Theo Tổng cục Hải quan, hiện giao thương giữa Việt Nam và những nước có chung đường biên giới có hai cách thức: buôn bán
biên giới bao gồm hàng hóa xuất nhập khẩu biên giới (hàng tiểu ngạch), hàng hóa mua bán, trao đổi của cư dân biên giới, hàng hóa đưa vào chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu.
Xuất khẩu chính ngạch: là các hoạt động xuất khẩu chính thức giữa hai quốc gia, có thể thông qua các hiệp định thương mại, hợp đồng xuất khẩu chính thức giữa các doanh nghiệp giữa 2 quốc gia với nhau,.... nhìn chung việc xuất khẩu chính ngạch được thực hiện theo quy trình và có sự kiểm soát của các cơ quan nhà nước: Hải quan, kiểm định hàng hóa,...
Doanh nghiệp Trung Quốc muốn nhập khẩu chính ngạch phải đóng phí quota 80 USD/tấn cộng với thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu. Chẳng hạn gạo 5% tấm Việt Nam đang bán là 460 USD/tấn, nếu nhập khẩu đường chính thức thì thuế cộng với tiền quota, giá về đến Trung Quốc sẽ đội lên thêm 160 USD/tấn chưa kể tiền vận chuyển, kho bãi. Do đó, các thương nhân Trung Quốc vẫn chọn cách mua tiểu ngạch vì chênh lệch giá.
Xuất khẩu tiểu ngạch: là một hình thức thương mại quốc tế hợp pháp được tiến hành giữa nhân dân hai nước sinh sống ở các địa phương hai bên biên giới mà kim ngạch của mỗi giao dịch hàng hóa hữu hình có giá trị nhỏ theo quy định của pháp luật. Ví dụ, buôn bán tiểu ngạch giữa Việt Nam và Trung Quốc là các hoạt động buôn bán giữa dân cư Việt Nam với dân cư Trung Quốc sống ở các xã, phường sát đường biên có giá trị mỗi giao dịch không quá 2 triệu đồng/người/ngày theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chính tiêu chí về giá trị nhỏ (tiểu ngạch) đã khiến cho hình thức thương mại này có tên như vậy.
Buôn bán tiểu ngạch còn có những đặc trưng như thường (song không nhất thiết) thanh toán bằng tiền mặt, không cần hợp đồng mua bán.Chú ý là buôn bán tiểu ngạch không phải là buôn lậu.Kinh doanh xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn cần xin phép.Việc xác định đâu là buôn bán tiểu ngạch không dựa vào hình thức vận chuyển hàng hóa qua đường biên giới.Buôn bán tiểu ngạch vẫn phải chịu thuế đánh vào giá trị giao dịch, gọi là thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Hàng hóa khi đi qua biên giới vẫn phải chịu sự kiểm tra của các cơ quan thuế quan, kiểm dịch, biên phòng, xuất nhập cảnh, v.v...
Buôn bán tiểu ngạch được cho là có tính ổn định thấp. Điều này khiến cho kim ngạch buôn bán tiểu ngạch nói chung có thể thay đổi theo mùa vụ, theo thời tiết, theo thay đổi chính sách kiểm dịch. Buôn bán tiểu ngạch còn được cho là dễ bị lợi dụng để tránh thuế.Vì thuế xuất nhập tiểu ngạch thường có thuế suất thấp hơn thuế xuất nhập khẩu chính ngạch, thủ tục liên quan phải làm đơn giản hơn, nên một doanh nghiệp có thể thuê mướn nhiều người dân ở vùng biên giới thực hiện việc mua bán để không phải nộp thuế nhiều.
Tình hình xuất khẩu gạo chính ngạch và tiểu ngạch sang Trung Quốc
Vì tính đặc thù của xuất khẩu tiểu ngạch khó có thể kiểm soát được, nên số lượng gạo chính xác XK tiểu ngạch qua Trung Quốc bao nhiêu thì vẫn không thống kê được mà chỉ có thể ước lượng tương đối. (Các số liệu thống kê chính thức về XK gạo của VFA, tổng cục thống kê, cục hải quan… đều là số liệu XK chính ngạch)
Số liệu xuất khẩu chính ngạch đã được trình bày ở phần: “Thực trạng xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Trung Quốc” – về kim ngạch và sản lượng xuất khẩu.
2012 2013 6 tháng đầu 2014 0 500 1000 1500 2000 2500 400 1500 529 2086 2152 1340
Xuất khẩu qua tiểu ngạch Xuất khẩu qua chính ngạch
Biểu đồ 1. Sản lượng xuất khẩu gạo theo đường tiểu ngạch và chính ngạch sang Trung Quốc (đơn vị: nghìn tấn)
Vì những tiện ích như cắt giảm được tiền thuế, không cần ký hợp đồng xuất nhập khẩu, thủ tục đơn giản hơn so với xuất khẩu chính ngạch, tránh được rủi ro tồn gạo,… nên rất nhiều thương lái Trung Quốc lẫn nông dân Việt Nam đều ưu tiên đưa lúa gạo qua con đường tiểu ngạch. Nếu như năm 2012, sản lượng xuất khẩu tiểu ngạch chỉ khoảng 20% so với xuất khẩu chính ngạch thì trong năm 2013, con số này đã lên đến 70%. Nhiều cửa khẩu phụ và lối mở cũng như doanh nghiệp xuất tiểu ngạch được hình thành nhằm phục vụ nhu cầu đưa nông sản nói chung và đặc biệt là lúa gạo nói riêng qua biên giới Trung – Việt. Trên thực tế, gạo Việt Nam được xuất sang Trung Quốc chủ yếu theo con đường tiểu ngạch. Trước tình hình đó, sang tháng 8 năm 2014, Trung Quốc đã
cắt con đường tiểu ngạch bằng cách cấm xuất nhập khẩu gạo qua các cửa khẩu phụ và lối mở nhằm thắt chặt việc thu thuế từ các nhà nhập khẩu trong nước và điều chỉnh xuất nhập khẩu gạo Trung – Việt theo hướng chính quy hơn. Do xuất khẩu tiểu ngạch chiếm phần lớn trong hoạt động thông thương giữa hai nước, hành động này của Trung Quốc cũng đã dẫn tới việc nhiều doanh nghiệp và nông dân Việt Nam lo sợ và cắt giảm lượng hàng của mình. Qua quý III 2014, lượng gạo qua tiểu ngạch đã có dấu hiệu tụt giảm một cách tương đối so với tốc độ tăng sản lượng xuất khẩu qua đường chính ngạch.
Kết luận:
Qua các số liệu phân tích ở chương 2, có thể thấy ngành gạo Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế nước ta, cũng là mặt hàng nông sản chủ chốt và xuất khẩu đứng thứ hai trên thế giới. Nhưng gần đây, sự đa dạng về thị trường xuất khẩu của mặt hàng này ngày càng bị thu hẹp, bằng chứng là việc xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Tính chung cả chính ngạch thì sản lượng xuất khẩu năm nay sang thị trường này chiếm 50% thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, Trung Quốc đang trở thành thị trường chủ lực, thay thế những sụt giảm của thị trường truyền thống trước đây. Chính vì vậy mà dấy lên một mối lo ngại là thị trường Trung Quốc đang dần có sự ảnh hưởng và chi phối đến Việt Nam, hay nếu không muốn nói xuất khẩu gạo của Việt Nam đang có xu hướng lệ thuộc vào thị trường này. Điều này đem đến nhiều rủi ro cho các đối tượng trong ngành gạo nói riêng và toàn ngành gạo Việt Nam nói chung.
Chương 3: Rủi ro xuất khẩu gạo của Việt Nam khi phụ thuộc vào Trung Quốc và một số giải pháp
3.1. Rủi ro xuất khẩu gạo của Việt Nam khi phụ thuộc vào Trung Quốc: