Nhóm giải pháp cho doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc (Trang 91)

3.2.2.1. Tìm hiểu kĩ về đối tác:

Như đã phân tích, việc làm ăn với các đối tác Trung Quốc chứa đựng rất nhiều rủi ro, bởi lẽ họ thường làm ăn thiếu uy tín, có thể lật lọng bất cứ lúc nào. Do đó để hạn chế rủi ro,

hiểu kỹ về đối tác Trung Quốc trước khi ký kêt hợp đồng mua bán. Ngay cả khi xuất khẩu trực tiếp cho các khách hàng lớn nằm sâu trong nội địa Trung Quốc, doanh nghiệp cũng phải hết sức cẩn trọng xác minh thông tin đối tác. Ví dụ như, doanh nghiệp nên có hẳn người đại diện tin tưởng ở vùng biên giới, thông thuộc đối tác Trung Quốc, bảo lãnh cho hoạt động làm ăn giữa đôi bên. Đối với các doanh nghiệp mới làm việc với đối tác Trung Quốc, tốt nhất là phải thông qua những doanh nghiệp trong nước có kinh nghiệm, đã làm việc lâu năm hoặc tìm những đối tượng tin tưởng bảo lãnh ở vùng biên giới chứ không nên liều lĩnh, đặt niềm tin vào khách hàng khi chưa đủ độ thân quen, tránh bị các bẫy lừa đảo.

3.2.2.2. Thỏa thuận điều kiện thanh toán an toàn: toàn:

Lâu nay, trong các hợp đồng mua bán, phía Trung Quốc luôn là bên nắm đường cán trong khâu thanh toán nên doanh nghiệp Việt Nam thường gặp nhiều rủi ro và thiệt thòi. Do vậy để tránh rủi ro về thanh toán khi làm ăn với đối tác Trung Quốc, doanh nghiệp xuất gạo của Việt Nam cần phải chủ động lựa chọn những phương thức thanh toán chắc chắn, ít rủi ro. Cụ thể, doanh nghiệp có thể lựa chọn phương thức trả trước, kiên quyết yêu cầu phía Trung Quốc trả tiền mới giao hàng. Một hình thức thanh toán khác cũng khá an toàn đó là thanh toán bằng L/C ( thư tín dụng). Với phương thức này, doanh nghiệp sẽ được đảm bảo thanh toán bởi ngân hàng khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Tuy nhiên, khi thanh toán bằng L/C, các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần phải xem xét kĩ lưỡng những điều khoản thanh toán quy định

trong đó, tránh những sai sót hoặc thiếu chặt chẽ dẫn đến bất lợi cho mình; yêu cầu phía nhập khẩu Trung Quốc lựa chọn ngân hàng phát hành uy tín… Ngoài ra, doanh nghiệp cũng không nên thỏa thuận điều khoản thanh toán L/C trả chậm vì dễ bị đối tác lấy lý do không đạt chất lượng để ép giá. Trong trường hợp bắt buộc phải chọn phương thức thanh toán bất lợi hơn như trả chậm, các doanh nghiệp Việt Nam phải hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro. Ví dụ như chỉ cho phép trả chậm trong thời gian ngắn, mức trả chậm chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng giá trị thanh toán…

Mặt khác hiện nay, phần lớn doanh nghiệp khi xuất khẩu gạo sang Trung Quốc không được phép thanh toán bằng USD mà phải thanh toán bằng Nhân dân tệ.

Để tránh hoặc hạn chế những rủi ro do biến động tỷ giá thất thường của đồng tiền này, các doanh nghiệp cần phải sử dụng những công cụ bảo hộ rủi ro như quyền chọn, hợp đồng tương lai…

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp phải thường xuyên cập nhật những quy định về thanh toán, tỷ giá, nâng cao năng lực của nhân viên trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế.

3.2.2.3. Chú trọng khâu làm hợp đồng:

Để tránh những rủi ro liên quan đến việc bị đối tác Trung Quốc hủy hợp đồng nhập khẩu, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cần chú trọng khâu làm hợp đồng. Phần lớn lượng gạo xuất sang Trung Quốc hiện nay là qua đường tiểu ngạch. Với phương thức xuất khẩu này, các hầu như không sử dụng hợp đồng, hoặc làm hợp đồng rất sơ sài. Chính vì

vậy khi xảy ra những vụ việc như hủy hợp đồng, ép giá, doanh nghiệp Việt Nam thường khó có thể kiện đối tác Trung Quốc để đòi bôi thường. Do đó, các doanh nghiệp được khuyến nghị nên đưa ra những điều khoản quy định chặt chẽ khi ký kết hợp đồng với phía Trung Quốc

3.2.2.4. Ưu tiên xuất khẩu chính ngạch:

Xuất khẩu chính ngạch là hướng đi tất yếu cho các DN nếu muốn tìm một con đường phát triển bền vững. Buôn bán chính ngạch có những ràng buộc chặt chẽ về hợp đồng thương mại, ít rủi ro, không phụ thuộc vào độ thông thoáng của đường biên giới. Để thực sự có chỗ đứng tại thị trường nước ngoài thì DN phải nắm được hệ thống phân phối và có kênh bán hàng đa dạng. Buôn bán tiểu ngạch thường tập trung vào các đầu mối quanh khu vực biên giới, do đó chỉ hoạt động được trên kênh bán hàng truyền thống (GT) và trong một phạm vi khá hạn chế. Qua tiểu ngạch hàng Việt Nam chủ yếu chỉ bán ở các tỉnh vùng Hoa Nam chứ khó vươn ra toàn thị trường rộng lớn này.

Để xuất khẩu chính ngạch bền vững, DN Việt Nam cần phải sâu sát hơn với thị trường. Nếu quy mô lớn thì có thể mở chi nhánh hoặc văn phòng đại diện tại Trung Quốc. Quy mô nhỏ hơn thì cũng nên xây dựng hệ thống phân phối chuyên nghiệp, các đối tác, nhà nhập khẩu, phân phối và hệ thống đại lý kinh doanh.

3.2.2.5. Chú trọng nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu: dựng thương hiệu:

Một vấn đề hết sức quan trọng là xây dựng và nâng cao chất lượng sản phẩm và bảo vệ thương hiệu. Để gia nhập

các kênh bán hàng hiện đại (MT), thì các giấy tờ hồ sơ công bố chất lượng, đăng ký thương hiệu là điều kiện tiên quyết. Đối với thị trường Trung Quốc thì thương hiệu Việt có những giá trị nhất định, đặc biệt là sản phẩm nông nghiệp. Các DN và thương nhân Trung Quốc rất nhạy bén, các sản phẩm và thương hiệu tiềm năng thường rơi vào tầm ngắm để họ chiếm đoạt quyền sở hữu. Các DN Việt Nam cần phải chú trọng bảo hộ thương hiệu cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

3.2.2.6. Đa dạng hóa thị trường:

Mở rộng thị trường, tìm kiếm thêm nhiều đối tác và khách hàng để tránh ảnh hưởng quá nhiều khi có rủi ro xuất khẩu sang Trung Quốc. Doanh nghiệp cần tiếp tục xây dựng lại các thị trường tập trung đã mất, đồng thời có chiến lược khai thác các thị trường mới nổi như Hàn Quốc, Hong Kong, Nhật, Mỹ, châu Âu, châu Phi… để giảm bớt phụ thuộc vào Trung Quốc.

3.2.2.7. Chủ động hơn trong việc tổ chức xuất khẩu: khẩu:

Tìm hiểu kỹ và chấp hành nghiêm chỉnh luật pháp và những thay đổi về chính sách xuất nhập khẩu.

Các DN không nên chỉ dừng lại buôn bán, làm việc với những đối tác thuộc các tỉnh sát biên giới Việt Nam mà cần đẩy mạnh thâm nhập sâu hơn vào nội địa Trung Quốc, đưa hàng tới tận nơi có nhu cầu. Điều này không chỉ giúp gạo XK được đảm bảo, nâng cao uy tín cho phía Việt Nam mà còn

gia tăng tin tưởng đôi bên, giảm thiểu rủi ro trong thanh toán.

Doanh nghiệp phải có chiến lược tiếp cận bài bản, ví như tổ chức lại hạ tầng vận chuyển, đầu tư xây dựng các kho ngoại quan tại cảng bốc dỡ Hải Phòng và cửa khẩu Quảng Ninh, Lạng Sơn để lưu trữ gạo chứ không thể chở ra xếp hàng chờ bán như trước đây.

3.2.3. Nhóm giải pháp cho toàn ngành gạo Việt Nam: Nam:

3.2.3.1. Đầu tư mạnh cho công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp: khoa học nông nghiệp:

Ông Trương Thanh Phong, tổng giám đốc tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood 2) thừa nhận, Việt Nam có bề dày tham gia thị trường gạo thế giới hơn 20 năm, từng có rất nhiều nghiên cứu, đề án, thậm chí cả chiến lược cấp quốc gia về xây dựng thương hiệu gạo Việt, nhưng đến nay, câu chuyện thương hiệu gạo vẫn chưa làm được. Không đầu tư hay không làm được? Ông Phong cho rằng có nhiều nguyên nhân, trong đó đáng kể nhất là việc các nhà khoa học Việt Nam không thể lai tạo giống có chất lượng, mang nét đặc trưng riêng của Việt Nam. Lấy dẫn chứng từ các nước cạnh tranh xuất khẩu trực tiếp, ông Phong cho hay: “Hiện nay Thái Lan có khaodakmali, Ấn Độ có basmati, còn Việt Nam thì có gì trong tay? Mấy loại giống dòng OM 4900, hay ST (Sóc Trăng) sản xuất vài vụ là thoái hoá, hơn nữa diện tích cũng khá khiêm tốn nên không thể lấy để xây dựng thương hiệu được”. Từ đầu năm đến nay, trong khi thị trường gạo trầm lắng, thì ngược lại, chỉ với hai loại gạo mang thương hiệu đặc trưng nói trên, Thái Lan, Ấn Độ vẫn xuất khẩu khá mạnh với giá lên đến 700 – 1.000

USD/tấn, cao hơn gấp đôi so với loại gạo trắng hạt dài vốn chiếm 80 – 90% sản lượng của Việt Nam.

GS.TS Bùi Chí Bửu, viện trưởng viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp miền Nam, cơ quan chịu trách nhiệm hàng đầu tạo ra giống lúa chất lượng, cho rằng gốc rễ vấn đề nằm ở chỗ chúng ta đầu tư quá ít cho công tác nghiên cứu khoa học nông nghiệp. Theo ông Bửu, trung bình mỗi năm, kinh phí chung toàn ngành có khoảng 600 tỉ đồng, trong đó 300 tỉ dành cho quỹ lương, còn lại 300 tỉ chia đều các nhóm nông, lâm, thuỷ sản và chăn nuôi. Riêng cây lúa được tròn 10 tỉ đồng. So với một số nước trong khu vực, nguồn kinh phí như vậy chẳng bỏ bèn gì. Chẳng hạn như Thái Lan mỗi năm họ dành ra 11 triệu USD, Đài Loan 120 triệu USD, chương trình lúa lai của Trung Quốc cũng ngốn hết 50 triệu USD hay một nước nghèo như Philippines cũng chi 7 triệu USD cho nghiên cứu lai tạo giống lúa. “Ở Việt Nam, 1ha đất nông nghiệp được đầu tư 6 USD cho nghiên cứu khoa học thì Hàn Quốc gấp 100 lần, Thái Lan gấp mười lần, Philippines là bảy lần…”, ông Bửu dẫn chứng thêm. Trong khi đó, ông Trương Thanh Phong khẳng định đã rất nhiều lần đặt hàng nhà khoa học, các viện, trường… lai tạo giống lúa có thể làm thương hiệu gạo quốc gia, nhưng không nơi nào làm được. “Chúng ta cũng có nhiều giống chất lượng tốt, nhưng lại không bảo tồn được nguồn gen gốc nên thành ra cứ sản xuất vài ba vụ là bị thoái hoá”, ông Phong nói.

Trước tiên các nhà khoa học phải lai tạo ra bộ giống lúa mang đặc trưng riêng của Việt Nam. Sau đó tổ chức lại sản xuất bằng cách quy hoạch vùng nguyên liệu, sản xuất một vài loại giống có kiểm soát chứ không thể làm hàng chục loại như hiện nay.

3.2.3.2. Doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào vùng nguyên liệu:

Việt Nam phải tạo sự liên kết trong chuỗi giá trị. Không mua lúa qua thương lái để họ trộn đủ loại gạo vào nữa, thay vào đó phải có vùng nguyên liệu. Các doanh nghiệp đặt hàng nông dân sản xuất theo quy trình VietGAP, GlobalGAP để ra lúa nguyên liệu giá thành thấp nhất mà chất lượng cao nhất, sau đó mua nguyên liệu, xử lý tại nhà máy hiện đại, cho ra những sản phẩm gạo thật tốt.

Doanh nghiệp xuất khẩu đã đầu tư được máy sấy, nhà máy xay xát, lau bóng, đóng bao, kho chứa. Xem như khâu sau thu hoạch đã tạm ổn, bây giờ chỉ việc liên kết, đặt hàng nông dân trồng nữa là được. Ông Huỳnh Văn Thòn, tổng giám đốc công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS) cũng nói hình thức sản xuất lúa theo cánh đồng mẫu lớn mà AGPPS đang áp dụng đã cơ bản đáp ứng được yêu cầu thị trường gạo thế giới. Những yêu cầu đó là hạt gạo sản xuất ra phải có nguồn gốc, địa chỉ, thương hiệu rõ ràng, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. “Doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào vùng nguyên liệu nhằm thay đổi hẳn suy nghĩ phải xuất khẩu từ hạt lúa chứ không phải từ hạt gạo”, ông Thòn nói. GS.TS Bùi Chí Bửu cũng cho rằng, muốn chiếm lĩnh thị trường thì phẩm chất gạo Việt Nam phải “trước sau như một”, nghĩa là thuần một loại chứ không pha trộn. Để làm được điều này, GS Bửu nói nhà xuất khẩu phải tham gia xây dựng vùng nguyên liệu mới có thể kiểm soát chất lượng và lo đời sống cho nông dân.

Có nghĩa là, doanh nghiệp phải đầu tư vùng nguyên liệu từ khi gieo sạ, thu hoạch cho đến lúc chế biến thành phẩm. Tất cả mọi

tiêu chuẩn công bố với khách hàng phải thực sự đúng. Tỷ lệ trộn mẫu gạo nguyên liệu phải chuẩn xác. Khi có được chữ “tín” với khách hàng sẽ trở thành thương hiệu mạnh trên thị trường. Thực tế, Việt Nam đang sản xuất lúa trong điều kiện quy mô đất nhỏ, manh mún, hợp tác hóa thấp, nội dung này rất khó thực hiện nếu chúng ta không mạnh dạn “tổ chức lại sản xuất theo hướng hợp tác hóa”.

3.2.3.3. Điều chỉnh lượng sản xuất lúa:

Tuy nhiên, bản thân Việt Nam cũng có quá nhiều gạo nên mặc dù hiệp hội Lương thực kiểm soát thế nhưng vẫn có sự cạnh tranh để bán giá thấp hơn nên nếu làm như một số nông dân thu hẹp diện tích trồng lúa để trồng cỏ nuôi bò, một ha trồng cỏ lãi gấp 2- 3 lần lúa vì thế chúng ta nên bớt lượng gạo sản xuất để cung vừa để giá tăng lên.

Nếu cung nhiều quá mạnh ai cũng muốn bán rẻ nên giá sẽ càng ngày càng giảm. Phải điều chỉnh, bớt lượng sản xuất lúa để có thể sử dụng đất lúa để trồng cây trồng khác như khoai lang, ngô, bắp, cỏ… Ở Đài Loan, phần lớn nông dân để đất trồng cỏ nuôi bò, lý luận của họ là do giá nhập khẩu rẻ và nhu cầu gạo không nhiều do tình trạng kinh tế mỗi gia đình tăng, họ ăn nhiều thịt và cá hơn nên bớt lượng gạo đi. Cung quá nhiều khiến giá gạo vẫn ở mức thấp và có khả năng cao rơi vào tình trạng ế ẩm.

Trong một văn bản vừa mới phát đi gửi các bộ ngành, Chính phủ, hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã đề cập đến việc cần thiết phải điều chỉnh quy hoạch sản xuất lúa theo hướng giảm bớt diện tích. Vài năm trở lại đây sản xuất lương thực thế giới đã có thay đổi khá mạnh, đó là việc người dùng ngày càng đòi hỏi gạo

quyết liệt do nguồn cung cấp dư thừa. Do đó, VFA đề nghị bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu, quy hoạch phát triển mùa vụ cho hợp lý để tránh rủi ro cho nông dân khi lúa gạo trên thế giới đang có chiều hướng dư thừa, giá thấp, nhất là vụ hè thu, thu đông có thể giảm diện tích lúa, tăng cây màu như bắp, đậu nành làm nguyên liệu thức ăn gia súc. Ngoài ra cũng nên quy hoạch vùng lúa thơm phù hợp với thị trường, nguồn giống và khu vực canh tác…

Sau khi đã tạo được giống gạo có chất lượng đặc trưng cho Việt Nam, cần tập trung vào việc phát triển thương hiệu gạo. Theo đó, Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần phối hợp với các địa phương và các doanh nghiệp cần tăng cường quảng bá thương hiệu để gạo Việt Nam có cơ sở khẳng định vị trí, uy tín và sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cụ thể, cần tổ chức và tham gia các hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm gạo Việt Nam, tổ chức các chương trình đón các doanh nghiệp nhập khẩu của nước ngoài vào Việt Nam trực tiếp nghiên cứu, tìm hiểu và nhập khẩu gạo Việt Nam.

Cần phải liên kết “4 nhà”, theo kinh nghiệm của Uruguay là tổ chức hệ thống liên kết dọc và minh bạch giữa nông dân, các doanh nghiệp chế biến, nhà nghiên cứu và chính phủ. Minh bạch nghĩa là giá xuất khẩu cuối cùng được công khai và nông dân được hưởng thích đáng khi bán sản phẩm cho doanh nghiệp chế biến chính thức qua việc ký kết hợp đồng hàng năm.

Doanh nghiệp chế biến gạo cho nông dân ứng trước vốn lên đến 70% nhu cầu vốn mua máy móc nông nghiệp và các đầu vào sản xuất khác; có kế hoạch bảo hiểm nhằm bảo vệ nông dân

phòng khi tổn thất do thiên tai gây hại. Doanh nghiệp chế biến gạo hợp tác chặt chẽ với các nhà nhập khẩu gạo quốc tế và cung cấp thông tin định kỳ đến những nhà khoa học chọn tạo giống lúa ở trong nước nhằm đảm bảo ưu tiên chọn tạo những giống có chất

Một phần của tài liệu Rủi ro của ngành gạo Việt Nam khi phụ thuộc vào xuất khẩu sang Trung Quốc (Trang 91)