X tỊU ón StỊUvễn Thị Hanv Hutr
ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG CỦA TÀI NGUYÊN ĐỊA CHẤT
ĐỊA CHẤT
4.1. ĐÁNH GIÁ MỨC Đ ộ NGUY HIỂM d o t a i BIẼN
4.1.1. Xác định các yếu tố gây tai biến tiềm năng
Kết quả khảo sát thực tế và phân tích nguồn tài liệu sẵn có cho thấy khu vực nghiên cứu chịu tác động của các loại tai biến sau: 1) Xói lở, 2) Lũ lụt. 3) Nhiễm mặn, 4) Bổi tụ gây biến động luồng lạch, 5) Động đất, 6) Đổ lở - sạt lở, 7) Cát di chuyển, 8) Sóng cát di động, 9) Dâng cao mực nước biển, 10) Ô nhiễm dầu, 11) Ô nhiễm môi trường bởi kim loại và hợp chất hữu cơ, 12) Sự cố tràn dầu. Bên cạnh đó, các yếu tố có thể gây tai biến tiềm năng như các hoạt động nhân sinh (các trạm xăng dầu, nhà máy chế biến và khai thác thuỷ sản, KTKS, đầm NTTS,...); các thành tạo địa chất ven bò (bùn, bùn cát, sạn sỏi và đá gốc) cũng được tính điểm để xác định mức độ nguy hiểm do tai biến gây ra đối vói TNĐC của đói duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu.
4.1.2. Xác định mức độ nguy hiểm do tai biến gây ra
Các tai biến và mật độ tai biến được xác định và cho điểm trên từng ô vuông của bản đồ địa hình phù hợp với tỷ lệ của khu vực nghiên cứu. Dựa vào mật độ tai biến, đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu được chia thành 4 vùng với mức độ nguy hiểm khác nhau:
Vùng I - Vùng ít nguy hiểm: bao gồm khu vực đồi núi, nằm cách xa bò biển thuộc phía tây huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân, Xuyên Mộc; vùng đất liển phía Bắc và Tây Bắc khu vực nghiên cứu. Đây là vùng cách xa cửa sông, ^pảng biển, là nơi có mật độ tai biến nhỏ, chịu ảnh hưởng một số tai biến (lũ lụt, động đất) ở cường độ nhỏ và các hoạt động nhân sinh nhằm khai thác TNĐC gây cường hóa tai biến cũng ít phát triển.
Vùng II - Vùng tương đối nguy hiểm: thuộc địa phận các xã phía Nam thành phố Phan Thiết (Thuận Quý, Tiến Thành), dải ven thuộc hờ trái sòng Dinh (kéo dài qua Tân An, Tân Thiện tới Sơn Mỹ), đoạn từ Phước Hái tới xã Lộc An, dải hẹp thuộc thành phô Vũng Tàu (phường 1. 5. 6) và vùng bièn 0 - 6 m nước thuộc phía Nam thành phố Phan Thiết. Đặc điẻm cùa vùng nãy la
chiu anh hương cua cac loại tai biên (xoi lơ, nhiêm măn, dâng cao mưc nước biển, cát bay, động đất, ô nhiễm môi trường nước và trầm tích bởi các kim loại) à mức độ trung bình.
Vùng III - Vùng nguy hiểm: dải ven biển kéo dài từ Tân Thành (Chùm Găng) qua Gò Đình tới cửa sông Phan thuộc địa phận xã Tân Hiệp; đoạn bờ từ Long Hải qua xã Phước Tỉnh (cửa Lấp) tới phường 10 và một phần diện tích nhỏ thuộc phường 11 (thành phố Vũng Tàu), đoạn bờ thuộc xã Bình Châu, Tân Bình và vùng biển từ 0 - 6m nước thuộc vịnh Gành Rái (thành phố Vũng Tàu). Đây là vùng chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại tai biến ở cường độ tương đối mạnh như: xói lở, bồi tụ gây biến động luồng lạch (ở khu vực cửa Lấp), nhiễm mặn (khu KTKS ở Chùm Găng), dâng cao mực nước biển, cát di chuyển, ô nhiễm môi trường nước và trầm tích bởi các kim loại Zn, Mn, Pb, Cd,... (tập trung ở khu vực phường 11 thành phố Vũng Tàu - nơi tập trung số lượng lớn tàu thuyền neo đậu ở cảng Cát Lở, cảng Cầu Gỗ) và vận chuyển dầu (cảng dầu khí Petro). Ngoài ra, vùng này còn bị cường hoá bởi các hoạt động khai thác tài nguyên như du lịch, NTTS, khai thác - chế biến thủy hải sản,...
Vùng IV - Vùng rất nguy hiểm: dải ven biển thuộc địa phận La Gi (gồm thị trấn La Gi, Bàu Dòi và dải hẹp thuộc xã Tân Long), dải từ thành phố Phan Thiết đến Mũi Né, thành phố Vũng Tàu (phường 6, 9, 10) và vùng biển 0 - 6 m nước tại khu vực cửa Lagi, cửa Lộc An. Vùng này chịu ảnh hưởng rất mạnh của các tai biến xói lở, bồi tụ gây biến động luồng lạch, lũ lụt, ô nhiễm môi trường nước bởi các kim loại Mn, Pb; biểu hiện ô nhiễm môi trường trầm tích bởi kim loại Hg, As, Sb,.... Bên cạnh đó, các hoạt động nhân sinh cường hóa tai biến (khai thác, chế biến thủy hải sản; giao thông thủy, NTTS) đã và đang diễn ra với cường độ mạnh, là nguyên nhân thúc đẩy các tai biến xói lở, bồi tụ biến động luồng lạch, ô nhiễm môi trường nước và trầm tích tại đây.
•4.2. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ T ổN THƯƠNG CỦA TÀI NGUYÊN ĐỊA CHẤT
4.2.1. Xác định đối tượng dễ bị tổn thương
Dựa vào tiêu chí xác định đối tượng dễ bị tổn thương cua Cutter và nnk. (1996, 2000), NOAA (1999) và kết quả khảo sát khu vực nghiên cứu, các đoi tượng - các dạng TNĐC dễ bị tổn thương được xác định như sau:
+ Tài nguyên khoáng sản: bao gồm khoáng sản kim loại (các mỏ ilmenit, titan -zircon); cát thủy tinh; vật liệu xây dựng,...;
+ Tài nguyên nước: tài nguyên nước mặt (các hệ thống sông như sông Phan, sông Dinh, sông Thị Vải,...), tài nguyên nước ngầm;
+ Tài nguyên vị thế: các mũi nhô (Nghinh Phong, Kỳ Vân, Kê Gà....): cảng biển, điểm neo đậu tàu thuyền,....;
+ KQĐC: các bãi cát, thành tạo địa chất ven biển, hang động....
+ ĐNN: (đầm NTTS, ruộng lúa, RNM, bãi dưới triều có độ sâu dưới 6m
khi triều kiệt, cửa sông, bãi bùn - cát gian triều, bãi bùn gian triều). 4.2.2. Phân vùng mật độ đối tượng dễ bị tổn thương
Dựa vào kết quả phân tích chuyên gia cùng với kiểm tra, đánh giá, khảo sát thực địa. Các đối tượng dễ bị tổn thương được cho điểm theo thứ tự ưu tiên vể giá trị kinh tế, nguy cơ suy giảm giá trị ĐDSH và giá trị môi trường. Sự chồng ghép các thông số về đối tượng dễ bị tổn thương của từng đơn vị diộn tích sẽ có chỉ số điểm, chỉ số này sẽ phản ánh mức độ dễ bị tổn thương của khu vực đó (Cutter và nnk, 2000). Kết quả khu vực nghiên cứu được chia thành 4 vùng có mức độ dễ bị tổn thương từ thấp đến cao:
Vùng I - Vùng có mật độ đối tượng dễ bị tổn thương thấp: chiếm diộn tích không lớn bao gồm khu vực ven biển thuộc phía nam thành phố Phan Thiết tới mũi Kê Gà thuộc địa phận các xã Tiến Bình, Tiến Thành, Tiến Hòa, và Thuận Quý; phía bắc mũi Hồ Tràm kéo dài từ xã Phước Thuận qua xã Bông Trang, Bương Riềng và tới xã Thanh Bình. Đây là khu vực nghèo tài nguyên đặc biệt là nguồn tài nguyên nước.
Vùng II - Vùng có mật độ đối tượng dễ bị tổn thương trung bình: dải ven biển kéo dài từ cửa sông Phan tới sông Dinh thuộc địa phận các xã Tân • Bình, Tân Hải, vùng có các loại TNĐC như vật liệu xây dựng (mỏ đá xây
dựng ở Tân Bình). Dải ven biển từ mũi Kỳ Vân tói mũi Hồ Tràm, có các bãi biển đẹp đang được đầu tư cho phát triển du lịch, tài nguyên ĐNN thuận lợi cho phát triển NTTS. Tiếp đến là dải ven biển từ Sơn Mỹ tói Tân Thiện với các dạng tài nguyên ĐNN (đầm NTTS, ruộng lúa, vùng sình lầy ngập nước) và là vùng có tiềm năng phát triển du lịch.
Vùng III - Vùng có mật độ đối tượng dễ bị tổn thương cao: chiếm diện tích lớn của khu vực nghiên cứu thuộc dải ven biển của các xã Tân Thuận. Tân Thành (Hàm Thuận Nam), phong phú về các loại TNĐC (khoáng sản ilmenit và zircon - đang được cả nhà nước và tư nhân kết hợp khai thác và đem lại nguồn kinh tế cho người dân địa phương). Dải ven biển thuộc xã Bình Châu, Thanh Bình đặc trưng bởi tài nguyên ĐNN thuận lợi cho NTTS (các đầm lagoon nhỏ), kết hợp vói nhiều bãi biển, cảnh quan đẹp thúc đẩy ngành du lịch phát triển mạnh cùng với tài nguyên khoáng sản (các điểm quặng - cát thủy tinh, than bùn, mỏ nước khoáng nóng ở Bình Châu). Và dải ven biển kéo dài từ phường 10 (thành phố Vũng Tàu) tới cửa Lấp với các cồn cát trắng đẹp thuận lợi cho phát triển du lịch. Dải hẹp thuộc xã Long Hải, với các khu du lịch nổi tiếng như Thùy Dương, Long Hải cùng với các đặc sản nổi tiếng của người dân địa phương).
Vùng IV - Vùng có mật độ đối tượng dễ bị tổn thương rất cao: thuộc địa phận thành phố Phan Thiết (kéo dài tới mũi Né), thị trấn Lagi, thành phố Vũng Tàu, vùng có loại tài nguyên vị thế (mũi Nghinh Phong, mũi Né, cảng biển), KQĐC với các bãi biển đẹp (bãi Trước, bãi Sau của thành phố Vũng Tàu), tài nguyên nước (nước mặt và nước ngầm) thuận lợi cho duy trì thu hút và phát triển các ngành du lịch, giao thông vận tải, KTKS (thân quặng Bàu Dòi, xã Tân Hải).
4.2.3. Đánh giá và phân vùng mức độ tổn thương của tài nguyên địa chất
Phân vùng MĐTT của TNĐC trong khu vực nghiên cứu được thành lập nhờ sự chồng chập chỉ số mức độ nguy hiểm do tai biến và chỉ số mật độ đối tượng DBTT, từ đó tính được chỉ số mức độ DBTT. Dựa vào chỉ số này, đói duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu được phân thành 4 vùng có mức độ DBTT khác nhau (thấp, trung bình, tương đối cao và cao) và được thể hiện trên bản «dồ (hình 4.1).
Vùng I - Vùng có MĐTT thấp: dải ven biển thuộc địa phận các xã Phước Thuận, Bương Riềng tiếp giáp về phía nam của xã Thanh Bình và dai hẹp phía nam thành phố Phan Thiẽt thuộc các xã Tiẽn Thành. Thuận Quy. Đây là vùng nghèo nguồn TNĐC đặc biệt là tài nguyên nước và ĐNN. khoang san phân bố ở một vài điểm rải rác không có giá trị kinh tế cao. Bên cạnh đo. vung
này còn chịu ảnh hưởng của các tai biến xói lở, đổ - sạt lở, dâng cao mực nước
biển, cát bay ở mức độ thấp.
Vùng II - Vùng có MĐTT trung bình: dải ven biển kéo dài từ mũi Hồ Tràm qua xã Phước Thuận tới cửa Lộc An (xã Lộc An); đo ạn từ xã Tân Thắng tới xã Sơn Mỹ và dải hẹp của xã Thuận Quý gồm xóm Trạm. Đây là vùng có các dạng tài nguyên (khoáng sản, ĐNN, tài nguyên vị thế, cảnh quan địa chất) đang được đầu tư phát triển. Vùng biển 0 - 6m nước còn lại của khu vực nghiên cứu như từ mũi Hồ Tràm tới gần với ranh giới của vùng có mức độ tổn thương tương đối cao ở Lagi. Tuy nhiên, vùng này cũng đang chịu tác động của các tai biến (xói lở, đổ lở, cát di chuyển, nhiễm mặn, ô nhiễm môi trường, động đất, lũ lụt, dâng cao mực nước biển) ở mức trung bình; ít chịu ảnh hưởng tai biến bồi tụ biến động luồng lạch. Các hoạt động khai thác tài nguyên như NTTS, chặt phá RNM, làm muối phát triển quá mức gây cường hóa một số tai biến như nhiễm mặn, xói lở, ô nhiễm môi trường,...
Vùng III - Vùng có MĐTT tương đối cao: bao gồm dải ven bờ thuộc xã Bình Châu, Thanh Bình (huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa - Vũng Tàu) và dải ven bờ thuộc xã Tân Thuận, Tân Thành (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) với đặc điểm phong phú về tài nguyên khoáng sản như ilmenit, zircon (thân quặng Chùm Găng, Gò Đình; cát thủy tinh (các mỏ thuộc Bình Châu và Chùm Găng) và tài nguyên ĐNN (diện tích đầm NTTS thuộc 4 xã này khoảng 350 ha) và vùng biển 0 - 6m nước của vịnh Gành Rái. Dải ven biển từ Long Hải tới cửa Lấp đang là điểm hấp dẫn khách tham quam du lịch với nhiều bãi biển đẹp thuộc xã Long Hải và đặc sản nổi tiếng (nước mắm Long Hải). Tuy nhiên, vùng này đang phải chịu ảnh hưởng mạnh của các tai biến xói lở, nhiễm mặn vói cường độ lớn. Thêm vào đó, dải ven biển thuộc xã Bình Châu, Thanh Bình là một trong những dải đất thấp của khu vực nghiên cứu chịu tác động mạnh ^ủa dâng cao mực nước biển cùng với hoạt động khai thác tài nguyên diên ra mạnh đang gây ra sự biến đổi đường bờ theo chiều hướng tiêu cực cho vùng này.
Vùng IV - Vùng có MĐTT cao: là trung tâm phát triển kinh tế cúa khu vực nghiên cứu với sự tập trung cao của các loại TNĐC (điên hmh la tai
nguyên vị thế và KQĐC) có giá trị cao, ý nghĩa lớn cho sự phát triển kinh tế. Các bãi biển đẹp thuộc thành phố Vũng Tàu và dải từ thành phổ Phan Thiet ten mũi Né với tài nguyên vị thế (mũi Nghinh Phong, mũi Né. vinh Ganh Rai-
vịnh Phan Thiết) cùng với nguồn tài nguyên nước mặt (sông Cái - thành phố Phan Thiết, sông Dinh - thành phố Vũng Tàu) có ý nghĩa lớn cho sự phát tnển kinh tế của cả đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu. Dải ven biển thuộc thị trán Lagi (kéo dài từ Bàu Dòi qua thị trấn Lagi tới xã Tân Long) với đặc điểm giàu có về tài nguyên khoáng sản (thân quặng Bàu Dòi). Cùng với đó là vùng biển 0 - 6m nước tại các khu vực trên. Tuy nhiên, vùng này còn chịu tác động mạnh của các loại tai biến điển hình của khu vực nghiên cứu: xói lở bồi tu gây biến động luồng lạch, dâng cao mực nước biển, ô nhiễm môi trường nước và trâm tích bơi cac kim loại,... Đồng thòi các tai biến này còn đượcf cường hóa mạnh bởi các hoạt động nhân sinh trong KTKS, du lịch và giao thông.
Kết quả đánh giá MĐTT của TNĐC đói duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu cho thấy vùng có MĐTT cao thường là vùng được kết hợp giữa vùng có mật độ tai biến tương đối cao đến cao và mật độ đối tượng dễ bị tổn thương cao, hoạt động khai thác TNĐC diễn ra mạnh. Những nơi có MĐTT thấp là nơi ít bị đe doạ bởi các tai biến và nghèo về các dạng TNĐC và sự vắng mặt của các HST nhạy cảm.