Dâng cao mực nước biển

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải ( lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng Tàu (Trang 52 - 53)

- Địa hình đồng bằng ven biển

m trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên 2.5 CÁC TAI BIẾN

2.5.7. Dâng cao mực nước biển

Theo kết quả quan trắc tại trạm Phú Quý cho thấy biên độ dâng cao mực nước biển trong vùng là 2,3mm/nãm. Nếu mực nước biển tăng lên lm thì phạm vi ảnh hưởng của nó sẽ là các khu vực đất thấp có độ cao tuyệt đối dưới 10m. Với tốc độ dâng cao mực nước như hiện nay thì khoảng 50 năm tới mực nước biển Nam Trung Bộ sẽ tăng khoảng từ 100 - 120mm. Và như vậy sẽ ảnh • hưởng rất nhiều đến dải ven biển giàu tiềm năng phát triển kinh tế của Nam

Trung Bộ. Theo đó, các khu vực đất thấp thường xuyên chịu ảnh hưởng của nước dâng bao gồm: ven biển Phan Thiết, Tân Thắng, khu vực từ mũi Hồ Tràm đến mũi Kỳ Vân, từ mũi Kỳ Vân đến mũi Nghinh Phong, từ thành phố Vũng Tàu đến mũi Gành Rái. Phần lớn diện tích đất ven biển nằm cao hơn so với mực nước thấp nhất của thuỷ triều từ 3 - 5m. Do vậy, những ngày có hão và thuỷ triều lên cao gây nguy hiểm cho tính mạng và tài sản cúa người dân và gây biến động TNĐC.

Ảnh 2.13. Cát bay lấn lấp nhà cửa 0 Tân Tháng, Hàm Tân, Bình Thuận

2.5.8. Lũ lụt

Mùa mưa bão trong vùng thường bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 12, trong đó bão thường xảy ra vào các tháng 10 và 11. Tuy vùng có lượng mưa thấp (khoảng 1500 mm/năm) nhưng do đặc trưng thuỷ - hải văn và địa hình - địa mạo nên chỉ cần lượng mưa khoảng 2 0 0 mm là có thể gây ngập úng cục bộ đặc biệt ở các khu vực đất thấp gần cửa sông ven biển như cửa sông Cái, sông Dinh, cửa Lộc An, cửa Lấp,... Trận lụt năm 1999, tại La Gi và Phan Thiết đã gây sạt lở đất, cuốn trôi nhà cửa gây thiệt hại nghiêm trọng; tại Vũng Tàu, mưa lớn đã làm sập 28 căn nhà, 2 0 tấn cá nuôi bị thất thoát, 50 m đường bị sạt lở tại xã Phước Tỉnh, huyện Long Đất và một số vùng của huyện Châu Đức, Xuyên Mộc. Đặc biệt là tháng 12/2006, cơn bão Durian (cơn bão số 9) đã đổ bộ vào đói duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu, gây tổn thất nặng nề cho vùng này và cả dải ven biển Nam Bộ và Nam Trung Bộ. Ngoài các đặc trưng tác động tới quá trình lũ lụt kể trên, tình trạng phá rừng đầu nguồn liên tục gia tăng tạo điều kiện cho quá trình xói mòn phát triển, do đó làm tăng lượng vật liệu trầm tích dẫn tới lòng sông bị bồi lấp dần. Thêm vào đó, tình hình khai thác kinh tế cửa sông ngày càng phát triển (cảng cá, nơi neo đậu tàu thuyền), sự lấn chiếm lòng sông để khoanh vùng NTTS đã làm thuận lợi cho sự lắng đọng vật liệu trầm tích vùng cửa sông, theo đó tiết diện sông bị thu hẹp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải ( lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng Tàu (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)