Rủi ro cho toàn bộ ngành gạo Việt Nam:

Một phần của tài liệu Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc (Trang 79)

3.1.3.1. Rủi ro về thương hiệu:

Các thương nhân Trung Quốc mua gạo Việt Nam với tiêu chuẩn chất lượng rất dễ tính, chủ yếu là gạo thơm nhẹ và gạo ngang – phổ biến nhất là giống IR50404. Đặc biệt, họ hay sử dụng “độc chiêu”: Đề nghị các DN, thương lái Việt Nam nếu muốn bán hàng cho họ, phải trộn gạo trắng thường với gạo thơm theo tỷ lệ 50:50 để họ đem về nước bán dưới mác gạo thơm. Sau khi mua lúa ở các hộ dân, thương lái Việt Nam sẽ đem về ghe trộn lẫn các loại lúa hạt dài với hạt dài, các loại hạt tròn với hạt tròn rồi đem về nhà máy xay xát ra gạo, bán cho thương nhân Trung Quốc.Với giá gạo trắng nếu trộn 50% vào gạo thơm và bán dưới mác gạo thơm thì thương nhân Trung Quốc sẽ lợi 1/3 giá. Các chuyên gia kinh tế đánh giá việc làm trên của một số khách hàng Trung Quốc không chỉ đơn thuần là lợi ích kinh tế của họ mà có thể còn nhằm hạ thấp uy tín, chất lượng gạo Việt Nam. Sâu xa hơn, việc này có thể phá nát nền sản xuất gạo chất lượng cao, gạo thơm của Việt Nam, đồng thời phá thị trường gạo Việt Nam tại Trung Quốc, ảnh hưởng xấu đến uy tín Việt Nam bởi người dân Trung Quốc sẽ tẩy chay gạo Việt Nam, vì chất lượng gạo không cao.

Chị Hồ Thanh Hà, thương lái lúa ở huyện Châu Phú (An Giang) có cách phân trần: “(Tháng 5/2014) Thương lái Trung Quốc sang ký hợp đồng với doanh nghiệp tại địa phương chủ yếu là gạo IR50404, có lúc mua gạo dài pha trộn 15 – 20% tấm. Không biết

doanh nghiệp ký hợp đồng với Trung Quốc như thế nào, họ chỉ bảo thương lái Việt Nam mua đúng loại lúa đó về xay theo yêu cầu”.

Một chủ doanh nghiệp kinh doanh lương thực ở huyện Lai Vung (Đồng Tháp), nói: Thương nhân Trung Quốc mua gạo jasmine, nhưng phải “đấu trộn” sao cho giá thành ở mức 10.500 đồng/kg. Họ không mua gạo thuần và không mua hàng trực tiếp từ doanh nghiệp xuất khẩu mà chỉ đặt mua gạo qua thương lái hay chủ nhà máy xay xát.

Hiện vùng Đồng bằng Sông Cửu Long đã sản xuất được nhiều loại giống lúa gắn mác chất lượng cao, song thu nhập của người trồng lúa vẫn rất thấp. Nguyên nhân được nhìn nhận ban đầu là do khâu sản xuất giống, thu mua và xuất khẩu còn nhiều bất cập. Theo số liệu điều tra của Viện Lúa Đồng bằng Sông Cửu Long thì ở khu vực này có khoảng 50 giống lúa được trồng phổ biến. Điều đáng lưu ý là theo một số chuyên gia, do quá nhiều giống lúa nên việc kiểm soát chất lượng lúa giống ở các địa phương còn bỏ ngỏ. Theo thống kê của Cục Trồng trọt, toàn vùng Đồng bằng Sông Cửu Long có 34% người dân sử dụng giống lúa xác nhận. Trong số đó có 12% giống được cấp chứng nhận, còn lại là ở những cơ sở nhân giống 'tự phong' có chất lượng. Được biết phần lớn các cơ sở nhân giống bán giống đã qua lai tạo nhiều đời, lẫn tạp nên không đảm bảo chất lượng, năng suất thấp.

Không những khâu giống, mà khâu thu mua lúa gạo hiện nay cũng tồn tại nhiều bất cập. Không chỉ thương lái mà một số doanh nghiệp cũng trộn nhiều loại gạo vào một bao rồi đem đi xuất khẩu. Khi đó, gạo mềm cơm, gạo thơm, gạo dẻo lẫn lộn vào nhau và chỉ bán được tại một số thị trường dễ tính. Làm ăn kiểu này,

doanh nghiệp đã tự hại mình và cuối cùng người phải chịu thiệt nhiều nhất vẫn là nông dân. Điều này làm chất lượng gạo xuất khẩu bị giảm sút, kéo theo đó là giá bán gạo của Việt Nam luôn ở mức thấp, không thể xây dựng được thương hiệu.

Chúng ta mới xuất khẩu gạo thơm sản phẩm chung chung, chưa có thương hiệu cho từng giống, gọi là gạo thơm 5% tấm (gạo mới), giá chỉ 620USD/tấn. Trong khi đó gạo thơm có thương hiệu của Thái Lan như Hom Mali 100% phẩm cấp B (mới và cũ) giá tới 1.000USD/tấn, gạo thơm Pathumthani 100% phẩm cấp B là 910USD/tấn. Chưa kể gạo thơm của Ấn Độ hay Pakistan như Basmati có giá còn cao hơn rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến chất lượng và giá trị gạo Việt Nam thấp, trước hết do Việt Nam chưa xuất khẩu được nhiều những giống có chất lượng gạo thơm ngon nổi tiếng trong nước. Gạo trắng chúng ta cũng chưa xây dựng được thương hiệu cho từng giống như các nước đã có. Chúng ta chỉ có thương hiệu chung là gạo trắng, hạt dài bao nhiêu phần trăm tấm cho cả gạo thơm và gạo trắng thường. Vì vậy, gạo chất lượng kém do lẫn tạp nhiều giống khác nhau. Ngoài ra, gạo xuất khẩu của chúng ta phần lớn là gạo trắng phẩm cấp trung bình, ít gạo thơm và chưa nhiều dạng gạo đồ (parboiled rice), hay nếp. Trong lúc Thái Lan xuất khẩu rất đa dạng sản phẩm và có thương hiệu riêng.

3.1.3.2. Rủi ro phụ thuộc xuất khẩu sang Trung Quốc: Quốc:

Xuất khẩu lúa gạo cũng phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường Trung Quốc, bằng chứng là Trung Quốc liên tục dẫn đầu về nhập khẩu gạo Việt Nam. Trong 5 tháng đầu năm 2014 Trung Quốc đã

chiếm tới 41,75% thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam, nhiều thời điểm trở thánh cứu cánh cho xuất khẩu gạo Việt Nam.

Phần lớn Việt Nam xuất khẩu qua đường tiểu ngạch vì giấy tờ không cần làm nhiều, không phải đóng thuế dù tiền thu lại từ bán gạo không cao. Ví dụ giống lúa 50404 nông dân trồng rất dễ dàng, thu mua thấp nên cách làm như vậy đã hạ giá sản phẩm của mình.

Để Trung Quốc mua dễ nhưng Việt Nam lại lỗ, làm hư đường xá và ép nông dân bán giá rẻ vì vậy người ta mới bán nhiều nhưng giá trị không được như gạo của Thái Lan hoặc như 1 số công ty bán đường đường chính theo đường xuất khẩu chính ngạch.

Thêm lý do quan trọng khiến gạo của Việt Nam xuất chủ yếu sang Trung Quốc do chất lượng gạo còn thấp nên việc xuất khẩu ra nước ngoài khó khăn hơn. Nếu phát hiện có dư lượng thuốc trừ sâu họ sẽ buộc tiêu hủy, các doanh nghiệp xuất khẩu phải trả thêm tiền cho việc tiêu hủy hoặc bị yêu cầu chở về nước. Như vậy, sẽ rất tốn kém còn nếu đưa sang Trung Quốc, Trung Quốc sẵn sàng thu mua mọi sản phẩm mà không cần chú ý có thuốc gì.

Vì vậy, hiện Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam, nếu Trung Quốc ngừng thu mua, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam sẽ lao đao.

3.1.3.3. Rủi ro từ đối thủ cạnh tranh:

Ví dụ, Thái Lan-nước dẫn đầu về xuất khẩu gạo, với chất lượng tốt, vào cuối năm 2013 đã xả gạo tồn kho, gây ảnh hưởng đến giá gạo thế giới, trong đó có Việt Nam.

Vào cuối năm 2013, Để giải phóng lượng gạo tồn kho khổng lồ, Chính phủ Thái Lan đã quyết định hạ giá bán lỗ để xả hàng tồn kho. Điều này gây ra sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường gạo xuất khẩu.

Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), tình hình xuất khẩu gạo trên thị trường thế giới gần như ở thời điểm khủng hoảng thừa, khi Thái Lan có một lượng tồn kho khổng lồ làm ảnh hưởng đến thị trường gạo toàn cầu.

Ước tính, Thái Lan đang tồn kho khoảng 17 – 18 triệu tấn gạo. Dù nắm được con số tồn kho này và Thái Lan sẽ tung gạo ra bán với số lượng lớn nhưng các doanh nghiệp Việt Nam vẫn hết sức bất ngờ khi Chính phủ nước này đã giảm giá liên tiếp trong thời gian gần đây khi kéo giá gạo xuất khẩu của Thái Lan "rơi tự do” và chấp nhận lỗ khủng, với giá bán chỉ còn 380 USD/tấn.

Việc này đã khiến các đối thủ cạnh tranh, trong đó có Việt Nam phải kéo giá gạo của mình xuống, thậm chí có thời gian các doanh nghiệp phải tạm ngưng giao dịch để chờ động thái tiếp theo của Thái Lan. Gần nhất là trong tháng 8 vừa qua, xuất khẩu gạo của Việt Nam chỉ đạt hơn 620.530 tấn, thấp hơn dự kiến đề ra là gần 130.000 tấn, giảm 32,5% về lượng so với cùng kỳ. Giá cũng giảm 3,46 USD/tấn. Tính chung từ đầu năm đến nay, Việt Nam xuất khẩu được khoảng khoảng 4,6 triệu tấn gạo, giảm 10% so với năm ngoái.

Đặc biệt, xuất khẩu chậm cũng khiến giá lúa gạo trong nước rớt thê thảm. Hiện giá lúa tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long đang dao động ở mức 4.400 – 4.500 đồng/kg, giảm từ 450 – 500 đồng/kg so với thời điểm tháng 8. Giá lúa hạt dài tại doanh nghiệp

là 5.200 đồng/kg và lúa thường là 5.000 đồng/kg, giảm từ 200 – 500 đồng/kg so với cách đây 10 ngày, gây khó khăn cho nông dân.

Ông Phạm Văn Bảy, Phó Chủ tịch VFA cho rằng, chắc chắn gạo Việt sẽ chịu nhiều áp lực từ việc xả kho của Thái Lan trong thời gian tới. Trong khi đó, nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới là Ấn Độ cũng đang vào mùa thu hoạch bội thu sẽ tác động vào xu hướng giảm giá của thị trường. Tương tự, giá gạo Pakistan đều xuống, thu hẹp khoảng cách với gạo Việt Nam.

Đối thủ cạnh tranh mới của Việt Nam – Campuchia và Myanmar:

Ông Nguyễn Thọ Trí, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2), cảnh báo các DN xuất khẩu gạo Việt Nam chớ nên coi thường các nhà xuất khẩu gạo Campuchia. Nước này có các điều kiện về tự nhiên, nhân lực, vật lực để trở thành nước xuất khẩu gạo như Việt Nam.

Với hơn 80% dân số làm nông nghiệp, Campuchia sản xuất 9,3 triệu tấn lúa, trừ đi lượng tiêu thụ nội địa thì có khoảng 3 triệu tấn gạo xay cho xuất khẩu. Để thúc đẩy phát triển sản xuất lúa gạo, chính phủ Campuchia bảo lãnh 50% rủi ro để các ngân hàng thương mại cho vay vốn sản xuất, chế biến và dự trữ gạo.

Nhận định thêm về đối thủ, ông Trương Thanh Phong (VFA) cho biết khách hàng mua gạo của Campuchia trong năm 2013 lên đến 34 nước, tỏa rộng cả ba khu vực châu Á, châu Phi và châu Âu. Riêng với thị trường châu Âu, Campuchia được miễn thuế xuất khẩu do được xếp vào nhóm các quốc gia kém phát triển. Điều kiện này đã tiết kiệm cho các DN xuất khẩu gạo Campuchia

khoảng 195 USD mỗi tấn gạo. Cho nên không chỉ DN Việt Nam mà các nước xuất khẩu gạo khác cũng khó cạnh tranh lại Campuchia tại thị trường cao cấp này.

Và với lượng xuất khẩu gạo tăng lên, nước này đang nhắm đến thị trường Đông Nam Á. Những động thái gần đây cho thấy Campuchia sẽ tham gia mạnh mẽ hơn theo hình thức cung cấp gạo theo cấp chính phủ, cạnh tranh với các hợp đồng tập trung của Việt Nam.

Cụ thể, nước này đang chuẩn bị chiến lược xuất khẩu gạo nhắm đến các thị trường Trung Quốc, Philippines và Indonesia. Trung Quốc đã ký thỏa thuận với Campuchia cho phép DN Trung Quốc có một số điều kiện thuận lợi khi xuất khẩu gạo từ Campuchia.

Cùng một loại gạo nhưng giá gạo Việt Nam đang thấp hơn của Campuchia 30-50 USD/tấn. Đối thủ mới của gạo Việt Nam trên thị trường xuất khẩu 10 năm trước chỉ đủ sức trồng lúa để ăn, nhưng trong 3-4 năm tham gia xuất khẩu gạo, nước này đã có hệ thống khách hàng ở 34 quốc gia từ Á sang Âu.

Dù vậy, theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ, Phó trưởng khoa Phát triển Nông thôn, Đại học Cần Thơ, Myanmar - quốc gia đang nổi lên như một hiện tượng về xuất khẩu gạo, mới là đối thủ đáng gờm nhất của gạo Việt Nam.

Thế mạnh của Myanmar chính là diện tích đất nông nghiệp rộng lớn (hơn 18 triệu ha -PV), trong đó diện tích đất trồng lúa khoảng 7 triệu ha, gấp 1,75 lần so với diện tích đất lúa của Việt Nam. Theo ước tính của Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), sản

triệu tấn gạo), tăng 2,5% so với 28,77 triệu tấn năm 2013. Còn Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) ước tính sản lượng lúa niên vụ 2013-2014 (tháng 1-12/2014) đạt 18,68 triệu tấn (khoảng 11,96 triệu tấn gạo) và xuất khẩu gạo đạt 1,3 triệu tấn. Ngoài ra, chi phí nhân công của Myanmar rẻ hơn Việt nam nên giá thành sản xuất lúa gạo của nước này cũng cạnh tranh so với Việt Nam.

"Bởi những lợi thế này nên khi tham gia xuất khẩu gạo, Myanmar sử dụng vũ khí giá rẻ, vốn là lợi thế của gạo Việt Nam. Hiện Myanmar có sự tăng trưởng mạnh về sản lượng gạo xuất khẩu và mức giá hầu như thấp nhất thế giới.

Các thị trường truyền thống của gạo Việt Nam đang bị thu hẹp dần bởi Myanmar mà Việt Nam không thể chạy đua để giảm giá tiếp vì giá gạo Việt Nam không thể thấp hơn được nữa. Với mức giá hiện nay, nông dân Việt đã chẳng lời lãi được bao nhiêu", PGS.TS Nguyễn Ngọc Đệ cho biết.

Không chỉ dùng vũ khí giá rẻ để tấn công thị trường gạo thông thường, Myanmar còn đang chen chân vào những thị trường xuất khẩu gạo cao cấp như Nhật Bản, EU, Singapore... Ông Đệ cho rằng, Myanmar có khả năng làm điều này bởi diện tích lúa mùa của nước này lớn, chất lượng cao hơn giống lúa cao sản của Việt Nam.

"Đất đai Myanmar rộng, không khai thác quá mức tới 3 vụ liên tục nhiều năm như Việt Nam. Họ ít sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu nên chất lượng gạo tốt, chi phí đầu vào thấp hơn Việt Nam. Với thị trường gạo cao cấp, Myanmar sử dụng lợi thế cạnh tranh về chất lượng khi dựa vào lúa mùa truyền thống, còn với thị trường gạo cấp thấp họ cạnh tranh bằng giá rẻ", ông Đệ chỉ rõ.

Trong khi đó, GS.TS Bùi Chí Bửu cho biết, cách nâng cao giá trị gạo của Myanmar là liên doanh với công ty kinh doanh lương thực nước ngoài để sản xuất lúa gạo. Tháng 9/2013, tập đoàn Mitsui của Nhật Bản đã thành lập liên doanh với và Tập đoàn Kinh doanh Nông nghiệp Công cộng Myanmar để chuyên sản xuất và xuất khẩu gạo sang nước thứ ba. Dự kiến, Mitsui sẽ đầu tư 100 triệu USD cho liên doanh này, đồng thời hỗ trợ kỹ thuật cho việc sản xuất gạo với chất lượng cao ở Myanmar.

Không chỉ có Mitsui, hàng loạt các công ty kinh doanh nông nghiệp nước ngoài, trong đó có Wilmar của Singapore hay Cargill và DuPont Pioneer của Mỹ cũng tìm kiếm các cơ hội trong các lĩnh vực như sản xuất lúa gạo, chăn nuôi gia súc và cung cấp phân bón tại thị trường đầy tiềm năng này.

"Campuchia cũng sử dụng cách thức này để thúc đẩy ngành nông nghiệp, chứ một mình họ không làm nổi. Các công ty lương thực của Việt Nam cũng sang Campuchia làm ăn. Việt Nam phải mua gạo cao cấp của Campuchia, mỗi năm gần 1 triệu tấn, chất lượng rất ngon", GS.TS Bùi Chí Bửu cho biết.

3.2. Một số giải pháp nhằm tăng tính chủ động của Việt Nam khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc:

3.2.1. Nhóm giải pháp cho nông dân:

Giải pháp thiết thực nhất trong lúc này chính là hỗ trợ tăng tính chủ động cho người nông dân thoát khỏi cái vòng lẩn quẩn đó,

Thứ nhất, các hiệp hội chỉ đưa ra các khuyến cáo về diện tích trồng lúa cấp thấp và nguy cơ trong tương lai của nó đến từng địa phương. Nhưng thực tế, hành động này chưa thực sự có tác động sâu đến tâm lý của nông dân. Vì vậy mà cần phải mạnh tay và cương quyết hơn. Chẳng hạn như quy định diện tích trồng các loại lúa đó ở từng địa phương và sẽ có những hình thức xử lý nếu như diện tích trồng loại lúa đó tăng cao.Nhưng nói đi cũng phải nói lại, thực chất chạy theo lợi nhuận không phải là lỗi của nông dân mà do chính thương lái đã hứa hẹn điều đó, Chính vì vậy, giải pháp cần thực hiên ngay bây giờ là các cơ quan địa phương cần quản lý việc thu mua của thương lái, một mặt để ngăn chăn từ đầu ý định mua giống lúa chất lượng thấp, mặt khác để đảm bảo không xảy ra tình trạng lừa đảo, trộm cắp đối với nông dân.

Một phần của tài liệu Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc (Trang 79)