Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam:

Một phần của tài liệu Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc (Trang 39 - 46)

tháng 8/2014 giá xuất khẩu gạo tẻ trắng 15% lại tăng nhẹ 0,2% lên mức 428,6 USD/tấn. Giá xuất khẩu gạo tẻ trắng 25% tấm sang Philippines trung bình đạt 462,3 USD/tấn, tăng nhẹ 3% so với cùng kỳ năm trước.

2.1.2.3. Các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam: Nam:

Giai đoạn 2007 đến 2009:

Năm 2008, cũng là năm thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam được mở rộng. Nếu như trong năm 2007, gạo Việt Nam được xuất khẩu đến 63 quốc gia vùng/lãnh thổ thì đến năm 2008, con số này đã tăng lên gấp đôi (128 quốc gia/vùng/lãnh thổ).

Trong 2 năm 2007 và 2008, tỷ trọng xuất khẩu gạo của Việt Nam theo khu vực mặc dù có sự thay đổi nhưng thứ hạng sắp xếp theo khối lượng thì không đổi. Châu Á vẫn là thị trường nhập khẩu hàng đầu gạo Việt Nam, tiếp đến là châu Phi. Tuy nhiên, năm 2008, xuất khẩu gạo Việt Nam sang thị trường châu Á giảm mạnh so với năm 2007 do Indonesia đã giảm mạnh mức nhập khẩu chỉ còn chiếm hơn 1% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Ngược lại, tỷ trọng nhập khẩu gạo Việt Nam của các khu vực khác châu Mỹ, châu Phi, châu Âu đều tăng so với năm 2007. Điều này cũng là do lo ngại về cuộc khủng hoảng lương thực diễn ra trên thế giới cùng với cơn sốt giá gạo.

Châu Á Châu Mỹ Châu Phi Châu Âu Châu đại dương

78.1 11.5 8.4 1.9 0.1 58.8 15.8 22.0 3.3 0.1 2007 2008

Biểu đồ5: Kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đi các thị trường năm 2007-2008 (%)

(Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan) Năm 2009 gạo Việt Nam xuất khẩu sang 20 thị trường chính, nhưng chủ yếu vẫn xuất sang Phillipines, Malaysia, Cuba và Singapore.Kim ngạch xuất khẩu gạo sang thị trường Phillipine vẫn giữ vị trí đầu với khối lượng hơn 1,7 triệu tấn, giá trị hơn 971 triệu USD

Năm 2010:

Thị trường truyền thống chủ đạo của xuất khẩu gạo Việt Nam vẫn là Philippines, Indonesia, Cu Ba, Malaysia và Đài Loan. Đa số các thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2010 đều giảm về lượng và kim ngạch so với năm 2009, trong đó tăng mạnh nhất là xuất khẩu sang Indonesia, Hồng Kông đứng thứ 2 về mức tăng trưởng, sau đó là Đài Loan và Singapore.

29% 11% 7% 6% 5% 4% 2% 2% 2% 1% 30%

Phillipines Indonesia Singapore Cuba Malaysia Đài Loan Hong Kong Trung Quốc Đông Timor Nga Khác

Biểu đồ 9:Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ lực (2010)

Năm 2011:

Trong năm 2011 xuất khẩu gạo của Việt Nam mở rộng thêm được rất nhiều thị trường mới so với năm 2010 như: Bangladesh, Senegal, Bờ biển Ngà, Gana, Thổ Nhĩ Kỳ, Angola, Angieri, I rắc, Hoa Kỳ;…

28% 13% 8% 6% 5% 5% 5% 4% 4% 2% 19%

Indonesia Phillipines Malaysia Cuba Singapore Bangladesh

Senegal Trung Quốc Bờ Biển Ngà Hong Kong Khác

Biểu đồ 10: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ lực (2011)

Các thị trường xuất khẩu gạo đạt mức tăng trưởng trên 100% cả về lượng và kim ngạch trong năm 2011 gồm có: Indonesia, Trung Quốc,..Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu sụt giảm mạnh ở các thị trường như:, Đài Loan Philippines, Nga,…

24% 13% 12% 11% 6% 4% 4% 3% 2% 1% 19%

Trung Quốc Phillipines Indonesia Malaysia Bờ Biển Ngà Ghana Singapore

Hong Kong Segenal Angola Khác

Nă m 2012 nước ta đã xuất khẩu 8,02 triệu tấn gạo, thu về 3,67 triệu USD (tăng 12,71% về lượng và tăng nhẹ 0,45% về kim ngạch so với năm 2011). Trung Quốc là thị trường lớn nhất tiêu thụ gạo của Việt Nam với 2,09 triệu tấn, tương đương 898,43 triệu USD, chiếm 24,46% tổng kim ngạch.

Biểu đồ 11: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ lực (2012)

Năm 2013

Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam trong năm 2013 gồm Trung Quốc, Malaysia, Philippines, Singapore, Hồng Kông và Bờ biển Ngà. Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong năm 2013. Trong năm 2013, Trung Quốc nhập khẩu hơn 2,15 triệu tấn gạo, với trị giá 901,86 triệu USD, chiếm 30,83% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam.Nhìn chung năm 2013, xuất khẩu gạo sang đa số các thị trường bị sụt

giảm so với năm 2012; trong đó một số thị trường sụt giảm mạnh như: Indonesia Philipines và Đài Loan.

31% 8% 8% 8% 6% 6% 4% 3% 2% 2% 24%

Trung Quốc Malaysia Bờ Biển Ngà Phillipines Ghana Singapore

Hong Kong Indonesia Angola Nga Khác

Biểu đồ 12: Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chủ lực (2013)

9 tháng đầu năm 2014:

Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2014 là Trung Quốc, chiếm 32,48% thị phần. Trong 9 tháng đầu năm 2014, Trung Quốc nhập gần 1,7 triệu tấn gạo từ Việt Nam với giá trị gần 741.400 USD, giảm 4,04% về khối lượng và tăng 1,24% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

Đáng chú ý nhất là thị trường Philippines có sự tăng trưởng đột biến trong 9 tháng đầu năm với mức tăng gấp 3,19 lần về khối lượng và gấp 3,23 lần về giá trị so với cùng kỳ năm 2013. Với mức tăng trưởng này, Philippines vươn lên vị trí đứng thứ 2 về nhập khẩu gạo từ Việt Nam, chiếm 22,06%; tiếp đến là Malaysia,

Ghana và Singapore, chiếm thị phần lần lượt là 7,07%; 5,76% và 3,19%.

2.2. Thực trạng xuất khẩu gạo Việt Nam sang Trung Quốc từ năm 2008 đến 6 tháng đầu năm 2014:

Một phần của tài liệu Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc (Trang 39 - 46)