toàn:
Lâu nay, trong các hợp đồng mua bán, phía Trung Quốc luôn là bên nắm đường cán trong khâu thanh toán nên doanh nghiệp Việt Nam thường gặp nhiều rủi ro và thiệt thòi. Do vậy để tránh rủi ro về thanh toán khi làm ăn với đối tác Trung Quốc, doanh nghiệp xuất gạo của Việt Nam cần phải chủ động lựa chọn những phương thức thanh toán chắc chắn, ít rủi ro. Cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức trả trước, kiên quyết yêu cầu phía Trung Quốc trả tiền mới giao hàng. Một hình thức thanh toán khác cũng khá an toàn đó là thanh toán bằng L/C ( thư tín dụng). Với phương thức này, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo thanh toán bởi ngân hàng khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Tuy nhiên, khi thanh toán bằng L/C, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải xem xét kĩ lưỡng những điều khoản thanh toán quy định
trong đó, tránh những sai sót hoặc thiếu chặt chẽ dẫn đến bất lợi cho mình; yêu cầu phía nhập khẩu Trung Quốc lựa chọn ngân hàng phát hành uy tín… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không nên thỏa thuận điều khoản thanh toán L/C trả chậm vì dễ bị đối tác lấy lý do không đạt chất lượng để ép giá. Trong trường hợp bắt buộc phải chọn phương thức thanh toán bất lợi hơn như trả chậm, các doanh nghiệp Việt Nam phải hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro. Ví dụ như chỉ cho phép trả chậm trong thời gian ngắn, mức trả chậm chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị thanh toán…
Mặt khác hiện nay, phần lớn doanh nghiệp khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc không được phép thanh toán bằng USD mà phải thanh toán bằng Nhân dân tệ.
Để tránh hoặc hạn chế những rủi ro do biến động tỷ giá thất thường của đồng tiền này, các doanh nghiệp cần phải sử dụng những công cụ bảo hộ rủi ro như quyền chọn, hợp đồng tương lai…
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật những quy định về thanh toán, tỷ giá, nâng cao năng lực của nhân viên trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế.