Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc (Trang 33 - 36)

2.1.2.1. Chất lượng và chủng loại gạo xuất khẩu: khẩu:

Hiện trạng mà Việt Nam phải đối mặt hiện nay đó chất lượng gạo xuất khẩu kém, giá trị xuất khẩu thấp, dẫn đến kim ngạch xuất khẩu cũng thấp và chắc chắn thu nhập của những đối tượng tham gia đều thấp, nhất là người nông dân.

Cơ cấu gạo của Việt Nam qua các năm:

Giai đoạn 2008 -2011 là giai đoạn rất thuận lợi để phát triển chủng loại cao cấp do tồn kho gạo thế giới giảm mạnh công với khủng hoảng lương thực năm 2008.. Nhưng qua biểu đồ trên có thể thấy từ năm 2008 – 2011 cơ cấu chất lượng gạo của Việt Nam vẫn chưa có chuyển biến căn bản, gạo phẩm cấp thấp và trung bình vẫn chiếm tỷ trọng lớn, gạo Việt Nam vẫn chưa tìm được chỗ đứng vững chắc ở phân khúc thị trường cao cấp.

Figure 2: Chủng loại gạo xuất khẩu 2011

Đến năm 2012 thì đã có sự biến chuyển mạnh trong cơ cấu gạo xuất khẩu Những năm trước đây Việt Nam được biết đến như thị trường cung cấp gạo phẩm cấp thấp thì năm 2012, lần đầu tiên chủng loại gạo cao cấp xuất khẩu ( gạo 2-10%

tấm) của nước ta chiếm chiếm 46% tổng sản lượng xuất khẩu với trên 3 triệu rưỡi tấn, gạo cấp trung bình là 1,8 triệu tấn (chiếm 23,5%), số còn lại là gạo cấp thấp.

Sang năm 2013, thì tình hình vẫn tương tự như năm 2012, gạo cao cấp vẫn chiếm hạng 1 trong cơ cấu gạo xuất khẩu, cụ thể gạo cao cấp chiếm hơn 34%, gạo trung bình 20%, gạo thấp cấp 17%, gạo thơm gần 15%, nếp gần 6,5%.

Tuy nhiên, có một điểm đáng mừng là tỷ trọng gạo thơm, gạo chất lượng cao xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng tăng. Có thể thấy điều mà hầu hết các chuyên gia lo ngại trước đây rằng đây là 1 ngách thị trường hẹp, bị độc chiếm bởi các đối thủ mạnh như Thái Lan, Ấn Độ đã dần bị gỡ bỏ. Việt Nam vẫn có cơ hội lớn trong việc khai thác thị trường này. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, dù sản lượng có tăng nhưng giá trị của gạo thơm, gạo cao cấp xuất khẩu từ nước ta vẫn không được đánh giá cao như các đối thủ.

Biểu đồ 3: Kim ngạch xuất khẩu gạo theo chủng loại từ năm 2010 - 2013 ( Đv: Tấn)

Đến 8 tháng đầu năm 2014 thì các chủng loại gạo xuất khẩu chính của Việt Nam vẫn là gạo tẻ trắng, gạo thơm, gạo nếp, gạo đồ và gạo lứt.

Trong đó:

Gạo tẻ trắng chiếm 77% tổng lượng gạo xuất khẩu. Thống kê chính thức số liệu từ Tổng cục Hải quan, 8 tháng vừa qua, cả nước đã xuất khẩu được 3.445.274 tấn gạo tẻ trắng, giảm 12,5% về lượng và 9,6% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.

Gạo nếp, gạo thơm và gạo lứt tăng trưởng khả quan. Cụ thể, 8 tháng năm 2014, xuất khẩu gạo thơm đạt 751.295 tấn, tăng 29,3% về lượng và 6,9% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Còn xuất khẩu gạo nếp tăng 36,6% về lượng và 13,9% về kim ngạch. 51.632 tấn, tăng tới 150,1% về lượng và 147,3% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Hiện các doanh nghiệp gạo trong nước đang cố gắng tìm hiểu nhu cầu tiêu dùng gạo của thị trường, cũng như tìm hiểu đối thủ, nhất là Thái Lan và Ấn Độ, để từ đó có giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo. Từ đầu năm đến nay, xuất khẩu gạo tẻ trắng gặp khó khăn khi phải cạnh tranh gay gắt với hai đối thủ này. Tuy nhiên, chúng ta vẫn xuất khẩu được rất nhiều mặt hàng gạo 15% tấm. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng đã chủ động xuất khẩu thêm được các mặt hàng gạo lứt, gạo nếp và gạo thơm. Đây là những mặt hàng chúng ta có thể đẩy mạnh xuất khẩu trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc (Trang 33 - 36)