Nguyên tắc hoạt động của APEC

Một phần của tài liệu Tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp - thực trạng và giải pháp cho Việt Nam (Trang 25 - 31)

Vì lợi ích chung, cam kết đối thoại, cởi mở và xây dựng trên sự nhất trí, tôn trọng ý kiến các thành viên tham gia diễn đàn là những tư tưởng nền tảng trong nguyên tắc hoạt động của APEC.

Nguyên tắc cùng có lợi

Hợp tác APEC dựa trên nguyên tắc cùng có lợi, có tính đến sự khác biệt trong các giai đoạn phát triển kinh tế trong các hệ thống chính trị - xã hội, và chú ý đầy đủ đến các nhu cầu của những nền kinh tế đang phát triển là một trong những nguyên tắc cơ bản của APEC đã được nêu rõ trong tuyên bố tại Seoul, Hàn Quốc tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ ba năm 1991.

Việc duy trì nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển của APEC vì diễn đàn này là tập hợp lực lượng của các nền kinh tế rất đa dạng về điều kiện địa lý, lịch sử, văn hóa, chế độ chính trị xã hội và đặc biệt là có sự chênh lệch rất lớn về trình độ phát triển. Do đó,

24

APEC đã nhấn mạnh tới mối quan tâm chung, lợi ích chung của các thành viên và tập trung vào vấn đề hợp tác kinh tế và phát triển. Chính nguyên tắc này là nền tảng giúp APEC có sức hấp dẫn lớn đối với các nước cả trong và ngoài khu vực. Chỉ trong gần một thập kỷ kể từ sau khi thành lập năm 1989, APEC đã quy tụ được 21 nền kinh tế hùng mạnh vào bậc nhất thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản hay Trung Quốc.

Tính linh hoạt của nguyên tắc cùng có lợi của APEC thể hiện ở chỗ quan hệ hợp tác giữa các nước trong khu vực vừa phải dựa trên cơ sở cùng có lợi vừa phải phù hợp với tính đa dạng của khu vực, nguyên tắc này đặc biệt nhấn mạnh tới sự khác biệt về trình độ phát triển, chế độ chính trị xã hội và yêu cầu của các nền kinh tế đang phát triển. Đây là điểm rất quan trọng trong nguyên tắc hoạt động của APEC nhằm giải tỏa nỗi lo ngại của một số thành viên là các nước đang phát triển trong APEC, rằng sự khác biệt lớn về trình độ phát triển kinh tế, khoa học và công nghệ có thể tạo ra sự lệ thuộc bất bình đẳng của họ vào các nền kinh tế tiên tiến hơn, làm tăng mâu thuẫn và phân cực ngay trong nội bộ APEC.

Trong các hoạt động của APEC, các thành viên đang phát triển đã được dành cho những ưu đãi nhiều hơn. Trước hết, tiến trình thực hiện để đạt mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư được chia làm hai thời gian biểu khác nhau cho hai nhóm nước. Ngoài ra, hợp tác trong APEC không chỉ nhấn mạnh tới mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư mà còn công khai trên các lĩnh vực cụ thể nhằm hỗ trợ các nền kinh tế đang phát triển vươn lên rút ngắn khoảng cách giàu nghèo. Năm 1995, Chương trình hành động Osaka trong đó coi hợp tác kinh tế kỹ thuật như là nội dung thứ hai trong hoạt động của APEC có tác động hỗ trợ để đạt tới mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực.

Nguyên tắc đồng thuận

Một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của hợp tác trong khuôn khổ APEC là cam kết về sự đối thoại cởi mở và xây dựng đồng thuận, bình

25

đẳng, tôn trọng quan điểm của các thành viên. Khác với hoạt động của GATT/WTO, trong đó các nước phải trải qua một quá trình thương thuyết, đàm phán lâu dài và thường là gay gắt để đạt được những thỏa thuận và hiệp định có tính pháp lý quốc tế cao để đi tới các quyết định thông qua quá trình xây dựng sự đồng thuận. Tất cả các hội nghị của APEC từ hội nghị cấp cao, hội nghị cấp bộ trưởng hay cấp chuyên viên đều mang tính chất tư vấn, theo cách các thành viên cùng tham gia vào các cuộc thương lượng, thảo luận thực sự để đạt tới những quyết định có tính ràng buộc. Các quyết định của các nhà lãnh đạo cấp cao, các bộ trưởng đều được đưa ra trong tuyên bố chung nhằm phản ánh ý chí của tất cả các thành viên.

Nguyên tắc đồng thuận thể hiện một mô hình hợp tác tương đối thành công trong khu vực. Do tính chất đa dạng của các nền kinh tế trong khu vực, nguyên tắc đồng thuận tỏ ra khá hữu hiệu. Thông qua nguyên tắc này, APEC đã xây dựng được những nền tảng có ý nghĩa quan trọng và thực hiện đẩy mạnh hợp tác, một chương trình làm việc toàn diện và một thỏa thuận lịch sử về tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực tới năm 2020. Thực tế cho thấy, duy trì nguyên tắc nhất trí cao trong một tập hợp đa dạng như APEC là một điều khó khăn, đặc biệt khi tiếp cận đi vào bàn luận những vấn đề hành động cụ thể. Tuy nhiên các thành viên APEC đều nhất trí coi đây là một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng của quá trình hoạt động và ra quyết định của APEC, bảo đảm sự bình đẳng giữa các thành viên trong diễn đàn này.

Nguyên tắc tự nguyện

Xuất phát từ đặc điểm của các nền kinh tế thành viên và các mối quan hệ kinh tế quốc tế trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, sự hợp tác giữa các thành viên trong APEC hoàn toàn mang tính tự nguyện. Nguyên tắc tự nguyện của APEC được thể hiện ở hai điểm chính, đó là:

APEC chỉ là một diễn đàn tư vấn kinh tế, một cơ chế liên chính phủ nhằm xúc tiến sự hợp tác tăng trưởng và phát triển của khu vực. Ngay từ Hội nghị đầu tiên, các bộ trưởng APEC đã nhất trí coi đây như là một diễn đàn

26

tham khảo ý kiến về các vấn đề kinh tế nhằm tăng cường trao đổi quan điểm giữa các nước châu Á Thái Bình Dương. Tính chất tự nguyện trong hoạt động của APEC được thể hiện trong nguyên tắc Cun-ching (1989) do các nước ASEAN đề xướng: “APEC cần cung cấp một diễn đàn tư vấn kinh tế và không nhất thiết dẫn tới sự thông qua các quyết định có tính chất bắt buộc bất cứ thành viên nào phải chấp hành hay thực hiện”.

Cơ chế hoạt động tự nguyện còn được khẳng định lại trong Tuyên bố Seoul năm 1995 trong đó nhấn mạnh “APEC thông qua quá trình tư vấn và trao đổi quan điểm giữa các đại diện cấp cao của các nền kinh tế thành viên APEC, dựa trên các nghiên cứu, phân tích và các ý tưởng về chính sách do các nền kinh tế tham gia và tổ chức liên quan bao gồm các Ban Thư ký của ASEAN, PECC, PIF đóng góp”.

Thứ hai, do APEC chỉ là một diễn đàn tư vấn kinh tế nên nó không đưa ra quyết định, nguyên tắc mang tính bắt buộc đối với các thành viên. Mọi hoạt động hợp tác đều dựa trên cơ sở tự nguyện, phù hợp với lợi ích của các bên. Điều này phản ánh tính đặc thù của quá trình hội nhập kinh tế trong khu vực. Trong các tổ chức hợp tác khu vực khác như Liên minh châu Âu EU là một ví dụ, có cơ cấu tổ chức hết sức chặt chẽ giữa các cơ quan liên chính phủ như Hội đồng Châu Âu, Tòa án Châu Âu và Quốc hội châu Âu để điều phối sự hợp tác giữa các nước thành viên.

APEC tới nay về cơ bản vẫn là một cấu trúc tương đối lỏng lẻo với một Ban Thư ký, Ủy ban Ngân sách và quản lý để điều phối hoạt động trong APEC và của các thành viên. Ngay cả Cộng đồng Châu Âu được thành lập vào những năm 1950, quá trình phát triển của nó đã đặc biệt ảnh hưởng bởi sự hội nhập thể chế, trong đó những yếu tố chính trị tác động rất quan trọng và đã hình thành một cộng đồng chính phủ có khả năng phán quyết trên một số lĩnh vực của các thành viên. Trong khi đó sự hội nhập ở khu vực châu Á Thái Bình Dương được dẫn dắt và thúc đẩy chủ yếu bởi các lực lượng thị trường phát triển về cơ cấu tổ chức cho đến nay mới chỉ mang tính chất hỗ trợ cho

27

quá trình hợp tác trong khu vực chứ không phải mục tiêu tự thân của nó. Con đường phát triển của APEC như vậy phù hợp với đặc điểm đa dạng về chế độ chính trị - xã hội của khu vực, cho phép vừa khai thác được những lợi thế hợp tác kinh tế vừa giữ được chủ quyền kinh tế, đảm bảo không có sự can thiệp từ ngoài vào chế độ chính trị xã hội của các thành viên.

Mặc dù có cơ cấu tổ chức không chặt chẽ như hầu hết các tổ chức quốc tế khác nhưng APEC vẫn đạt được những thành tựu đáng kể trong quá trình hoạt động thời gian qua. Nếu như phải mất tới 40 năm mới có thể có được mức độ liên kết kinh tế như ngày nay, GATT/WTO cũng cần có một thời gian 50 năm để đạt được những mức độ nhất định về tự do hóa thương mại và đầu tư thì trong vòng chỉ có gần 5 năm APEC đã đi từ nhận thức chung tới những hành động cụ thể nhằm đạt mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư. Tại Hội nghị Bộ trưởng lần thứ năm ở Bogor, Indonexia, đã thông qua 10 nguyên tắc đầu tư không ràng buộc nhằm thúc đẩy đầu tư và luồng tư bản trong khu vực. Phù hợp với nguyên tắc tự nguyện, trong Tuyên bố chung về Chương trình hành động Osaka đã nhấn mạnh cách tiếp cận duy nhất của APEC đối với tự do hóa thương mại và đầu tư là phải kết hợp giữa các hành động: hành động đơn phương có phối hợp là các việc làm tự nguyện của mỗi thành viên trên lĩnh vực thuế quan, phi thuế quan, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, phù hợp với phương hướng mục tiêu và Chương trình hành động chung.

APEC là diễn đàn mở theo nghĩa APEC ủng hộ chế độ thương mại đa phương. Chế độ này không tạo ra sự phân biệt đối xử giữa APEC với các nước và nhóm nước khác trên thế giới, đồng thời APEC mở cửa cho các nền kinh tế không phải là thành viên APEC trong khu vực tham gia bởi ủng hộ chế độ thương mại đa phương mở không chỉ là một nguyên tắc mà còn là một trong những chiến lược của APEC.

Tóm lại, hoạt động của APEC được điều tiết bởi những nguyên tắc cơ bản sau:

28

(1) Toàn diện (Comprehensiveness): Thực hiện tự do hoá và thuận lợi hoá toàn diện ở các lĩnh vực nhằm tháo gỡ những cản trở trong quá trình thực hiện mục tiêu lâu dài về tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư;

(2) Phù hợp với GATT/ WTO (GATT/WTO consistency): Các biện pháp và chương trình hành động áp dụng thực hiện mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư phải phù hợp với quy tắc, luật lệ và thoả thuận trong khung khổ của GATT/WTO;

(3) Đảm bảo mối tương đồng (Comparability) giữa các thành viên trong việc

thực hiện tự do hoá, thuận lợi hoá thương mại và đầu tư. Tuy có sự khác biệt về trình độ phát triển nhưng các nền kinh tế thành viên đều phải tiến hành một cách thích đáng các biện pháp tự do hoá và thuận lợi hóa đối với thương mại và đầu tư; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(4) Không phân biệt đối xử (Non-discrimination): Các thành viên APEC sẽ áp dụng hoặc cố gắng áp dụng nguyên tắc không phân biệt đối xử giữa các thành viên. Kết quả thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư không phải chỉ áp dụng cho các thành viên mà cả với các nước không phải là thành viên;

(5) Đảm bảo công khai (transparency) minh bạch hóa mọi luật lệ chính sách hiện hành tại các thành viên APEC;

(6) Lấy mức bảo hộ hiện tại làm mốc (standstill) chỉ có giảm chứ không được tăng thêm các biện pháp bảo hộ;

(7) Cùng bắt đầu, quá trình liên tục và thời gian biểu khác nhau (Simultaneous start, continuous process and differentiated timetables): trình độ và điều kiện phát triển kinh tế khác nhau, khi thực hiện mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư, các nền kinh tế thành viên có các thời gian biểu khác nhau với ưu tiên về thời gian đối với nền kinh tế đang phát triển là 10 năm so với nền kinh tế phát triển;

(8)sự linh hoạt (flexibility) trong việc thực hiện các vấn đề về tự do hoá thương mại và đầu tư vì trình độ phát triển kinh tế của các thành viên APEC khác nhau;

29

(9) Hợp tác Kỹ thuật (Technical Cooperation): APEC chủ trương hợp tác kinh tế, kỹ thuật để thúc đẩy thực hiện tự do hoá, thuận lợi hóa, thương mại và đầu tư.

Nội dung các mục tiêu và nguyên tắc hợp tác của APEC đã thể hiện các nét đặc trưng của APEC như sau:

 APEC là một diễn đàn đối thoại, không phải là một tổ chức. Do vậy, xét về tổng thể, những cam kết trong khuôn khổ APEC không có tính ràng buộc cao như trong ASEAN và WTO.

 APEC gắn chặt những cam kết của mình với việc thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO theo hướng thực hiện sâu hơn và sớm hơn trong khuôn khổ APEC (hay còn gọi là “WTO plus” - WTO+), do đó trên bình diện toàn cầu, các thành viên APEC sẽ cố gắng thực hiện các mục tiêu về tự do hóa thương mại và đầu tư mà WTO đề ra, đồng thời những mục tiêu ấy lại được cụ thể hóa, giám sát thực hiện chặt chẽ hơn trên bình diện khu vực trong khuôn khổ hợp tác APEC. Điều này đã củng cố việc thực hiện các mục tiêu của APEC.

 Theo đuổi chủ nghĩa khu vực mở (kết quả thực hiện tự do hoá thương mại và đầu tư sẽ được mở rộng dành cho cả những nước không phải là thành viên tham gia) đồng thời thúc đẩy, tăng cường trao đổi thương mại và đầu tư nội bộ khối và xây dựng APEC thành một khu vực mậu dịch tự do lớn nhất thế giới, tạo đối trọng với các khu vực khác.

 Luôn gắn liền hoạt động của APEC với các sự kiện chính trị lớn diễn ra trên thế giới. Điển hình là sau sự kiện ngày 11/9/2001, tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế tại Trung Quốc tháng 11/2001, các nhà đứng đầu các nền kinh tế thành viên đã ra Tuyên bố chung về chống khủng bố, thể hiện mối quan tâm của APEC đối với an ninh chính trị trên toàn thế giới. [6]

Một phần của tài liệu Tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp - thực trạng và giải pháp cho Việt Nam (Trang 25 - 31)