Rủi ro của doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc (Trang 69)

3.1.2.1. Rủi ro về thanh toán:

Rủi ro trong thanh toán là những rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện thanh toán liên quan tới các giao dịch, nguyên nhân phát sinh từ quan hệ giữa các bên tham gia có nghĩa vụ và quyền lợi. Mặc dù, trong kinh doanh xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế chủ yếu được thực hiện qua ngân hàng, tuy nhiên vẫn còn nhiều rủi ro tiềm ẩn trong quá trình thanh toán ví dụ: ngân hàng không đảm bảo khả năng thanh toán, ngân hàng không chấp nhận thanh toán, khách hàng không thanh toán trả cho doanh nghiệp, hoặc thanh toán không đúng thời hạn, thanh toán không đủ giá trị của hợp đồng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam thể hiện sự thiếu kinh nghiệm trong thanh toán quốc tế ở việc không xem xét kỹ hợp đồng xuất nhập khẩu, khi thanh toán không xem kỹ các chứng từ L/C, chưa chú trọng đến các chi tiết có tính nghiệp vụ trong thanh toán quốc tế khi tiến hành thương thảo hợp đồng với các đối tác nước ngoài. Doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu rất nhiều kinh nghiệm giao dịch trên thị trường quốc tế, thường không xem xét kỹ hoặc không hiểu hết những rủi ro có thể xảy ra từ những điểm chưa rõ ràng trong hợp đồng xuất nhập khẩu.

Trung Quốc là thị trường lớn mà nước nào cũng muốn nhắm tới và họ có quyền lựa chọn những điều kiện mua bán có lợi nhất

cho mình, và việc thanh toán cũng không ngoại lệ. Chính điều này sẽ dẫn đến những rủi ro, bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam khi làm ăn với Trung Quốc, nhất là khi sản lượng xuất khẩu của chúng ta quá lớn và phụ thuộc chủ yếu vào thị trường này.

Ban đầu, khi thương thảo, hai bên đã xác định giá chung nhưng các thương nhân Trung Quốc đa số thanh toán theo hình thức thức chỉ nhận ký hàng trả sau (trả trước khoảng 20% giá trị hợp đồng và trả nốt khi nhận được hàng), nếu đồng ý thì họ mới mua, nếu không thì doanh nghiệp chỉ còn cách chở hàng về. Sau đó, nếu con nợ “lật kèo” hay biến mất, thì chủ nợ cũng chỉ biết ôm một đống “nợ xấu”. Còn nếu họ gặp rủi ro như bị tịch thu hàng hay phá sản thì khả năng nhận được thanh toán của đối tác Việt Nam gần như bằng không.

Liên quan tới vấn đề này, một nhân viên chuyên làm thủ tục XNK của Công ty TNHH Xây dựng Tổng hợp Minh Đức cho hay: xuất khẩu khoảng 70.000-80.000 tấn gạo sang thị trường Trung Quốc mỗi năm nhưng doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận thanh toán theo hình thức biên mậu trả chậm. Sau khi giao hết hàng, phía đối tác Trung Quốc mới dần dần trả tiền, thời gian chậm trung bình từ nửa tháng tới 1 tháng. Hiện tại, để tránh những bất trắc có thể xảy ra, doanh nghiệp cũng đang xuất hàng cầm chừng chứ không ồ ạt như trước, đồng thời “siết” lại khâu thanh toán, không chấp nhận cho doanh nghiệp Trung Quốc trả chậm quá lâu mà chỉ trong vòng 1 tuần. Đại diện Công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu và doanh nghiệp vận tải Trường Phi cũng cho biết tình trạng tương tự: Trước đây, doanh nghiệp này thường xuyên xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cho một số đối tác giáp biên giới và chấp nhận thanh toán theo hình thức biên mậu trả chậm. Có khi hàng xuất đi

gần 2 tháng, doanh nghiệp mới nhận được đầy đủ tiền. Mặc dù chưa gặp phải bất trắc gì nhưng thời gian trả chậm kéo dài cũng khiến doanh nghiệp thiếu chủ động. Lợi nhuận từ việc xuất khẩu giảm sút nên hiện đơn vị này chuyển sang tập trung làm vận chuyển hàng cho các doanh nghiệp khác xuất khẩu sang Trung Quốc là chủ yếu. Trung bình mỗi tháng Công ty chuyên chở khoảng 20.000 tấn gạo giao hàng cho đối tác Trung Quốc. Hầu hết các doanh nghiệp thuê chở cũng chấp nhận thanh toán theo lối biên mậu trả chậm.

Bên cạnh vấn đề trả chậm tiền, Trung Quốc quản lý ngoại tệ rất chặt, nên số lượng các công ty Việt Nam được phép thanh toán bằng USD rất hạn chế, mà chủ yếu là thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ. Trong khi đó tỷ giá đồng tiền này thường xuyên biến động thất thường và nếu doanh nghiệp Việt Nam không sử dụng những công cụ bảo hộ rủi ro tỷ giá thì sẽ phải chịu thiệt hại không hề nhỏ. Điều đáng nói nữa là, Trung Quốc hầu như chưa thực hiện phổ biến hình thức thanh toán theo thông lệ quốc tế bằng L/C (Thư tín dụng) nên mức độ an toàn trong thanh toán không cao.

3.1.2.2. Rủi ro bị hủy hợp đồng:

Một trong những rủi ro phổ biến khác mà nhiều doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trong đó có xuất khẩu gạo phải đối mặt khi làm ăn với đối tác Trung Quốc là khả năng bị hủy hợp đồng rất cao. Theo báo cáo của Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), 64% của những hợp đồng xuất khẩu gạo bị hủy bỏ hiện nay là xuất phát từ phía Trung Quốc.

Theo ông Nguyễn Xuân Chiến, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước thuộc Bộ Công nghiệp và Thương mại, tính đến ngày 30 tháng 4 năm 2013, doanh nghiệp Việt Nam đã ký hợp đồng

Xuất khẩu Việt Nam sẽ cần phải cung cấp 2,08 triệu tấn theo hợp đồng đã ký kết.

Với khối lượng lớn xuất khẩu ký hợp đồng, Việt Nam sẽ không có hàng tồn kho cao. Tuy nhiên, rủi ro cao vẫn tồn tại. Các nhà nhập khẩu từ Trung Quốc - thị trường rộng lớn trong đó tiêu thụ 1/3 tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, đã cố gắng để ép giá xuống, hoặc đe dọa hủy bỏ hợp đồng.

Giám đốc một công ty xuất khẩu gạo phàn nàn ông đã phải nếm cay đắng khi làm ăn với một doanh nghiệp Trung Quốc. Các đối tác Trung Quốc đã đặt mua 10.000 tấn gạo, với việc thanh toán được thực hiện sau khi giao hàng. Khi hàng đã chuyển đến cảng đích, đối tác Trung Quốc lại phàn nàn về chất lượng, hoặc lấy cớ vi phạm các rào cản kĩ thuật, ép doanh nghiệp Việt Nam phải giảm giá, nếu không họ sẽ hủy hợp đồng. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam, vì rơi vào thế bí, bắt buộc phải bán lô hàng với giá thấp và chịu lỗ, bởi nếu bị hủy hợp đồng, họ cũng sẽ không nhận được bồi thường, và việc kiện các đối tác Trung Quốc cũng sẽ rất khó khăn.

Nguyên nhân của việc hủy bỏ hợp đồng thường là do các doanh nghiệp Trung Quốc thiếu uy tín. Họ thường tìm cớ đe dọa hủy hợp đồng để ép các doanh nghiệp Viêt Nam giảm giá. Hoặc trong trường hợp hợp đồng đã ký kết, nhưng khi giá thị trường giảm xuống, họ cũng ngay lập tức hủy hợp đồng vì trước đó giá mua cao hơn. Một trong những nguyên nhân khác là do việc xuất khẩu gạo sang Trung Quốc hiện nay được thực hiện chủ yếu qua đường tiểu ngạch, nên khi ký kết hợp đồng mua bán, các doanh nghiệp thường xem nhẹ các điều khoản rang buộc, làm hợp đồng không chặt chẽ dẫn đến phía Trung Quốc dễ dàng hủy bỏ hợp

đồng; còn doanh nghiệp Việt Nam thì lại gặp nhiều khó khăn khi đòi bồi thường.

3.1.2.3. Rủi ro về giá:

Trong nhiều năm gần đây, chúng ta liên tục phải chứng kiến rất nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam bị các thương lái Trung Quốc thao túng giá cả. Từ thanh long, cao su, cho đến chè, dưa hấu. Và gạo cũng không tránh khỏi thảm cảnh tương tự.

Thủ đoạn của thương lái Trung Quốc là thu mua số lượng lớn với giá cao ban đầu, sau đó sẽ đột ngột dừng mua. Khi giá mua cao, nông dân sẽ ngay lập tức chuyển sang cung ứng cho phía Trung Quốc, thay vì doanh nghiệp Việt Nam. Để có nguồn cung nguyên liệu, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam buộc lòng phải đẩy giá mua lên cao ngang bằng với mức giá thu mua của thương lái Trung Quốc hoặc nếu không cạnh tranh nổi phải chịu thiếu nguyên liệu sản xuất. Trong giai đoạn giá cao, cả nông dân và doanh nghiệp đều hoạt động tối đa công suất. Đến khi thương lái Trung Quốc ngưng thu mua, sản lượng cung ứng quá lớn bị tồn đọng làm cho gía cả giảm mạnh. Đến lúc này thì họ bắt đầu quay trở lại ép giá thấp hơn nữa và bắt đầu thu mua. Để giải quyết số hàng tồn đọng, doanh nghiệp và nông dân bắt buộc phải giảm giá bán và chịu lỗ.

Tương tự như vậy, thương lái Trung Quốc cũng áp dụng chiêu bài đặt hàng doanh nghiệp xuất khẩu với khối lượng lớn, sau đó lại “biến mất”. Trong lúc doanh nghiệp đang kêu khóc vì hàng không bán được, thì thương lái Trung Quốc quay trở lại đề nghị mua số hàng đó nhưng với giá thấp hơn. Doanh nghiệp Việt Nam, vì rơi vào tình thế khó xử, buộc lòng phải chấp nhận bán giá thấp và chịu lỗ.

Theo phân tích của chuyên gia từ Viện Nghiên cứu Thương mại, ông Nguyễn Đình Bích, Trung Quốc tăng nhập gạo không phải vì thiếu gạo. Dự trữ gạo của nước này hiện lên tới 117 ngày so với mức trung bình 71 ngày của thế giới. Giá gạo bán lẻ tại 50 thành phố lớn của Trung Quốc tăng từ 570 USD/tấn hồi năm 2009 lên tới 970 USD/tấn trong những tháng đầu năm nay. Trong khi đó họ nhập gạo từ Việt Nam chỉ với giá từ 431 - 419 USD/tấn. So với Thái Lan, giá gạo Việt Nam rẻ hơn và chi phí vận chuyển cũng thấp hơn khoảng 10 USD/tấn. Theo dự báo của các tổ chức lương thực lớn trên thế giới, năm nay Trung Quốc sẽ tiếp tục nhập khẩu khoảng trên 3 triệu tấn gạo. Trong số đó, nhiều khả năng có trên 2 triệu tấn nhập từ Việt Nam.

Giám đốc Công ty nông nghiệp Cờ Đỏ (Cần Thơ), Hồ Minh Khải cho rằng, việc chúng ta quá chú trọng vào số lượng đã trở thành điểm yếu để Trung Quốc khai thác trong mấy năm qua. Chúng ta đẩy mạnh tăng vụ, khai thác tài nguyên quá mức nhưng nông dân không được lợi, do được mùa thì thương nhân Trung Quốc tìm cách làm giá để trục lợi. Người TQ vào tận đồng ruộng, nắm lịch thời vụ, tình hình thị trường… còn rõ hơn cả người Việt Nam. Từ đó ép giá, mua rẻ. Nhưng rủi ro lớn nhất là TQ có thể ngưng mua bất cứ lúc nào. Vì như đã nói, họ tăng cường nhập khẩu gạo của VN không phải vì thiếu lúa gạo mà chỉ là “khai thác tài nguyên giá rẻ”. Nếu họ ngưng đột ngột như cách vẫn làm với nhiều loại nông sản khác, chúng ta sẽ cực kỳ rủi ro.

Một thủ đoạn khác mà thương lái Trung Quốc thường sử dụng để ép giá doanh nghiệp Việt Nam là đe dọa hủy hợp đồng. Trong các hợp đồng xuất khẩu gạo, do phụ thuộc vào Trung Quốc nên các doanh nghiệp Việt Nam thường phải chấp nhận phương thức

thanh toán bất lợi nhiều rủi ro là trả sau, nghĩa là giao hàng trước trả tiền sau. Lợi dụng điều này, đối tác Trung Quốc thường tìm cách để ép giá các doanh nghiệp. Cụ thể khi hàng đã giao đến cảng đích, họ thường lấy cớ phàn nàn về chất lượng hoặc gặp phải rào cản thương mại để ép doanh nghiệp Việt Nam hạ giá, nếu không họ sẽ hủy hợp đồng. Trong tình thế này, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam thường phải chấp nhận chịu thiệt, bởi lẽ nếu hủy hợp đồng họ sẽ không được bồi thường và việc kiện các doanh nghiệp Trung Quốc cũng rất khó khăn.

Việc tỷ trọng xuất khẩu gạo của chúng ta sang Trung Quốc quá lớn cũng dẫn đến rủi ro phải phụ thuộc về giá vào thị trường này. Một khi Trung Quốc giảm lượng nhập khẩu, chắn chắn gạo Việt Nam sẽ phải chịu sức ép giảm giá. Đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay, nhiều thị trường truyền thống khác như Philipine, Indonesia…đã giảm nhu cầu nhập gạo từ Việt Nam; trong khi đó giá gạo Thái Lan lại có xu hường giảm mạnh do chính phủ nước này giải phóng nguồn gạo dự trữ. Điều này sẽ dẫn đến áp lực cạnh tranh giá gay gắt hơn. Đến thời điểm này, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam vẫn đang tiếp tục tăng cao, nguy cơ ngày càng khó cạnh tranh trong xuất khẩu tới đây. Hiện giá gạo 5% tấm của Việt Nam được chào bán 465-475 USD/tấn, cao hơn gạo Ấn Độ, Pakistan 30 USD/tấn, còn gạo 25% tấm là 410- 420 USD/tấn, cao hơn gạo cùng loại của Ấn Độ 20 USD/tấn, cao hơn gạo Pakistan 35 USD/tấn. Tính ra, giá gạo 5% tấm hiện đã tăng thêm 10 USD/tấn, còn gạo 25% tấm tăng thêm 5-15 USD/tấn so với cách đây một tuần. Việc chào giá xuất khẩu cao đã kéo giá gạo nội địa tăng lên và đứng ở mức cao nhất trong vòng một năm qua. Các chuyên gia thương mại dự báo thời gian tới, phía Trung Quốc có thể chuyển

3.1.2.4. Rủi ro khi xuất khẩu gạo chất lượng thấp: thấp:

Hiện nay phần lớn gạo của Việt Nam sang Trung Quốc là qua đường tiểu ngạch. Hình thức xuất khẩu này không đòi hỏi sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng cũng như các loại giấy tờ thủ tục. Mặt khác, phía Trung Quốc thường nhập chủ yếu gạo chất lượng thấp, cụ thể là gạo 25% tấm, ngoài ra họ còn yêu cầu doanh nghiệp Việt Nam trộn gạo trắng vào gạo thơm nhằm trục lợi. Theo tính toán thì với giá gạo trắng khoảng 8.000 - 8.500 đồng/kg, nếu trộn 50% vào với gạo thơm và bán dưới mác gạo thơm thì thương nhân Trung Quốc sẽ lợi 1/3 giá. Việc làm trên của một số khách hàng Trung Quốc không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế mà có thể nhằm hạ thấp uy tín, chất lượng gạo Việt Nam.

Mặc dù Trung Quốc là thị trường dễ tính, không đòi hỏi cao về chất lượng nên sẽ tạo điều kiện cho lượng lớn gạo Việt Nam thâm nhập thị trường này. Tuy nhiên về lâu dài, việc xuất khẩu gạo chất lượng thấp cũng mang đến rất nhiều rủi ro. Bởi lẽ trong trường hợp đối tác Trung Quốc hủy hợp đồng nhập khẩu, hoặc ngưng thu mua gạo, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể tìm được thị trường khác tiêu thụ số gạo chất lượng thấp này. Mặt khác, việc chỉ chú trọng xuất khẩu gạo với số lượng lớn mà không quan tâm về chất lượng sẽ không thể tạo ra động lực thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu…và điều này về lâu dài sẽ khiến cho doanh nghiệp Việt Nam khó lòng cạnh tranh được với những đối thủ khác hoặc không thể thâm nhập những thị trường khó tính hơn.

3.1.2.5. Rủi ro khi Trung Quốc thay đổi chính sách, pháp luật: sách, pháp luật:

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, rủi ro khi một thị trường có những thay đổi về chính sách, pháp luật là không thể tránh khỏi, bởi lẽ đây là yếu tố khách quan, bất khả kháng. Các công ty Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc cũng sẽ phải chấp nhận rủi ro nếu như chính phủ nước này có những thay đổi về chính sách. Đặc biệt, trong bối gạo Việt Nam đang phụ thuộc qua lớn vào Trung Quốc, thì một sự thay đổi nhỏ trong chính sách của họ cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chúng ta.

Hiện nay Trung Quốc vẫn đang là thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, chiếm gần 40%. Lượng nhập khẩu của nước này được dự báo sẽ tăng trong tương lai do nhu cầu tiêu dung và dự trữ trong nước lớn. Tuy nhiên trong trường hợp phía Trung Quốc giảm mức dự trữ gạo, đồng nghĩa với việc giảm nhu cầu nhập khẩu; hoặc khi Trung Quốc chuyến hướng mua gạo từ các đối tác khác không phải là Việt Nam như Thái Lan, Mỹ, Campuchia… thì xuất khẩu gạo của chúng ta chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Như phân tích ở trên, trong tình huống này, doanh nghiệp Việt Nam sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị ép giá hoặc không thể tiêu thụ được hàng ở những thị trường khác do chất lượng thấp.

Mặt khác, xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc thời

Một phần của tài liệu Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)