhu cầu nhân lực của các dự án đó nhằm tạo điều kiện để học sinh phổ thông và cả các sinh viên học sinh đang học trong các trường thấy được cơ hội việc làm, thu hút đầu vào cho các cơ sở đào tạo Du lịch – Khách sạn trong tỉnh.

3.4. Tóm tắt chương

Từ thực trạng chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh BR-VT đã xác định ở chương 2, chương này đã đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh BR-VT từ đó đưa ra một số khuyến nghị đối với các cơ sở đào tạo DL-KS trong tỉnh và một đề đề nghị đối với cơ quan quản lý địa phương để nâng cao chất lượng đạo tạo DL-KS trên địa bản tỉnh.

KẾT LUẬN

Nhu cầu đào tạo nhân lực DL-KS trên địa bàn tỉnh BR-VT là một nhu cầu cấp thiết, đặc biệt là đào tạo nhân lực DL-KS chất lượng cao. Do đó, việc nâng cao chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh BR-VT là một vấn đề cần sớm giải quyết. Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Nâng cao chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh BR-VT” và triển khai thực hiện.

Trên quan điểm đào tạo là một dịch vụ. Luận văn đã xây dựng mô hình đánh giá chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh BR-VT với ba đối tượng khách hàng là Người học, Người dạy (giáo viên) và Doanh nghiệp (người sử dụng lao động) và thực hiện nghiên cứu đánh giá chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh hiện nay dựa trên đánh giá (sự hài lòng) của ba đối tượng khách hàng trên.

Kết quả chung:

Nói chung cả ba đối tượng khách hàng đều đánh giá chất lượng đào tạo DL-KS hiện nay trong tỉnh trên mức “trung bình”.

Kết quả cụ thể:

Với đối tượng khách hàng là Người học: Sự hài lòng của Người học về dịch vụ đào tạo ảnh hưởng bởi 4 yếu tố: Sự quan tâm (QT) của nhà trường, giáo viên và nhân viên; năng lực và tác phong của Giáo viên (GV); tổ chức hoạt động và năng lực nhân viên (NT); cơ sở vật chất (VC). Trong đó, yếu tố Giáo viên (GV) là yếu tố mà người học quan tâm cao nhất; sự Quan tâm (QT) cũng là yếu tố được quan tâm cao (xấp xỉ với yếu tố Giáo viên). Yếu tố Cơ sở vật chất ít được quan tâm nhất. Nói chung, đối tượng Người học khá hài lòng (Mean = 3,8028) và hài lòng hơn so với Doanh nghiệp và Người dạy.

Với đối tượng khách hàng là Người dạy: Sự hài lòng của Người dạy về dịch vụ đào tạo ảnh hưởng bởi 4 yếu tố tổ chức quản lý (TCQL) chương trình môn học, kế hoạch giảng dạy, sử dụng phòng học và công việc của nhân viên; quản lý đào tạo

(QLDT); sự quan tâm (QT) của nhà trường đối với giáo viên; năng lực và thái độ làm việc của nhân viên (NV). Trong đó yếu tố tổ chức quản lý (TCQL) được người dạy (giáo viên) quan tâm cao nhất. Đối tượng người dạy ít hài lòng nhất trong ba đối tượng khách hàng.

Với đối tượng khách hàng là Doanh nghiệp: Sự hài lòng của doanh nghiệp đối với nhân viên là đầu ra của các trường ảnh hưởng bởi 3 yếu tố: kỹ năng (bao gồm kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng mềm khác) của nhân viên (KN); thái độ (TD) trong công việc của nhân viên và sự đồng cảm (DC) của nhân viên với doanh nghiệp và với đồng nghiệp. Trong đó, kỹ năng của nhân viên là yếu tố ảnh hưởng cao nhất.

Các mặt mạnh trong đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh gồm:

 Kiến thức chuyên môn và kỹ năng giảng dạy của giáo viên tốt.  Nhà trường quan tâm cao tới giáo viên.

 Thái độ của người học khi làm việc tại doanh nghiệp tốt.  Kỹ năng chuyên môn của người học khi ra trường tốt.

Các mặt còn yếu kém:

 Sự quan tâm của nhà trường đối với sinh viên, học sinh chưa cao.  Nhân viên nhà trường chưa tận tâm đối với sinh viên, học sinh.

 Tổ chức quản lý quá trình dạy học còn chưa tốt, chưa tạo điều kiện thuận tiện cho giáo viên thực hiện công việc giảng dạy.

 Kỹ năng giao tiếp bằng ngoại ngữ của sinh viên, học sinh còn yếu.  Kỹ năng làm việc nhóm của sinh viên, học sinh còn yếu.

 Giáo viên còn thiếu sự quan tâm, gần gũi sinh viên, học sinh.

Luận văn cũng đã đưa ra một số đề xuất nâng cao chất lượng đào tạo DL-KS và các khuyến nghị đối với các cơ sở đào tạo DL-KS trong tỉnh và kiến nghị đối với cơ quan quản lý địa phương.

Các hạn chế của luận văn

Với những kết quả đạt được, luận văn đã phác thảo bức tranh tổng quát về chất lượng đào tạo DL-KS trên địa bàn tỉnh BR-VT hiện nay và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo DL-KS. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy luận văn còn một số hạn chế sau:

1. Hạn chế về phương pháp nghiên cứu: do vẫn còn có nhiều quan điểm khác nhau về đo lường chất lượng dịch vụ và đặc biệt là đo lường chất lượng dịch vụ đào tạo cũng như khách hàng của dịch vụ đào tạo đồng thời luận văn này khá bó buộc vào mô hình SERVPERF và quá trình thực hiện nghiên cứu định tính còn thiếu kinh nghiệm nên chất lượng các câu hỏi giường như chưa tốt (thể hiện qua việc lúng túng trong một số câu khi khảo sát khách hàng). Ngoài ra, như đã trình trong chương 2, các tác giả của SERVPERF muốn xây dựng thang đo tổng quát cho mọi dịch vụ nên khi áp dụng vào đặc thù từng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ đào tạo, vẫn có những khó khăn nhất định.

2. Hạn chế về phương pháp chọn mẫu nghiên cứu: do thời gian có hạn mà luận văn phải thực hiện khảo sát trên ba đối tượng khách hàng nên tác giả đã chọn phương pháp lấy mẫu phi xác suất dẫn tới tính đại diện của mẫu kém.

Hướng nghiên cứu tiếp theo

Từ luận văn này, tác giả mong muốn tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về:

1. Các lý thuyết về Khách hàng, Khách hàng của dịch vụ nhằm làm sáng tỏ hơn các đối tượng khách hàng của dịch vụ đào tạo;

2. Nghiên cứu sâu hơn các thang đo chất lượng đào tạo như HedPERF,… để nâng cao chất lượng thang đo đã xây dựng trong luận văn này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo về du lịch - khách sạn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 91 - 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)