- Địa hình đồng bằng ven biển
m trong quá trình khai thác và sử dụng tài nguyên 2.5 CÁC TAI BIẾN
2.5.13. Sự cố tràn dầu
Đói duyên hải Đông Nam Bộ nói chung và Phan Thiêt - Vung Tau noi riêng là khu vực có nguy cơ tai biến dầu tràn cao. Theo thông ke cua Trung
tâm Khảo sát và Tư vấn Môi trường biển (năm 1987 - 1998), riêng khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu xảy ra 17 vụ tràn dầu, chiếm 19% tổng vụ tràn dầu xảy ra ở toàn vùng biển ven bờ Việt Nam. Đặc biệt, gần đây nhất là các vụ tràn dầu ở khu vực này xảy ra trong tháng 2 - 3/2007. Đến hết ngày 12/3/2007, có 14 tấn dầu pha lẫn cát đã được thu gom. Trong đó có 12 tấn ở các bãi biển của thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu và 2 tấn còn lại thu gom ở bờ biển huyện Long Điền và Đất Đỏ (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu).
Các nguồn gây tai biến dầu tràn trong khu vực nghiên cứu được nhận diện chủ yếu do: các hoạt động dầu khí (đường vận chuyển dầu và các vùng lưu chứa chất thải từ hoạt động dầu khí); hệ thống các cảng biển ở Vũng Tàu, Phan Thiết). Các đối tượng bị đe dọa gồm: nguồn tài nguyên sinh vật; các hoạt động kinh tế biển (đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản; hoạt động du lịch; trồng lúa, hoa màu...); khu bảo tồn thiên nhiên như khu RNM ở Vịnh Gành Rái (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Theo nghiên cứu của TS. Nguyễn Thị Minh Hằng (Đại học Kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí Minh), các cấp nhạy cảm với sự cố tràn dầu của đường bờ vùng ven biển đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu được phân thành từ mức thấp đến rất cao. Trong đó, vùng nhạy cảm thấp gồm: Mũi Né, Kê Gà, Kỳ Vân, Hồ Tràm và Nghinh Phong; vùng nhạy cảm tương đối thấp: các đoạn đường bờ bắc Phan Thiết, bắc mũi Kê Gà và Phước Hải; vùng nhạy cảm trung bình: các đường bờ từ Nam mũi Kê Gà đên bắc mũi Hồ Tràm, từ Phước Hải đến mũi Kỳ Vân và thành phố Vũng Tàu; vùng nhạy cảm cao: một số bãi biển ở Vũng Tàu, Long Hải và vịnh Phan Thiết.
Chương 3