Khai thác, nuôi trồng thủy hải sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải ( lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng Tàu (Trang 42 - 43)

- Địa hình đồng bằng ven biển

2.4.3.Khai thác, nuôi trồng thủy hải sản

Đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu đa dạng về các kiểu ĐNN, tạo tiềm năng cho hoạt động khai thác và nuôi trổng thủy sản phát triển mạnh mẽ. Đặc trưng của vùng biển này là giàu có về các giống loài hải sản trong đó nhiều loài có giá trị kinh tế cao (tôm, cua, sò,...). Nhiều cảng cá có sức chứa tàu thuyền lớn thuận lợi cho phát triển ngành đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, phương tiện và kỹ thuật đánh bắt vẫn còn lạc hậu, ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao. Tình trạng sử dụng chất nổ và các hình thức khai thác nguy hại như giã cào, vây rút chì,...còn phổ biến gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng môi trường và làm suy giảm ĐDSH.

Ảnh 2.2. Chăt phá rừng phòng hộ ở Hàm Tiến Ảnh 2.3. RNM còn sót lại ở Bình Châu

Nguồn: M ai Trọng Nhuận Nguồn: Nguyễn Tài Tuệ

Trong những năm gần đây, hoạt động NTTS trong vùng phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng nhanh, diện tích nuôi trổng ngày càng được mở rộng * điển hình là ở các xã như: Tân Thuận, Tân Hải, Tân Bình, Tân Thắng,... (tỉnh

Bình Thuận) và các xã Bình Châu, Lộc An, cửa Lấp, cửa sông Dinh, quanh sông Mũi Giui, phường 11, phường 5, phường 6, phường 8, phường 4 của thành phố Vũng Tàu,... (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Tuy nhiên, hoạt động này đang mang tính tự phát và gây ra những tác hại không nhỏ đến môi trường, nghiêm trọng nhất là chặt phá RNM, rừng phòng hộ, biến diện tích nông nghiệp thành diện tích đầm nuôi (ảnh 2.2). Trong vòng mấy chục năm qua, hầu hết RNM của khu vực đã bị phá huý, chi còn khoáng vài chục ha diện tích

RNM bị suy thoái tại cửa Bình Châu và cửa Hà Lãn (ảnh 2.3). Ở khu vực tiếp giáp với sông Thị Vải và vịnh Gành Rái bị mất đi ngày càng nhiều do xây dựng các khu công nghiệp, đắp đầm nuôi tôm, làm muối dọc đường 51. Khu vực quanh cửa Lộc An, trên 100 ha RNM cũng bị mất do chuyển đổi sử dụng cho hoạt động du lịch, nuôi tôm, chế biến thủy hải sản. Hoạt động đắp đập làm ao nuôi tôm đã dẫn đến mất hoặc thay đổi đuờng thoát lũ vào mùa mưa làm thay đổi chế độ thủy động lực dòng chảy ven bờ, thiếu hụt trầm tích, góp phần làm cường hóa xói lở bờ biển và biến động luồng lạch. Bên cạnh đó nước thải từ đầm nuôi không được xử lý mà đổ thẳng ra biển góp phần gây ô nhiễm môi trường và phá hủy cảnh quan bờ biển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải ( lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng Tàu (Trang 42 - 43)