- Địa hình đồng bằng ven biển
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐỊA CHẤT
3.4.3. Nước khoáng nước nóng
Trong khu vực nghiên cứu có các mỏ khoáng nước khoáng - nước nóng, với các nguồn nước xuất lộ trong trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn (mQị3). Một số mỏ có thể kể ra như sau:
Nước khoáns nóng Đinh Ba (Phons Điền): thuộc xã Tân Thuận (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), mỏ được xếp vào loại nước khoáng silic - fluor, rất nóng; kiểu hoá học: nước clorur naừi, khoáng hoá vừa. Năm 1992, mỏ đã được đoàn Địa chất 705 tiến hành công tác khoan bơm thí nghiệm phân tích mẫu nước nhằm đánh giá chi tiết hơn nguồn nước khoáng. Nguồn nước xuất lộ trong trầm tích biển tuổi Pleistocen muộn (mQ|3). Trữ lượng dự báo cấp Cj = 1.036 m3/ngày.
Nước khoáns nóns Bình Châu (Cù My): nguồn nước khoáng Bình Châu phân bố trong địa phận xã Bình Châu (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), cách thị trăn Xuyên Mộc theo tỉnh lộ 23 về phía đông khoảng 15 km. Trong phạm vi nguồn nước xuất lộ, phân bố các trầm tích bở rời nguồn gốc biển Pleistocen. Thành phần gồm sạn - cát, bột màu xám vàng nhạt. Nước chảy tràn trên diện tích 1200 m2(rộng 80 m, dài 150 m) dưói dạng mạch đùn tạo nên khu lầy lội. Nước ở các mạch lộ có nhiệt độ từ 65 c đến 80 c , mang theo nhiều bọt khí và có mùi sulfur hydro. Thành phần hóa học, nhiệt độ tha\ đổi theo thời gian. Nguồn nước khoáng - nước nóng Bình Châu đã được dân «ư dụng vào việc chữa bệnh từ thòi xa xưa.
Nước khoáng Láng Dài: mỏ được phát hiện do đoàn 707 thăm dò năm 1997 thuộc xã Láng Dài (huyện Long Đất, Bà Rịa - Vũng Tàu). Nguồn nước xuất lộ theo lỗ khoan, qua đá granit, phủ trên là trầm tích biển tuổi Holocen muộn (Q23). Nước trong suốt, không mùi. Lưu lượng 0,35 - 8,51 1/s. Kiểu hóa học thuộc loại nước bicarbonat natrimagnesi có độ khoáng hóa vừa và đươc xếp vào loại nước khoáng carbonit (C 02 500 - 1000 mg/1). Mỏ lớn với trữ lượng cấp Cj =172,8 m3/ ngày.
Nói chung, do đặc điểm khí hậu, điều kiện địa chất thuỷ văn không thuận lọi cho việc tích tụ nước dưới đất nên tiềm năng nguồn nước ngầm không cao và nguồn nước này chủ yếu tập trung theo các lưu vực sông, ven biển. Đây còn là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho kinh doanh, du lịch; ở nhiều vùng vào mùa khô ngưòi dân còn khai thác để tưới tiêu nông nghiệp.
Tài nguyên vị thế của khu vực
nghiên cứu bao gồm: các mũi nhô như:
mũi Chê Ka, mũi Kê Gà (ảnh 3.3), mũi Nham, mũi Đỏ, mũi Ba Kiềm, mũi Kỳ Vân, mũi Nghinh Phong,... là điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế của vùng đồng thời cũng góp phần quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng. Các tài nguyên này hiện nay đang được khai thác khá mạnh mẽ. Các mũi nhô như Kỳ Vân, Vũng Tàu đang trở thành các địa điểm du lịch tham quan thu hút được đông đảo không chỉ du khách trong nước mà cả quốc tế. Bên cạnh đó, các mũi nhô như Kỳ Vân, Nghinh Phong còn tạo cho biển có dạng vịnh nửa kín, có khả năng chắn sóng, gió,... là địa điểm thuận lợi cho các loại tàu thuyền neo đậu trong những ngày biển động.
Ngoài ra, các tài nguyên vị thê liên quan đến giao thông vận tải biên, neo đậu tàu như: cảng La Gi, cảng Tân Hải, cảng Lộc An, cảng Cửa Lấp, cang Cầu GỖ, cảng cá Cát Lở. Đây là vị trí thuận lợi để trao đổi mua bán các loại thủy sản đánh bắt được, là nơi tránh bão khi cần thiêt. Tuy nhién, loại tai