Khai thác khoáng sản

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải ( lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng Tàu (Trang 45 - 46)

- Địa hình đồng bằng ven biển

2.4.6. Khai thác khoáng sản

Đới duyên hải Phan Thiết - Vũng Tàu giàu có về khoáng sản như vàng, wolfram, ilmenit, zircon, cát thủy tinh, nước khoáng, vật liệu xây dựng.... Trong đó các loại khoáng sản có giá trị công nghiệp lớn là nước khoáng, ilmenit, zircon, cát thuỷ tinh, vật liệu xây dựng. Ilmenit và zircon được tích tụ trong trầm tích Holocen thượng và tập trung trong các thân quặng Chùm Găng, Văn Kê (thuộc xã Tân Thành, Tân Thuận, Bình Thuận), một số thân quặng thuộc xã Tân Hải, Long Hải, Vũng Tàu. Theo thông báo mới nhất của Tổng Công ty Khoáng sản Việt Nam, tổng trữ lượng ilmenit tại Bình Thuận là 6 triệu tấn, trong đó trữ lượng có khả năng khai thác là 2 triệu tấn, tập trung chủ yếu ở huyện Hàm Tân và Hàm Thuận Nam. Đặc điểm của vùng này là sa khoáng tập trung, còn tương đối nguyên vẹn, hàm lượng zircon trong quặng cao. Ngoài khoáng sản, tại đây còn tập trung cát thuỷ tinh như ở Hàm Tân, Hàm Thuận Nam, Bình Châu. Tuy nhiên, hoạt động khai thác trái phép đang diễn ra phổ biển tại đây. Theo ban Công an xã Tân Bình (thị xã La Gi), từ 7/12/2005 đến cuối tháng 2/2006, công an Tân Bình đã hơn 10 lần truy quét "sa tặc" và tạm thu giữ 15 máy bơm nước, 200 m dây và 18 tấn cát đen. Theo một thống kê chung, từ tháng 1 đến tháng 7 năm 2006, các cơ quan chức năng thị xã La Gi đã thu giữ hơn 90 tãn cát đen và 25 máy nổ khai thác trái phép. Tinh trạng khai thác cát đen trái phép còn diễn ra nóng bỏng ở những nơi khác như: Tân Hải, Tân Phước và Tân Tiến (thị xã La Gi), tại các huyện Hàm Tân, Bắc Bình, Hàm Thuận Nam,...

Ảnh 2.6. Dàn tuyển ilmenit Hòa Phú bị đình Ảnh 2.7. Khai thác ilmenit trái phép ở xả chỉ khai thác Tàn Thuân cường hoá xói lở bờ biển

N gu ồn : Trần Đ ăn g Q uy S gu ón Suuyễn T'ai Tuệ

Bên cạnh đó, các cơ sở khai thác - chế biến khoáng sản chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái và hoàn trá mật

bằng sau khai thác. Đổng thòi, việc khai thác quá mức đã làm thay đổi đường bờ và cường hoá một số tai biến như bổi tụ gây biến động luồng lạch xói lở ...

(ảnh 2.6, ảnh 2.7).

Bên cạnh đó, trong các thân quặng titan có chứa thành phần monazit có tính chất phóng xạ nếu không được xử lý tốt sẽ gây ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của con ngưòi và môi trường xung quanh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đề xuất mô hình, giải pháp sử dụng bền vững tài nguyên địa chất đới duyên hải ( lấy ví dụ vùng Phan Thiết - Vũng Tàu (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)