Rủi ro trong chọn giống lúa:

Một phần của tài liệu Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc (Trang 61 - 67)

Do chạy theo nhu cầu gạo chất lượng thấp, cộng thêm tác nhân là giống lúa này có khả năng chống chịu tốt, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp nên nông dân nước ta đã ồ ạt chọn giống lúa cấp thấp để gieo trồng trên diện tích lớn. Mặc dù bản thân nhà nước và hiệp hội lương thực Việt Nam đã có những khuyến cáo về giống lúa này, về khả năng rớt giá của nó trong tương lai nhưng nông dân thường chỉ nghe theo lời thương lái – người mà họ trực tiếp

dân. Chính vì sự cả tin này, cùng với sự quản lý lỏng lẻo của các cơ quan địa phương đối với các thương lái Trung Quốc đã khiến cho họ có cơ hội can thiệp vào việc lựa chọn giống lúa của người nông dân.Đây chính là cái bẫy mà các thương lái Trung Quốc tạo ra dành cho nông dân Việt Nam.

Đầu tiên phải nhắc tới giống lúa IR50404 từng được trồng ồ ạt. Cụ thể, vụ việc xảy ra vào năm 2012: Thương lái nước ngoài chỉ mua giống lúa IR50404 bị Nhà nước hạn chế trồng và tắc kè đúng mùa thu hoạch lúa. Vì lợi nhuận cao, người dân đổ xô trồng loại lúa này. Tại Trà Vinh, nhiều thương lái đến hỏi mua lúa của nông dân và chỉ đòi loại IR50404 chứ không chịu loại khác. Ông Đặng Văn Đoàn, Chủ nhiệm Hợp tác xã Bình Minh (xã Châu Điền, huyện Cầu Kè, Trà Vinh), băn khoăn: Hai vụ đông xuân và hè thu, thương lái liên tục săn lùng giống IR50404, giá thu mua ngang ngửa các loại lúa thơm, dẻo (4.900-5.000 đồng/kg). Trước đó IR50404 có giá thấp hơn khoảng 300-500 đồng/kg. Với tâm lý thị trường chỉ cần và chỉ bán được IR50404 nên khi bắt đầu chọn giống cho vụ thu đông, nhiều nông dân đã chọn IR50404. Ông Triệu Quốc Dũng, nông dân ở xã Hùng Hòa (huyện Tiểu Cần), nói vui: “Lúc này, ai về đây biểu đừng trồng giống IR50404, coi chừng bà con rượt chạy không kịp!”. Tại thời điểm đó có tới hơn 50% diện tích của xã chuyển sang trồng IR50404. Một cán bộ nông nghiệp ở Trà Vinh cho biết đã tuyên truyền và vận động bà con trồng các loại lúa khác nhưng từ giữa tháng 8 đến nay, nhiều hộ đã xuống giống IR50404. Việc nông dân trồng lúa gì là quyền của họ, không thể bắt ép được. Tuy nhiên, sự việc trên khiến nhiều người nghi ngại, vì nông dân kể có thương lái hỏi mua giá cao mà không có lúa để bán nhưng không biết được là nếu thực tế có lúa,

họ sẽ mua như thế nào. Liệu họ mua thật hay chỉ là chiêu kích thích nông dân đổ xô trồng IR50404 trong khi các địa phương cố sức tuyên truyền giảm diện tích trồng lúa này. Tiến sĩ Chu Văn Hách (Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long) cho biết việc nông dân nghe theo lời hứa mua giá cao của thương lái mà trồng nhiều IR50404 đã xảy ra từ rất lâu, hầu như năm nào cũng có. Đa số thương lái đến từ Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang và ngay cả trong tỉnh Trà Vinh, họ chỉ thông báo rằng thị trường đang cần khối lượng lớn chứ không lý giải rõ mua để bán đi đâu. Trở ngại lớn nhất của đơn vị khuyến nông, sở nông nghiệp các tỉnh trong việc khuyến cáo người dân hạn chế trồng giống IR50404 là nông dân quá tin thương lái. Thương lái là người trực tiếp thu mua lúa của nông dân, họ nói mùa tới sẽ mua loại nào nhiều, trồng dễ lại bán giá cao, thế là nông dân nghe theo! Một chiêu trò khác của thương lái Trung Quốc cũng liên đới trong sự việc này chính là tình trạng thương lái dồn dập hỏi mua tắc kè giá cao. Tuy nhiên, tắc kè phải nặng trên 400g thì mới mua. Nghe tin này, nhiều người đổ xô lùng tìm tắc kè, thế nhưng tìm mãi chỉ có tắc kè nhỏ, không đủ nặng. Chuyện này gây nghi ngờ về mục đích “phá lúa”, bởi lẽ tin mua “tắc kè” tung ra vào đúng thời điểm thu hoạch. Lúa vào mùa thu hoạch mà nhân công cứ tản đi tìm tắc kè, không chịu gặt lúa, dù chậm vài ngày cũng đã gây thiệt hại vì phần lúa chín trước sẽ bị rụng bớt.

Gần đây, người nông dân lại chuyển sang trồng giống lúa mới – giống lúa “siêu năng suất” hay còn gọi là lúa “siêu Trung Quốc”. Đây là loại lúa có phẩm chất thấp, chỉ để cho gà ăn và cũng chỉ có duy nhất thương lái Trung Quốc muốn mua loại lúa này. Cụ thể vụ việc như sau:

Trước đây giống lúa ML 202 (loại hạt tròn, có thời gian sinh trưởng khoảng 92 ngày) được gieo sạ nhiều ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên... Vài năm gần đây, giống lúa này lại được một số hộ dân vùng Đồng bằng Sông Cửu Long mua về và không ngừng nhân rộng, nhất là ở tỉnh Vĩnh Long. Ông Nguyễn Vĩnh Phúc - Giám đốc Trung tâm Thông tin nông nghiệp nông thôn (Sở NNPTNT tỉnh Vĩnh Long), cho biết: Vụ hè thu năm 2014, toàn tỉnh có 5.300ha lúa ML202, chiếm 9,2% diện tích xuống giống. Ông Trương Tấn Được - Trưởng phòng NNPTNT huyện Mang Thít, huyện có diện tích gieo sạ giống ML 202 lớn nhất tỉnh Vĩnh Long, cho biết: “Ban đầu chỉ có vài hộ gieo sạ. Thấy trúng quá, lúa dễ bán nên nhiều hộ khác làm theo. Theo cơ cấu, giống lúa chất lượng thấp mỗi vụ chỉ khoảng 10% diện tích gieo sạ, thế nhưng hiện giống ML202 đã chiếm tới hơn 30% diện tích, tập trung nhiều nhất là các xã Mỹ An, Hòa Tịnh, Long Mỹ, Chánh Hội…”. Theo bà Lê Thị Lệ Hoa - Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Xuân Hiệp (xã Xuân Hiệp, huyện Trà Ôn, Vinh Long), cho biết ngoài việc cho năng suất cao, lý do người dân chọn giống này sản xuất là vì dễ sản xuất, ít sâu bệnh, đặc biệt là dễ bán cho thương lái. “Dự kiến trong thời gian tới, tôi sẽ mở rộng thêm vùng sản xuất khoảng 100ha. Không riêng gì HTX của tôi mà có rất nhiều nơi nhân rộng loại lúa này để cung cấp cho người dân. Ngoài ra lúa ML202 có phẩm chất thấp nhưng trước mắt loại lúa này vẫn có đầu ra, không đủ số lượng cung cấp. Vì vậy, trong khi một số giống lúa chất lượng cao vẫn chưa chứng minh được tính bền vững thì khả năng nông dân mở rộng diện tích sản xuất giống lúa ML202 là điều khó tránh khỏi” – bà Hoa nhấn mạnh. Một số nông dân sản xuất giống lúa này cho

biết, dù có phẩm chất thấp, lúa ML202 có rất nhiều ưu điểm hơn cả lúa IR50404 và các giống lúa có chất lượng cao.

Vụ hè thu 2014, giá lúa Ma Lâm (ML 202) tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tăng cao bất thường. Theo nông dân các tỉnh ĐBSCL, ở vụ lúa hè thu này, có ngày giá lúa ML 202 được thương lái thu mua tại ruộng với mức 5.500 đồng/kg, cao hơn cả giá các loại lúa hạt dài có phẩm cấp cao. Ghi nhận ở tỉnh Vĩnh Long, trong ngày 19-10, giá thương lái thu mua lúa ML 202 tại ruộng là 5.300 đồng/kg. Ông Đặng Hoàng Danh (45 tuổi, ngụ huyện Mang Thít), cho biết với mức giá này, ông lãi cao hơn các vụ trước khoảng 1.000 đồng/kg. Vụ này gia đình ông ước đạt 9 tấn/ha, cao hơn năng suất lúa hạt dài. “Mười vụ lúa Ma Lâm liền, tôi chưa lỗ vụ nào” - ông Danh khẳng định. Ở các tỉnh khác của ĐBSCL như Bến Tre, Trà Vinh..., lúa ML 202 đều trúng và đang được giá. Sở dĩ lúa ML 202 có giá cao là nhờ các đơn vị xuất khẩu gạo này sang Trung Quốc đang đẩy mạnh thu mua cho đủ số lượng cung ứng theo hợp đồng trước khi chính sách thuế đối với loại gạo này thay đổi từ phía Trung Quốc. Với mức giá trên, nông dân đang ồ ạt mở rộng diện tích trồng ML 202. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tỉnh Vĩnh Long, vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh có 5.300 ha lúa ML 202, chiếm 9,2% diện tích xuống giống.

Hậu quả của hành động trên đối với người nông dân chính là:

Thứ nhất , khi đổ xô, ồ ạt trồng các giống lúa chất lượng thấp như vậy thì chắc chắn một điều là rất dễ dẫn đến việc rớt giá vào cuối vụ. Chưa kể, việc này đã được các thương lái

các cơ quan quản lý nước ta đang khuyến cáo hạn chế gieo trồng do nhu cầu cho loại gạo này trên thị trường là rất ít, giá cũng đang bị cạnh tranh gay gắt. Hay đối với giống lúa ML 202 thì vì do phẩm chất quá thấp nên thường chỉ dùng cho gà ăn, hoặc được dùng để làm bún, làm bột mà bản thân nhu cầu của nó trong thị trường nội địa cũng đang rất bấp bênh. Chính vì vậy, khi tới cuối vụ, nông dân không thể bán cho ai khác ngoài thương lái Trung Quốc. Và cũng từ việc không thể bán cho ai ngoài thương lái Trung Quốc, thì các thương lái lúc này bắt đầu ép giá của nông dân, khiến cho nông dân phải chấp nhận bán với mức giá rẻ rúng để tránh tồn kho quá lớn. Có thể nói, hậu quả rõ ràng nhất của giống lúa này chính là giá của nó quá phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu và doanh nghiệp nhập khẩu nên đối tượng chịu thiệt cuối cùng cũng chỉ là nông dân.

Thứ hai, việc đồng loạt thay đỏi diện tích trồng lúa dành cho loại lúa cấp thấp khiến cho kỹ năng trồng các loại lúa chất lượng cao, hay gạo thơm của nông dân ngày càng bị thui chột. Do thiếu động lực để tìm tòi học hỏi các cách trồng trọt, chăm sóc các loại lúa cao cấp khác. Mặt khác, khi trồng các giống lúa cấp thấp do trồng một cách tràn lan, chạy theo nhu cầu, lợi nhuận mà người nông dân không có sự đầu tư kỹ càng, ví dụ điển hình là giống ML 202, khi mà giống lúa đúng ra phải lấy trực tiếp từ nơi sản xuất (tỉnh Bình Thuận) thì đa số lại lấy lại lúa của vụ trước để trồng tiếp vụ tiếp theo, dẫn đến lúa bị thoái hóa giống kéo theo một loạt rầy nâu và một số bệnh khác ngày cao.

Một phần của tài liệu Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)