Lớp ĐNN tự nhiên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải ( lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng Tàu (Trang 70 - 72)

- Địa hình đồng bằng ven biển

HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN ĐỊA CHẤT

3.7.1. Lớp ĐNN tự nhiên

Các vùng ĐNN biển nông nhỏ hơn 6m khỉ triều kiệt bao gồm cả các vũng vịnh (kiểu A)

Kiểu ĐNN này phân bố dọc bờ biển của khu vực nghiên cứu, có thành phần trầm tích chủ yếu là cát, ít cát sạn, cát bùn, bùn cát, bùn phân bố trên một diện tích rộng khoảng 14.900 ha. Địa hình đáy trong khu vực này khá thoải nên ở một số nơi, kiểu ĐNN này có chiều rộng đạt từ vài chục mét đến vài trăm mét. Môi trường đáy tại đây thích hợp cho các sinh vật bám đáy sinh sống và phát triển.

Bảng 3.3. Phân loại ĐNN đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu '- ~ ~ -~ K ịé u Đ N N

Lớp Mặn lợ (a)

Tên viết tát

I. Tư nhiên

V ùn g biển ngập nước thường xuyên ở độ sâu <6m khi

triều kiêt A

Các vùng nước cửa sông F

B ờ biển vách đá D

Các bờ cát, bãi cu ội hay sỏi vùng gian triều E

Bãi cát, bùn vùng gian triều Ga

Bãi bùn - lầy vùng gian triều Gb

Bãi triều c ó R N M I

Sông su ối nước ngọt M

II. Nhân tao

A o, đầm , vùng NTTS lợ mặn 1

Vùng trổng lúa 3a

Các ruộng, hổ m uối, bao gồm cả hệ thống kênh mương

phuc vu làm m uối 5

Các vùng nước cửa sông (kiểu F)

Trong khu vực nghiên cứu có các hệ thống sông có lưu vực đổ trực tiếp ra biển như: sông Cái (qua thành phố Phan Thiết), sông Phan (qua cửa sông Phan, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận), sông Dinh (qua cửa Lagi, Hàm Tân, Bình Thuận), sông Ray qua cửa Lộc An và sông Dinh, sông Thị Vải qua vịnh • Gành Rái của Bà Rịa - Vũng Tàu. Thành phần trầm tích đặc trưng cho các cửa

sông này là cát, cát bột, cát bùn giàu chất hữu cơ. Chế độ lưu thông nước tại vùng này vào loại tốt nên tại đây có hệ sinh vật đặc trưng riêng theo mùa và khá đa dạng, gồm các khu hệ thực vật nước lợ (sinh vật rộng muối) vào mùa khô và khu hệ sinh vật nước ngọt (sinh vật hẹp muối) vào mùa mưa.

Hoạt động khai thác nguồn tài nguyên này là khai thác thúy san, giao thông vận tải,...: cửa La Gi, cửa Tân Hải, cửa Lộc An, cứa Lấp. Tu> nhiên, tau

thuyền neo đậu tại đây đã xả rác thải và dầu thải ra môi trường, làm ảnh hưởng đến cây ngập mặn và các đầm nuôi thủy sản các vùng lân cận.

Các bờ biển vách đá (kiểu D)

Dọc bờ biển khu vực nghiên cứu kiểu ĐNN này phân bố khá phổ biến, gặp ở các bờ biển cấu tạo bỏi đá gốc rắn chắc tạo thành các mũi nhô xen lẫn với các bãi cát tạo thành cảnh quan ven biển rất đẹp như mũi Né mũi Kê Gà mũi Hổ Tràm, mũi Kỳ Vân, mũi Nghinh Phong,... Hiện nay, kiểu ĐNN này đang là điểm đến của nhiều du khách để tham quan, khám phá, thưởng ngoạn tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, vai trò và giá trị của kiểu ĐNN này chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ.

Các bờ cát, bùn vàng gian triều (kiểu E)

Kiểu ĐNN này chiếm diện tích khá lớn chủ yếu là các bãi cát ven biển như ở Mũi Né, Hàm Tiến, phía nam thành phố Phan Thiết (Tiến Thành, Thuận Quý), Kê Gà (Tân Thành), Tân Hải, Sơn Mỹ, Tân Thắng, Bình Châu (thuộc tỉnh Bình Thuận); Long Hải, bãi Trước, Bãi Sau (thành phố Vũng Tàu)... và trong các vịnh Phan Thiết, vịnh Gành Rái. Trầm tích chủ yếu là cát sạn, cát bùn; môi trường địa hoá trầm tích đặc trưng là kiềm yếu, oxi hoá yếu và môi trường kiềm yếu khử. Tuy kiểu ĐNN này có giá trị ĐDSH không cao nhưng là nguồn tài nguyên quan trọng và đang được khai thác mạnh, để phục vụ hoạt động du lịch (các bãi tắm nổi tiếng Mũi Né, Hàm Tiến (Phan Thiết); bãi Trước, bãi Sau (thành phố Vũng Tàu); KTKS như ở Tân Thành (Hàm Thuận Nam); Tân Hải, Tân An (Hàm Tân),... Bên cạnh đó, các vùng đất cát ven biển, đặc biệt là vùng hoang hóa được khai thác để nuôi tôm như ở Hàm Tiến (Phan Thiết, Bình Thuận); Cửa Lấp, Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu). Các bãi cuội sỏi gian triều tuy ít nhưng cũng là noi sinh sống của các loài thuộc ngành thân • mềm, sâu đất, giáp xác,... trong đó nhiều loài có giá tri kinh tế.

Bãi cát - bùn, bùn lầy vùng gian triêu (kiểu Ga, Gb)

Kiểu ĐNN này gắn bó chặt chẽ với các cửa sông ở khu vực nghiên cứu như cửa sông Phan (Bình Thuận); cửa Hà Lãn, cửa sông Lấp và cửa sông Dinh (Bà Rịa - Vũng Tàu). Do chịu tác động hỗn hợp cúa các sông và biển nên môi trường ở đây có những thay đổi lớn theo mùa. Vê mùa lũ, nước bị ngọt hoa, độ

hóa trở lại. Phần lớn diện tích bãi cát bùn, bùn cát vùng gian triều được sử dụng vào mục đích NTTS: ở các xã Thanh Bình, khu vực cửa Lấp. xã Lộc An (Bà Rịa - Vũng Tàu)

Bãi triều có RNM (kiểu I)

Trong khu vực nghiên cứu, RNM tập trung chủ yếu ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (vịnh Gành Rái): ở các xã Mỹ Xuân, Phước Hòa, Hội Bài (huyện Tân Thành), ven hạ lưu sông Dinh (thị xã Bà Rịa), xã Lộc An (huyện Long Đất), xã Long Sơn, thành phố Vũng Tàu (phường 5, phường 6, cửa Lấp,... Theo thống kê, RNM hiện nay tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ước tính khoảng

11.000 ha, bao gồm các quần hệ chủ yếu: mắm (Avicennia sp.), đước

(Rhizophora sp.), mắm + đước + chà là (Phoenis) (Hiện trạng môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, 2000). Trong những năm gần đây, diện tích RNM đã giảm đi đáng kể do các hoạt động NTTS, xây dựng các khu công nghiệp dọc đường 51,... Việc chuyển đổi mục đích sử dụng không theo quy hoạch đã làm mất cân bằng sinh thái, RNM bị suy thoái (cửa Lấp, phường 5, phường 6,...), làm suy giảm ĐDSH.

Sông suối nước ngọt (M)

Các hệ thống sông, suối được trình bày trong mục 3.5.1.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải ( lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng Tàu (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)