Triển vọng của APEC:

Một phần của tài liệu Tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp - thực trạng và giải pháp cho Việt Nam (Trang 35 - 40)

Sau hai thập kỷ tồn tại và phát triển, APEC đang đứng trước những cơ hội phát triển mới nhưng đồng thời cũng phải đối phó với những thách thức mới. Hiện cũng có những ý kiến trái chiều cho rằng dù APEC đạt được nhiều thành tựu nhưng hiện đang mất dần đi vị thế vai trò và ý nghĩa của mình bởi APEC chỉ là một diễn đàn nói nhiều hơn hành động, hay một “câu lạc bộ quan liêu”. Hơn nữa, bối cảnh quốc tế ngày này đã hoàn toàn khác thời điểm APEC ra đời cách đây 20 năm. APEC đang gặp phải không ít thách thức. Đầu tiên là sự cạnh tranh của Nhóm G20 được lập ra để thảo luận về các vấn đề kinh tế thế giới chủ chốt, G20 còn nổi trội hơn APEC về sức mạnh kinh tế: G20 đại diện cho 90% sản lượng toàn cầu và 80% thương mại thế giới. Điều quan trọng hơn nữa là khác với APEC, G20 có sự tham gia của Ấn Độ. Ngoài ra, sáng kiến thiết lập Cộng đồng Đông Á và Cộng đồng Châu Á Thái Bình Dương cũng thách thức vai trò của APEC. Cả hai diễn đàn được đề xuất này sẽ đề cập đến cả các vấn đề kinh tế lẫn chính trị và an ninh, và đây chính là điểm yếu của APEC vốn chỉ tập trung vào các vấn đề kinh tế. Thách thức thứ hai là trong những năm gần đây khi ngày càng có nhiều hiệp định thương mại tự do song phương FTA được ký kết trong khu vực, APEC dường như bị cách ly ra khỏi tiến trình này hay nói cách khác là phần nào đã bị thu hẹp phạm vi hoạt động của mình. Bề ngoài các hiệp định này được coi là nhằm tự do hóa thương mại, song thực chất các hiệp định này thể hiện sự phân biệt đối xử

34

trong thương mại, đi ngược lại với nguyên tắc tự do hóa thương mại của APEC. Nhiều thành viên trong APEC vốn trước đây ưu tiên thúc đẩy hệ thống thương mại đa phương thì nay cũng tham gia vào các FTA nhằm tạo lợi thế cho riêng mình. Trong bối cảnh đó, sức ép đối với APEC là làm thế nào để tạo sự hấp dẫn hơn, đưa các nền kinh tế thành viên tiếp tục đi theo quỹ đạo tự do hóa thương mại.

Sự nổi lên của các vấn đề an ninh phi truyền thống như nạn khủng bố, bệnh dịch, biến đổi khí hậu … cũng đang là những thách thức không nhỏ đối với các các nền kinh tế APEC vì APEC là một nhóm các nền kinh tế đa dạng với trình độ phát triển rất khác nhau. Điều này phần nào làm giảm hiệu quả của APEC trong việc xử lý các vấn đề an ninh phi truyền thống này. Ngoài ra còn cần tính đến quy mô hợp tác của APEC đôi khi phải giới hạn trong lĩnh vực kinh tế do một số thành viên không phải là những quốc gia có chủ quyền như Hồng Kông và Đài Bắc. Vấn đề đặt ra đối với APEC hiện nay là trong một thế giới đang thay đổi đó, APEC phải điều chỉnh định hướng hợp tác thế nào nhằm tiếp tục thích ứng và vươn lên trong thế giới đó.

Với những thành tựu đạt được trong 20 năm qua, APEC đã thành công trong việc đề ra được chương trình mục tiêu chung của tổ chức và chương trình hành động riêng của từng nước thành viên trong tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực. Tuy nhiên, việc thực hiện sẽ còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể là:

- Tính đa dạng và phức tạp của khu vực với các nước có cơ cấu kinh tế cũng như phát triển rất khác nhau. Vì vậy những ưu tiên đặt ra cho phát triển kinh tế cũng như cách đề xuất các lĩnh vực hợp tác của các nước thành viên cũng khác nhau. Hơn nữa tính đa dạng và phức tạp của APEC lại tồn tại trong quá trình toàn cầu hóa lẫn sự ra đời của kinh tế tri thức đều có thể đào sâu hơn nữa hố ngăn cách giữa các nền kinh tế thành viên. Nếu không chú trọng giải quyết vấn đề này thì khó có thể có được sự phát triển bền vững và cân bằng.

35

- Do tính chất không bắt buộc của các cam kết nên trong quá trình thực hiện tự do hóa thương mại và đầu tư, hợp tác kỹ thuật sẽ nảy sinh những khó khăn và bất đồng.

- Các yếu tố phi kinh tế như văn hóa, lịch sử, môi trường, an ninh… cũng sẽ có những tác động nhất định đến hợp tác kinh tế giữa các nước cũng như tiến trình tự do hóa thương mại trong khu vực.

Những yếu tố này có tác động qua lại với nhau làm cho APEC tiến triển chậm trong thời gian vừa qua. [6]

Trong quá trình hoạt động thời gian tới, các nước thành viên vẫn chưa có được sự đồng thuận hoàn toàn về chiều hướng hoạt động tiếp theo của APEC. Hoa Kỳ muốn APEC phát triển thành một tổ chức chặt chẽ, thực dụng hơn, thích ứng tốt hơn. Đồng thời tham vọng của Hoa Kỳ là APEC không chỉ gói gọn trong phạm vi kinh tế mà trong tương lai cần phải bao gồm cả các yếu tố về an ninh, chính trị. Ngược với quan điểm trên, Trung Quốc – đại biểu của nhóm ý kiến khác cho rằng APEC nên duy trì một diễn đàn kinh tế thuần túy không bao gồm các vấn đề về an ninh, chính trị vào chương trình nghị sự của APEC như mục tiêu ban đầu đã đặt ra. Trung Quốc và những thành viên ủng hộ đề cao hợp tác kinh tế kỹ thuật bao gồm cả việc phát triển nguồn nhân lực, thông tin, hợp tác về tiêu chuẩn hóa và nghiên cứu khoa học. Các nền kinh tế vừa và nhỏ đang phát triển trong APEC lại có chính kiến riêng của mình. Về cơ bản, các thành viên này cũng không muốn APEC tiến triển lên một bước cao hơn về cơ cấu tổ chức lẫn nội dung hoạt động. Lý do cơ bản giải thích cho ý kiến này là các nền kinh tế e ngại các ngành công nghiệp non trẻ trong khu vực chưa điều chỉnh kịp và không chống đỡ nổi với sự cạnh tranh của các nước phát triển, vì vậy vai trò của các thành viên này trong APEC sẽ không còn đủ mạnh để có tiếng nói quyết định. Chính sự khác biệt về nhận thức và quan điểm giữa các thành viên APEC nên phương thức để APEC triển khai các chương trình hợp tác và đạt được những mục tiêu đề ra là dựa vào việc thực hiện 3 trụ cột chính là Kế hoạch Hành động quốc gia IAP, Kế hoạch

36

Hành động tập thể CAP và Hợp tác kinh tế kỹ thuật ECOTECH. Bên cạnh đó, APEC cũng khuyến khích sáng kiến của các thành viên nhằm đẩy nhanh hơn việc thực hiện mục tiêu Bogor trong phạm vi hoạt động của các nền kinh tế đó.

Cần phải có hướng để thay đổi cách thức xử lý tranh chấp thương mại các nước châu Á – Thái Bình Dương và Hoa Kỳ. Những năm gần đây liên tục nổi lên các tranh chấp trong quan hệ thương mại với các mặt hàng chủ chốt ở Đông Á, Hoa Kỳ đang có xu hướng gắn chính sách thương mại với lao động và vấn đề bảo vệ môi trường, và vấn đề chính trị như nhân quyền. Hơn nữa các biện pháp đơn phương như đe dọa sử dụng điều khoản bắt buộc để gây sức ép đối với Đông Á nhằm mở cửa các thị trường này cho hàng hóa của Hoa Kỳ. Xu hướng giải quyết tranh chấp thương mại theo kiểu này sẽ gây nguy cơ bất hòa nghiêm trọng trong quan hệ kinh tế ở châu Á – Thái Bình Dương. Vì vậy, để thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế trong khu vực, các chính phủ APEC cần phải thông qua quy tắc giải quyết sao cho các vấn đề không chỉ được đưa ra thảo luận mà còn phải được giải quyết một cách khách quan, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau.

Vấn đề mới nổi lên hiện nay đặt APEC trong thách thức khó khăn trước mắt cần phải giải quyết ngay đó là:

Thứ nhất, ngày càng có nhiều nền kinh tế thành viên đánh mất sự quan tâm của họ đối với tiến trình APEC và chuyển sự chú ý sang các hiệp định thương mại tự do song phương FTA. Động thái này của hầu hết các nền kinh tế thành viên APEC nhằm đạt được các thỏa thuận tự do thương mại đã làm giảm sút vai trò của APEC như mục tiêu đề ra ban đầu trong khu vực. FTA có bản chất là loại trừ- điều này đối nghịch với các nguyên tắc của APEC về chủ nghĩa khu vực tự do và không phân biệt đối xử, và mong muốn của APEC là hình thành một cộng đồng châu Á – Thái Bình Dương..

Thứ hai, mục tiêu và thế mạnh của APEC là thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại và đầu tư, nhưng đây cũng chính là điểm yếu của APEC vì sự tập

37

trung thái quá vào những tiêu chí này nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực. Các khía cạnh hợp tác kinh tế kỹ thuật ECOTECH của APEC đang dần giảm sút, trở nên lỏng lẻo và kém sức hấp dẫn đối với tất cả các thành viên. Mặc dù các thành viên APEC đều thể hiện sự ủng hộ hoặc cam kết ủng hộ, một số thành viên thể hiện sự quan tâm tới chương trình thuận lợi hóa và tự do hóa thương mại và đầu tư hơn là chương trình ECOTECH. Các hoạt động trong thời gian qua cho thấy sự thiếu hụt một kế hoạch dài hơi và sự phối hợp toàn diện và mối liên hệ giữa các dự án khác nhau và một cơ chế giám sát và đánh giá. Chính do ECOTECH không được quan tâm thích đáng nên APEC dường như đã không mấy thành công trong việc tạo lập một chương trình ECOTECH hiệu quả như mong đợi.

Thứ ba, liên quan đến thời gian thực hiện mục tiêu tự do hóa – Mục tiêu Bogor như đã đề ra trong Tuyên bố Bogor đã đến gần với hai mốc cho hai nhóm thành viên là 2010 cho các nền kinh tế phát triển và 2020 cho các nền kinh tế đang phát triển, tuy nhiên dường như vẫn nhận thấy sự mơ hồ trong cách thức hiểu vấn đề của Mục tiêu Bogor.

Thứ tư, mặc dù đã có một số thay đổi trong cơ chế hoạt động dựa trên sự đồng thuận và không bắt buộc của APEC, nguyên tắc chính vẫn được duy trì y nguyên từ ngày APEC thành lập cho tới nay. Thậm chí các kế hoạch hành động tập thể hình thành chủ yếu dựa trên cơ sở tự nguyện. Cơ cấu này được coi là thích hợp trong thời kỳ sơ khai nhưng không còn thích hợp trong giai đoạn phát triển của APEC hiện nay, vì APEC đã trưởng thành lớn mạnh. Các chuẩn mực phổ biến một thập kỷ trước nay lại có thể trở thành những trở ngại cản trở APEC tự điều chỉnh trước thực tiễn mới. Do các mối liên hệ kinh tế mật thiết giữa các nền kinh tế thành viên được hình thành chủ yếu dựa trên cơ chế thị trường, nhiều nền kinh tế tỏ thái độ ít quan tâm hơn tới việc quy chế hóa tổ chức trong tiến trình hợp tác. Vì vậy đã có nhiều nỗ lực trong việc hình thành các mục tiêu hành động và chương trình nghị sự, tuy nhiên vẫn .

38

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM GIA HỢP TÁC APEC CỦA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP

Một phần của tài liệu Tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp - thực trạng và giải pháp cho Việt Nam (Trang 35 - 40)