Việt Nam
77
Tháng 11/1998, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), đánh dấu bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Gia nhập APEC trong bối cảnh nền kinh tế đang chuyển đổi một cách mạnh mẽ theo lộ trình hội nhập kinh tế sâu rộng được Chính phủ vạch ra, Việt Nam cam kết thực hiện một cách nghiêm túc những yêu cầu và đòi hỏi đối với các nền kinh tế thành viên để thực hiện các mục tiêu dài hạn của toàn khối kinh tế này. Đồng thời, khi tham gia vào các hoạt động hợp tác trong APEC, Việt Nam luôn cố gắng gắn chặt với định hướng xuất khẩu, tham gia có chọn lọc các hoạt động thiết thực để góp phần giảm bớt các rào cản cho hàng xuất khẩu, giảm chi phí kinh doanh cho doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị trường thế giới. Để đạt được điều này, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào các chương trình hoạt động của APEC, trong đó nổi bật là: (i) Kế hoạch Hành động Quốc gia (IAP); (ii) Kế hoạch Hành động Tập thể (CAP); (iii) Hợp tác kinh tế kỹ thuật (ECOTECH); (iv) và một số các hợp tác chuyên ngành khác. Kể từ 1998 đến nay, Việt Nam đã và đang thực hiện, bổ sung các cam kết của mình trong khuôn khổ chương trình hành động IAP và CAP, cũng như tham gia vào các chương trình hợp tác ECOTECH một cách hiệu quả và ổn định.
Chƣơng trình hành động Quốc gia (IAP)
IAP được coi như là công cụ chính và chủ yếu để các nền kinh tế thành viên APEC thực hiện các mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư theo Tuyên bố Bogor. Chương trình hành động này được thiết kế và thực hiện theo mẫu chung do Ban Thư ký APEC soạn, trong đó yêu cầu các nền kinh tế thành viên đưa ra các cam kết cụ thể của mình trên 15 lĩnh vực là: Thuế quan, Phi thuế quan, Dịch vụ, Đầu tư, Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn và đánh giá sự phù hợp, Thủ tục Hải quan, Bảo hộ Quyền Sở hữu trí tuệ, Chính sách cạnh tranh, Mua sắm của Chính phủ, Nới lỏng cơ chế quản lý, Quy chế xuất xứ, Giải quyết tranh chấp, Tạo thuận lợi cho đi lại của Doanh nhân, Thực hiện kết quả
78
Vòng đàm phán Uruguay, và Thu thập và xử lý Thông tin. IAP có thể được hiểu như cam kết tự nguyện của từng nền kinh tế thành viên APEC trên những lĩnh vực đã lựa chọn ở trên nhằm thực hiện mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư tại Tuyên bố Bogor. Cam kết trong IAP thể hiện nỗ lực và quyết tâm của từng nền kinh tế trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Là thành viên APEC, Việt Nam đã gửi bản IAP đầu tiên ngay khi kết nạp, trong đó Việt Nam đã nêu rõ tình hình thực hiện hiện tại, các luật lệ và cơ chế điều tiết các hoạt động trong từng lĩnh vực cụ thể trên, xây dựng các chiến lược ngắn hạn và dài hạn để thực hiện IAP một cách có hiệu quả, phù hợp với thông lệ quốc tế và hỗ trợ thực hiện các mục tiêu đã được vạch ra của toàn khối. Các cam kết trong IAP của Việt Nam được thiết kế phù hợp với các cam kết trong khuôn khổ hợp tác ASEAN và cam kết trong tiến trình đàm phán gia nhập WTO. Hàng năm, chương trình này rà soát việc thực hiện theo 3 nội dung chính: (1) Cập nhật những thay đổi về tình hình và cơ chế quản lý hiện tại trong các lĩnh vực cam kết; (2) Tổng kết lại các cam kết trong kế hoạch ngắn hạn mà Việt Nam đã thực hiện được và những nội dung chưa thực hiện hoặc chưa hoàn thiện theo như cam kết đặt ra ban đầu; (3) Nghiên cứu đưa ra những bổ sung cần thiết để thực hiện các cam kết trước đây và đưa ra các kế hoạch triển khai trong thời gian tới nhằm thực hiện các mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư. Trong IAP, Việt Nam cam kết thực hiện toàn diện 15 lĩnh vực hợp tác, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến những lĩnh vực chủ yếu, tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đến sự tăng trưởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế như thuế quan, các biện pháp phi thuế quan, dịch vụ, đầu tư, tiêu chuẩn và hợp chuẩn và thủ tục hải quan, bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, mua sắm của chính phủ.
Trong lĩnh vực thuế quan, Việt Nam cam kết tiếp tục cắt giảm thuế
79
biệt phù hợp với các cam kết cắt giảm thuế quan trong ASEAN và đàm phán gia nhập WTO với mục tiêu dài hạn giảm tối đa thuế quan giúp đạt được viễn cảnh tự do hoá thương mại và đầu tư nội khối vào thời điểm đặt ra trong Tuyên bố Bogor là 2020. Tuy nhiên, những cam kết về cắt giảm thuế quan trong APEC không mang tính ràng buộc chặt chẽ về thời gian thực hiện hay mức độ thực hiện như trong ASEAN hay các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực.
Trong lĩnh vực phi thuế quan, Việt Nam đưa ra danh mục các hàng
rào và biện pháp phi thuế quan đang được áp dụng trong thực tiễn và đưa ra thời gian thực hiện cắt giảm, loại bỏ dần các hàng rào phi quan thuế gây cản trở thương mại phù hợp với thông lệ quốc tế và cam kết trong khuôn khổ WTO.
Trong lĩnh vực dịch vụ, Việt Nam cam kết liên tục giảm những hạn
chế để mở cửa thị trường thương mại dịch vụ của Việt Nam, dành cho nhau chế độ đối xử Tối huệ quốc (MFN) và Đối xử Quốc gia (NT) nhằm tạo thuận lợi nhất, công bằng và minh bạch cho các nhà cung cấp dịch vụ của các nền kinh tế thành viên, đồng thời xây dựng môi trường pháp lý bình đẳng tạo cơ hội cho các nhà cung cấp dịch vụ Việt Nam hướng ra thị trường rộng lớn toàn khối. Trong IAP, Việt Nam đưa ra các cam kết khá cụ thể trong từng lĩnh vực dịch vụ phù hợp với lộ trình và các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ trong đàm phán gia nhập WTO.
Trong lĩnh vực đầu tƣ, Việt Nam cam kết dần dần thực hiện tự do hoá
chế độ đầu tư, xây dựng một hệ thống chính sách, luật lệ quản lý, thu hút và điều hành hoạt động đầu tư nhất quán, hiệu quả và minh bạch nhằm xây dựng hình ảnh một Việt Nam đổi mới, cởi mở, năng động và không ngừng hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
Trong lĩnh vực hải quan, Việt Nam cam kết hài hoà hoá các thủ tục
hải quan phù hợp với quy định và thông lệ quốc tế, đặc biệt cam kết tuân thủ các yêu cầu và quy định tại hiệp định về thủ tục hải quan trong WTO, từng
80
bước tiến tới thực hiện khai hải quan điện tử, tham gia Công ước quốc tế về hàng tạm nhập tái xuất (ATA Convention)…
Về mua sắm chính phủ, Việt Nam đưa ra những cam kết chung về
minh bạch hoá mua sắm chính phủ, về quy trình và thủ tục tham gia đấu thầu các hợp đồng xây dựng, mua sắm và chi tiêu ngân sách, và đồng thời công khai hoá thông tin về mời thầu, xét thầu quốc tế…
Về Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn: Việt Nam cam kết tham gia vào các
thoả thuận quốc tế về tiêu chuẩn và hợp chuẩn, hài hoà tiêu chuẩn quốc gia với hệ thống tiêu chuẩn quốc tế, tham gia vào các thoả thuận công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn chất lượng đặc biệt trong các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và sản phẩm điện tử… với mục đích tạo sự thuận lợi tối đa cho thương mại và đầu tư giữa các nền kinh tế thành viên và hỗ trợ cho hệ thống thương mại đa biên toàn cầu.
Bảo bộ Quyền Sở hữu Trí tuệ. Việt Nam cam kết ủng hộ các thoả
thuận và hiệp định quốc tế trong khuôn khổ WIPO và WTO về việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư. Việt Nam cam kết và đã thực hiện việc luật hoá bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Luật Dân sự, Luật Sở hữu Trí tuệ và một số Nghị định và hướng dẫn cụ thể khác.
Chính sách cạnh tranh. Để đảm bảo một khung khổ bình đẳng trong
hoạt động thương mại và đầu tư để tạo điều kiện thực hiện mục tiêu Bogor, Việt Nam cam kết và đã thực hiện xây dựng Luật Cạnh tranh và các chế tài liên quan phù hợp với quy định của WTO và tổ chức quốc tế khác. Việt Nam đồng thời cũng tiến hành thống nhất hoá một số luật như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… điều chỉnh chung hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của mọi đối tượng khác nhau, trước đây được điều chỉnh bởi các luật khác nhau, nhằm xây dựng môi trường bình đẳng thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho tự do thương mại và đầu tư tại Việt Nam và nội khối kinh tế APEC.
81
Nới lỏng cơ chế chính sách. Việt Nam cam kết thực hiện việc rà soát
hệ thống chính sách và luật pháp trong nước trên cơ sở quy chuẩn quốc tế để có thể loại bỏ, điều chỉnh sửa đổi hoặc ban hành mới những chính sách, luật lệ cần thiết giúp lành mạnh hoá thể chế kinh tế theo hướng thị trường, chuyển đổi phương pháp quản lý nhà nước đối với nền kinh tế và xã hội giúp tối ưu hoá việc sử dụng nguồn tài nguyên, nhân lực có hạn phục vụ việc phát triển kinh tế và hỗ trợ thực hiện mục tiêu Bogor.
Chƣơng trình hành động tập thể (CAP)
CAP là công cụ chính nhằm thực hiện mục tiêu thuận lợi hoá thương mại và đầu tư trong nội khối APEC, và là một trong 3 trụ cột trong Chương trình Hành động Osaka để thực hiện các mục tiêu Bogor đề cập trên đây. CAP khái quát hoá 15 lĩnh vực hợp tác được đề cập tại IAP nhằm hỗ trợ việc thực hiện các IAP này một cách hiệu quả và bền vững. CAP chủ yếu nhằm tạo thuận lợi hoá cho thương mại và đầu tư, nên thường tập trung vào các khía cạnh tổng thể mang tính chất khung khổ, nền tảng hỗ trợ các nền kinh tế thực hiện các IAP.
Tham gia vào chương trình này, Việt Nam cam kết sẽ tham gia vào hầu hết các lĩnh vực, trong đó đặc biệt ưu tiên tham gia vào 2 lĩnh vực được cho là quan trọng nhất đó là Thủ tục Hải quan và Tiêu chuẩn - Hợp chuẩn. Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chuyên ngành và đầu mối tổng hợp kinh tế là Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan, Bộ Khoa học và Công nghệ tham gia vào các chương trình này. Cụ thể như sau:
Về Thủ tục Hải quan: Việt Nam cam kết và đã tham gia nhiều công
ước quốc tế liên quan đến thủ tục hải quan như Công ước Hài hoà Danh mục biểu thuế HS 8 số (Việt Nam cam kết thực hiện Công ước này từ 1/1/2000), tham gia Công ước Kyoto sửa đổi và giản đơn hoá và hài hoà hoá thủ tục hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, tham gia công ước quốc tế về hàng tạm nhập ATA… Bên cạnh đó, Việt Nam cam kết và đã thực hiện phương pháp xác định trị giá tính thuế hải quan theo hiệp định GATT (CVA), xây dựng hệ
82
thống quy trình thủ tục và các quy định liên quan đến xuất khẩu, ban hành các nghị định, quyết định về xử lý hành chính các vi phạm liên quan đến hải quan. Việt Nam cũng tiến hành xây dựng và từng bước triển khai kế hoạch tự động hoá hải quan cho toàn giai đoạn 2001 – 2005. Đặc biệt, Việt Nam đã thông qua Luật Hải quan và được chính thức áp dụng từ 1/1/2002. Bộ luật này được biên soạn với mục đích chuẩn hoá các quy định về hải quan Việt Nam theo các tiêu chuẩn của Tổ chức Hải quan Thế giới và phù hợp với các quy định của GATT/WTO. Để biết thêm chi tiết về Thủ tục Hải quan của từng nền kinh tế thành viên và Việt Nam, Ban Thư ký APEC đã biên soạn một số ấn phẩm như Sổ tay Hải quan APEC (ấn phẩm hàng năm, thúc đẩy minh bạch hóa và thông báo cho các doanh nghiệp về hoạt động của Tiểu ban Thủ tục Hải quan và cách thức doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ các hoạt động này), Sổ tay Hải
quan và Thuận lợi hóa Thương mại APEC: Hướng dẫn cho Cộng đồng Kinh doanh APEC (cung cấp thông tin của các nền kinh tế thành viên APEC về cơ
quan hải quan, luật pháp, qui định và các thủ tục khác. Sổ tay cũng cung cấp danh mục các điều khoản doanh nghiệp cần biết khi tiến hành kinh doanh với từng thành viên APEC cụ thể.
Về Tiêu chuẩn và Hợp chuẩn: Việt Nam xác định rõ việc hợp tác và
hài hoà hệ thống tiêu chuẩn quốc gia với quy định quốc tế có tác động rất lớn tới hoạt động thương mại và đầu tư. Việt Nam dần đưa danh mục các tiêu chuẩn ưu tiên hài hoà trong APEC vào kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn của Việt Nam trong số đó có một số tiêu chuẩn đã được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam. Cho đến nay, Việt Nam đã hài hoà được trên 200 tiêu chuẩn quốc gia với tiêu chuẩn quốc tế. Việt Nam đã tham gia vào Thoả thuận Công nhận lẫn nhau về tiêu chuẩn trong APEC (APEC-MRA) đối với các sản phẩm điện, điện tử, đồ chơi, thực phẩm… Sự tham gia này đã giúp sản phẩm hàng hóa của Việt Nam dễ dàng hơn trong tiếp cận các thị trường “khó tính” của các nền kinh tế APEC như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ôxtrâylia, Niu Dilân… Từ tháng 10/2000, Việt Nam đã ký kết Thoả thuận Thừa nhận lẫn nhau của Tổ
83
chức Công nhận phòng Thí nghiệm Quốc tế (ILAC-MRA) và Diễn đàn Hợp tác Công nhận Phòng Thí nghiệm khu vực Châu Á – Thái Bình Dương (APLAC-MRA). Việc tham gia này đã giúp Việt Nam nâng cao được khả năng tham gia vào các chương trình hợp tác mang tính khu vực trên các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và áp dụng thực tiễn kết quả nghiên cứu, đồng thời giúp nâng cao năng lực nghiên cứu và công nghệ cơ bản của Việt Nam trong tương quan với các nền kinh tế nội khối. Việt Nam cũng tăng cường hoạt động chứng nhận hệ thống đánh giá và quản lý chất lượng theo ISO 9000 và ISO 14000 cho doanh nghiệp trên toàn quốc. Đây là nỗ lực hết sức quan trọng trong việc chuẩn hoá về tiêu chuẩn chất lượng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ Việt Nam trước sự cạnh tranh của từ bên ngoài, và đồng thời giúp nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam trong tương quan với các nền kinh tế thành viên. Kết quả về việc hài hoà tiêu chuẩn và hợp chuẩn trong APEC nói riêng và trong cam kết quốc tế với các tổ chức kinh tế quốc tế khác như ASEAN, WTO… được thể hiện rõ ở tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ Việt Nam trong thời gian vừa qua cũng như khả năng đáp ứng về nhân lực và trình độ quản lý của Việt Nam đối với tiếp nhận đầu tư FDI.
Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật (ECOTECH)
Với nhận thức về sự chênh lệch và khác biệt giữa các nền kinh tế thành viên đang phát triển và phát triển trên khía cạnh trình độ và mức độ phát triển kinh tế xã hội, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là vấn đề nhân lực, APEC đã thiết kế một trong 3 trụ cột hợp tác là Hợp tác Kinh tế Kỹ thuật với mục tiêu xây dựng và triển khai các chương trình hỗ trợ năng lực cho các thành viên nhằm tăng cường khả năng hợp tác dài hạn, sâu rộng hơn giữa các thành viên và giảm bớt khoảng cách phát triển kinh tế xã hội trong nội bộ khu vực