Quy trình xâydựng các giải phápMarketing phát triển dulịch

Một phần của tài liệu Các giải pháp Marketing về du lịch của Trung tâm xúc tiến du lịch Thành phố Đà Nẵng (Trang 28)

20

Hình 1.1Quy trình xây dựng các giải pháp Marketing phát triển du lịch Đà Nẵng 1.3.1. Phân tích, đánh giá cơ hội và tiềm năng

Công việc đầu tiên để hoạch định chiến lƣợc Marketing du lịch cho địa phƣơng là chính là nhận dạng, phân tích tình thế Marketing du lịch của TP Đà Nẵng. Đó là việc xác định các điều kiện thị trƣờng hiện tại và tiến hành phân tích năng lực, mức độ và lực lƣợng lao động hiện hành với những kỹ năng cần thiết để thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng. Dữ liệu từ sự phân tích bên trong và bên ngoài này cho phép xác định các cơ hội và đe dọa của môi trƣờng bên ngoài, những điểm mạnh, điểm yếu ở môi trƣờng bên trong.

Các yếu tố môi trƣờng bên ngoài ảnh hƣởng đến việc ứng dụng Marketing du lịch cho Đà Nẵng nhƣ: kinh tế, chính trị - pháp luật, tự nhiên, đối thủ cạnh tranh

Các yếu tố môi trƣờng bên trong ảnh hƣởng đến việc ứng dụng Marketing du lịch cho Đà Nẵng nhƣ: Cơ sở du lịch (cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch), Nguồn nhân lực phục vụ du lịch, Vốn đầu tƣ.

Cụ thể hơn là xây dựng ma trận SWOT: là sự phối hợp giữa các yếu tố bên trong là điểm mạnh và điểm yếu với các yếu tố bên ngoài là cơ hội và nguy cơ.

Bảng 1.1 Bảng phân tích SWOT Strengths (Điểm mạnh): - Du lịch Đà Nẵng có lợi thế gì? - Có những cái gì tốt hơn du lịch ở những nơi khác? - Du lịch Đà Nẵng có những tiềm năng hấp dẫn nào?

Weaknesses (Điểm yếu):

- Du lịch Đà Nẵng cần cải thiện điều gì?

- Cần tránh cái gì?

- Những gì mà dƣờng nhƣ mọi ngƣời cho rằng là thế yếu?

Opportunities (Cơ hội):

- Đâu là những cơ hội tốt nhất có thể mang lại?

- Đâu là xu thế tốt mà du lịch Đà Nẵng đang mong đợi.

Threats (Thách thức):

- Trở ngại của du lịch Đà Nẵng là gì? - Đối thủ cạnh tranh đang làm gì? - Có phải đang có những thay đổi đối với sản phẩm du lịch?

Phân tích, đánh giá các cơ hội và tiềm

năng

Xây dựng tầm nhìn, mục tiêu phát triển của

du lịch

Đề xuất các giải pháp Marketing du lịch Tổ chức, thực hiện, kiểm tra các hoạt động và kết quả đạt đƣợc của các giải

21

- Tổng hợp các vấn đề cốt lõi cần giải quyết từ ma trận SWOT. Nguyên tắc cơ bản ở đây là “tính chọn lọc và tập trung” đòi hỏi địa phƣơng phải xác định mức độ ƣu tiên đối với các vấn đề cần giải quyết dựa trên những mục tiêu cụ thể.

1.3.2. Xây dựng tầm nhìn và mục tiêu phát triển du lịch địa phương

Phân tích giúp địa phƣơng thấy đƣợc bức tranh tổng thể về ngành du lịch của mình. Một địa phƣơng thƣờng có rất nhiều dự án phát triển du lịch. Nếu không xây dựng đƣợc một tầm nhìn tổng thể thì khó xác định đƣợc mức độ ƣu tiên của từng dự án.

Để xây dựng tầm nhìn, địa phƣơng cần phải quan tâm đến hình ảnh mà cƣ dân mong muốn thấy đƣợc trong thời gian 10 hoặc 20 năm tiếp theo. Do đó cƣ dân địa phƣơng đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với việc xây dựng tầm nhìn và phƣơng hƣớng phát triển du lịch của địa phƣơng.

Việc xây dựng tầm nhìn cần phải xem xét một cách tổng thể nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm sự phối hợp:Các đặc trƣng hấp dẫn; Thị trƣờng mục tiêu của ngành du lịch địa phƣơng; Các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn mà địa phƣơng theo đuổi và các tiền để cần thiết cho tầm nhìn cần xây dựng.

1.3.3. Giải pháp Marketing

- Nghiên cứu thị trƣờng và lựa chọn TTMT - Củng cố và đa dạng hóa sản phẩm du lịch - Giải pháp về giá cả

- Đa dạng hóa hệ thống phân phối

- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến – quảng bá du lịch - Chính sách nguồn nhân lực (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Một số giải pháp khác

1.3.4. Tổ chức, thực hiện, kiểm tra các hoạt động và kết quả đạt được của Marketing Marketing

Tất cả các bƣớc trên sẽ trở nên vô nghĩa nếu chúng không đƣợc thực hiện và kiểm soát một cách hiệu quả. Công việc của địa phƣơng là phải quản lý quá trình thực hiện chiến lƣợc Marketing. Kết quả phụ thuộc rất nhiều vào khả năng hoạch

22

định chiến lƣợc cũng nhƣ khả năng thực hiện của tất cả các bộ phận trong ngành. Quy trình kiểm tra và đánh giá Marketing du lịch Đà Nẵng gồm 6 bƣớc:

- Xác định các mục tiêu cần đạt đƣợc - Xây dựng các tiêu chuẩn

- Đo lƣờng các kết quả

- So sánh việc thực hiện với các mục tiêu - Xác định các vấn đề còn tồn tại

- Đề xuất giải pháp sửa chữa (nếu cần)

NHẬN XÉT KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Du lịch trong những năm gần đây trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia và đóng góp một phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế thế giới.Những nghiên cứu gần đây cho thấy nhu cầu và đòi hỏi của khách du lịch (đặc biệt là khách du lịch quốc tế) đang ngày càng cao hơn; họ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc đi du lịch, họ luôn tìm kiếm những trải nghiệm mới nhằm hoàn thiện bản thân. Công nghệ thông tin và các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã góp phần làm cho thế giới trở nên dễ tiếp cận hơn đối với khách du lịch; họ có quá nhiều sự lựa chọn cho một kỳ nghỉ của mình. Chính vì vậy, để phát triển du lịch ngày một tốt hơn thì việcthu hút sự chú ý của khách du lịch thông qua Marketing là bƣớc khởi đầu và có ý nghĩa sống còn đối với việc phát triển thị trƣờng du lịch trong và ngoài nƣớc của các quốc gia. Thêm vào đó sản phẩm du lịch có những đặc tính vô cùng đặc biệt nên Marketing rất cần thiết trong lĩnh vực này.

Việc xây dựng mô hình giải pháp Marketing nhằm phát triển du lịch thành phố Đà Nẵng sẽ giúp các nhà quản lý xác định đƣợc giá trị và thị trƣờng của du lịch TP để từ đó có một bức tranh toàn cảnh về các giải pháp Marketing hiệu quả và hợp với xu thế hiện nay.

23

CHƢƠNG 2: XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ VÀ THỊ TRƢỜNG MỤC TIÊU DU LỊCH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CỦA TRUNG TÂM XÚC TIẾN DU LỊCH THÀNH

PHỐ ĐÀ NẴNG Mục tiêu và Nội dung chính của Chƣơng:

Dựa trên việc đánh giá các nguồn lực phát triển du lịch Đà Nẵng và đánh giá thực trạng Marketing du lịch Đà Nẵng để đưa ra các nhận định xác định các giá trị du lịch và thị trường mục tiêu cho du lịch Đà Nẵng. Các giá trị và thị trường mục tiêu này cũng nhưcác phân tích chi tiết về các tiềm năng và đánh giá chi tiết về các giải pháp Marketinghiện tại của du lịch Đà nẵng sẽ là cơ sở chính cho việc phát triển các giải pháp Marketing ở chương 3. Việc thực hiện Chương 2 là việc triển khai ba bước đầu trong Mô hình xây dựng các giải pháp Marketing phát triển du lịchđã được xây dựng ở Chương 1:Cơ sở lý luận về Marketing du lịch.

2.1. Giới thiệu tổng quan về Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng

2.1.1. Lịch sử hình thành

Trung tâm Xúc tiến Du lịch Đà Nẵng trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng, đƣợc thành lập tại quyết định 55/1999/QĐ-UB ngày 19 tháng 4 năm 1999 của Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Đà Nẵng. Trung tâm XTDL Đà Nẵng có chức năng giúp Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động tiếp thị, xúc tiến du lịch tại địa phƣơng.

Trung Tâm XTDL Đà Nẵng là đơn vị sự nghiệp hoạt động có thu, có tƣ cách pháp nhân, đƣợc khắc con dấu theo quy định và đƣợc mở tài khoản tại ngân hàng để giao dịch.Trụ sở của Trung Tâm XTDL Đà Nẵng đặt tại số 32A Phan Đình Phùng, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng.

2.1.2. Tổ chức bộ máy

Trung tâm XTDL Đà Nẵng có Giám đốc, các Phó Giám đốc, Kế toán trƣởng, các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và đơn vị sau:

- Phòng Hành chính – Tài vụ - Phòng Đào tạo và Dịch vụ - Phòng Thông tin Du lịch

24 - Phòng Thị trƣờng Du lịch

- Đội Xích lô Du lịch

+ Giám đốc Trung tâm do Chủ tịch UBNDTP Đà Nẵng bổ nhiệm, miễn nhiệm; Giám đốc Trung tâm chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và trƣớc Pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trung tâm;

+ Các Phó Giám đốc và Kế toán trƣởng Trung tâm do Giám đốc Sở quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, có nhiệm vụ giúp Giám đốc Trung tâm thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn do Giám đốc Trung tâm phân công, chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc Trung tâm và trƣớc Pháp luật về lĩnh vực công tác đƣợc phân công;

+ Giám đốc Trung tâm XTDL quyết định thành lập và quy định chức năng nhiệm vụ của các phòng chuyên môn, nghiệp vụ và Đội Xích lô Du lịch trực thuộc Trung tâm sau khi Giám đốc Sở phê duyện phƣơng án;

+ Trƣởng phòng, Phó trƣởng phòng chuyên môn, nghiệp vụ, Đội trƣởng, Đội phó Đội Xích lô Du lịch trực thuộc Trung tâm do Giám đốc Trung tâm XTDL Đà Nẵng quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ của Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng a. Chức năng:

Trung Tâm Xúc Tiến Du Lịch Đà Nẵng có chức năng giúp Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức các hoạt động XTDL tại địa phƣơng.

b. Nhiệm vụ:

- Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, các dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch của TP đến doanh nghiệp du lịch và du khách trong và ngoài nƣớc;

- Tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về du lịch tạo môi trƣờng du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn cho du khách, trọng tâm là các địa bàn trọng điểm về du lịch;

- Tổ chức cập nhật, lƣu trữ thông tin du lịch, xuất bản các ấn phẩm du lịch, xuất bản Bản tin Du lịch; phát triển các kiốt thông tin du lịch, các máy tra cứu dữ

25

liệu để cung cấp thông tin, hỗ trợ cho du khách; quản lý các Quầy thông tin du lịch, các máy tra cứu dữ liệu thông tin du lịch, lắp đặt các biển quảng cáo du lịch;

- Xây dựng và điều hành website du lịch, tham gia biên tập website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng;

- Tham gia tổ chức các hoạt động, sự kiện du lịch, các chƣơng trình giới thiệu các sản phẩm khuyến mại về du lịch để thu hút du khách;

- Tổ chức nghiên cứu thị trƣờng, xác định các thị trƣờng trọng điểm, đánh giá nhu cầu, thị hiếu của du khách nhằm hoạch định chiến lƣợc XTDL;

- Tƣ vấn hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch xây dựng chiến lƣợc, kế hoạch xúc tiến thị trƣờng du lịch;

- Tham gia hoặc tổ chức các hội chợ, triển lãm, hội thảo, giao lƣu về du lịch; - Tổ chức các chƣơng trình du lịch làm quen (Famtrip), các chƣơng trình giới thiệu du lịch (Roadshow);

- Thu thập ý kiến của các hãng Lữ hành và du khách về điểm đến, về sản phẩm du lịch để có kế hoạch xây dựng điểm đến hấp dẫn và sản phẩm du lịch phù hợp;

- Thu thập và cập nhật thông tin về thị trƣờng du lịch để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch;

- Huy động các nguồn lực để đầu tƣ phát triển các KDL, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lƣợng cao, mang nét đặc thù của TP Đà Nẵng; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất- kỹ thuật du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lƣợng dịch vụ du lịch;

- Mở rộng liên kết với các doanh nghiệp du lịch, các cơ quan XTDL, các Hãng Hàng không, vận chuyển du lịch… để đẩy mạnh công tác XTDL;

- Liên kết phát triển các dịch vụ tƣ vấn, dịch thuật, hƣớng dẫn du lịch để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và du khách;

- Cung ứng các dịch vụ du lịch, các dịch vụ hành chính công có liên quan đến ngành du lịch cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu;

26 cho ngành và giải quyết việc làm cho xã hội;

- Quản lý Đội Xích lô Du lịch nhằm đảm bảo phục vụ khách du lịch văn minh, lịch sự và an toàn;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Sở giao.

2.1.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban

a. Phòng Hành chính – Tài vụ có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Tham mƣu cho Thủ trƣởng đơn vị tuyển dụng, hợp đồng lao động, đào tạo, thi đua, khen thƣởng, kỷ luật CBVC;

- Thực hiện chế độ chính sách tiền lƣơng, BHXH, BHYT, đối với CBVC trong đơn vị theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc

- Quản lý lao động, ngày công của CBVC trong đơn vị theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc;

- Tham mƣu cho Giám đốc Trung tâm trong việc xây dựng các chế độ, chính sách nhằm ổn định, thu hút và phát triển nguồn nhân lực;

- Xây dựng và triển khai cácquy trình đánh giá hiệu quả làm việc và các chính sách đối với CBVC nhằm đảm bảo phát huy hiệu quả năng lực của mỗi CBVC;

- Quản lý hồ sơ, lý lịch của CBVC; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thực hiện công tác văn thƣ, lƣu trữ, quản lý con dấu và văn bản;

- Giúp giám đốc Trung tâm tổ chức hội, họp và thực hiện các hoạt động kết nối nhân viên, các phòng, ban trong đơn vị;

- Thực hiện công tác tổng hợp, báo cáo của Trung tâm theo định kỳ và đột xuất;

- Tham mƣu cho Giám đốc ban hành và theo dõi việc thực hiện các nội quy, quy chế;

- Quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi, tổ chức công tác kế toán, thống kê theo quy định hiện hành của Nhà nƣớc;

- Quản lý vốn, tài sản và cơ sở vật chất của Nhà nƣớc giao cho đơn vị quản lý, sử dụng;

27

- Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, chƣơng trình công tác và biện pháp tổ chức thực hiện hàng năm;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

b. Phòng Đào tạo và Dịch vụ có chức năng, nhiệm vụ sau:

- Tổ chức công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ, đào tạo nghề theo chức năng, nhiệm vụ (xây dựng kế hoạch, chỉ tiêu chiêu sinh, quản lý giáo viên, học viên, phòng học, dụng cụ và trang thiết bị dạy và học tại cơ sở);

- Tổ chức dạy nghề theo Giấy phép của Sở lao động – Thƣơng binh và Xã hội TP Đà Nẵng;

- Quản lý cơ sở Ngoại ngữ du lịch theo Giấy phép của Sở Giáo dục – Đào tạo TP Đà Nẵng;

- Liên kết phát triển các dịch vụ tƣ vấn, dịch thuật, hƣớng dẫn du lịch để hỗ trợ doanh nghiệp du lịch và du khách;

- Cung cấp các thông tin và dịch vụ du lịch cho du khách: làm hộ chiếu, dịch thuật, vé máy bay, lƣu trú, chƣơng trình tham quan, quà lƣu niệm, hƣớng dẫn viên, sách hƣớng dẫn du lịch, bản đồ, tập gấp…;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao.

c. Phòng Thông tin Du lịch có các chức năng, nhiệm vụ sau:

- Tuyên truyền, quảng bá hình ảnh du lịch, danh lam thắng cảnh, các dịch vụ du lịch và sản phẩm du lịch của TP đến doanh nghiệp du lịch và du khách;

- Tuyên truyền vận động, nâng cao nhận thức của ngƣời dân về du lịch, tạo môi trƣờng du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn cho du khách, trọng tâm là các địa bàn trọng điểm về du lịch;

- Tổ chức cập nhật,lƣu trữ thông tin du lịch, cập nhật và quản lý kho lƣu trữ hình ảnh về các sự kiện, các điểm đến…, đảm bảo cung cấp những hình ảnh đa dạng và chất lƣợng phục vụ cho công tác xúc tiến quảng bá du lịch TP;

- Xuất bản các ấn phẩm, bản tin du lịch; phát triển mạng lƣới các quầy, kiost thông tin du lịch, các máy tra cứu dữ liệu để cung cấp thông tin, hỗ trợ cho du khách; lắp đặt các biển quảng cáo du lịch;

28

- Xây dựng và điều hành website du lịch, tham gia biên tập website của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP Đà Nẵng;

- Tham gia tổ chức các hoạt động, các chƣơng trình giới thiệu sản phẩm khuyến mại về du lịch để thu hút du khách;

- Tham mƣu và giúp Giám đốc Trung tâm tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các sự kiện du lịch;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm giao;

d. Phòng Thị trường Du lịch có các chức năng và nhiệm vụ sau:

- Điều tra nghiên cứu thị trƣờng, xác định thị trƣờng trọng điểm, đánh giá nhu cầu, thị hiếu của du khách nhằm hoạch định chiến lƣợc xúc tiến du lịch, xây

Một phần của tài liệu Các giải pháp Marketing về du lịch của Trung tâm xúc tiến du lịch Thành phố Đà Nẵng (Trang 28)