Các hình thức tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp khu vực

Một phần của tài liệu Tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp - thực trạng và giải pháp cho Việt Nam (Trang 43 - 57)

nghiệp khu vực

2.2.1 Diễn đàn Kinh doanh Thái Bình Dương (PBF)

Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC lần đầu tiên tháng 11/1993, các nhà lãnh đạo đã nhất trí thiết lập Diễn đàn Kinh doanh Thái Bình Dương (PBF) với tư cách là một cầu nối thông tin liên lạc không chính thức giữa giới kinh doanh trong khu vực với chính phủ các thành viên APEC. Ngay sau Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, PBF được thành lập với mục tiêu nhằm xác định các vấn đề APEC cần phải giải quyết để thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực và khuyến khích tiếp tục phát triển các mạng lưới kinh doanh trong khu vực.

PBF có cấu trúc gồm 2 đại diện là doanh nhân từ mỗi nền kinh tế thành viên APEC, tuy nhiên một số thành viên như Canada và Malayxia chỉ có một đại diện. Cơ chế hoạt động của PBF là hàng năm PBF sẽ đệ trình một báo cáo dựa trên ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực về các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh lên Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC diễn ra vào cuối năm. PBF đã đệ trình 2 báo cáo lên các nhà lãnh đạo kinh tế APEC, đó là: “Kế hoạch hành động kinh doanh cho APEC: Chiến lược cho tăng trưởng và thịnh vượng chung” năm 1994 và “Kế hoạch hành động Osaka: Lộ trình thực hiện Tầm nhìn APEC” năm 1995.

Báo cáo đầu tiên của PBF năm 1994 đã chỉ ra những thách thức chủ yếu của khu vực dựa trên quan điểm kinh doanh thuần túy và không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ các hạn chế về chính trị - ngoại giao. Những thách thức này đã tạo cơ sở thiết lập một danh sách các khuyến nghị và ưu tiên chủ yếu dựa trên các ý kiến đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực theo đó, các thành viên PBF tin tưởng rằng các chính phủ cần giải quyết nhằm đảm bảo tiếp tục các nỗ lực tự do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực. Cụ thể hơn, PBF đã đề xuất một mốc thời gian tự do hóa tương đối nhanh chóng, đó

42

là năm 2002 đối với các nền kinh tế phát triển và năm 2010 đối với các nền kinh tế đang phát triển.

Kết quả là các nhà lãnh đạo kinh tế APEC đã mở rộng cột mốc thời hạn tự do hóa thương mại đầu tư như đã được biết đến là các Mục tiêu Bogor tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC (AELM) năm 1994. Trong Tuyên bố của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế (AMM) năm 1994 các Bộ trưởng Ngoại giao Kinh tế APEC đã ghi nhận và hoan nghênh báo cáo do PBF đưa ra, đánh giá cao những năng lực và đóng góp quý báu, đặc biệt là những đề xuất hết sức cụ thể dựa trên quan điểm kinh doanh của các thành viên PBF và cho rằng những ý kiến đóng góp này sẽ phục vụ cho các suy tính của APEC trong tương lai. Đồng thời các Bộ trưởng khẳng định vai trò quan trọng hàng đầu của khu vực tư nhân (cộng đồng doanh nghiệp) trong APEC và nhất trí duy trì cơ chế tham vấn thường trực của khu vực doanh nghiệp thay cho cơ chế tham vấn mang tính chất tạm thời của PBF.

Trong báo cáo thứ 2 “Kế hoạch hành động Osaka: Lộ trình thực hiện Tầm nhìn APEC” năm 1995, PBF đã xác định 10 lĩnh vực APEC cần tập trung, đưa ra những cột mốc thời hạn thực hiện hết sức cụ thể và kỳ vọng của APEC có thể đạt được một số kết quả trong ngắn hạn. Trong số các lĩnh vực này có tự do hóa đầu tư, đi lại miễn thị thực, thị thực cư trú cho doanh nhân, hài hòa các tiêu chuẩn và quy tắc hải quan, thiết lập hệ thống giám sát thực thi các vấn đề liên quan trong lĩnh vực thương mại và đầu tư trên toàn khu vực, xây dựng cơ sở hạ tầng, nuôi dưỡng các doanh nghiệp vừa và nhỏ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Bên cạnh đó, PBF cũng đề xuất các nhà lãnh đạo APEC thiết lập một cơ quan thường trực tham vấn về cách thức thiết lập một môi trường kinh doanh thân thiện cho doanh nhân trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Tại Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC được tổ chức ở Osaka tháng 11/1995, PBF đã chấm dứt hoạt động và được thay thế bởi một cơ chế tổ chức tương tự, gọi là Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC) làm đại

43

diện chính thức cho sự tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp khu vực sau này.

2.2.2. Hội đồng tư vấn kinh doanh APEC - ABAC

Có thể nói rằng, từ trước cho đến nay ABAC là đại điện đầy đủ nhất và hiệu quả nhất cho quyền lợi và lợi ích cũng như tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp các nền kinh tế thành viên trong APEC.

ABAC được các nhà lãnh đạo kinh tế APEC thành lập vào tháng 11/1995 nhằm đưa ra những kiến nghị đóng góp cho việc thực hiện Chương trình nghị sự Osaka (Osaka Action Agenda) và những vấn đề ưu tiên cụ thể khác liên quan tới hoạt động kinh doanh cũng như cung cấp thông tin về các vấn đề có liên quan đến hoạt động kinh doanh cho các diễn đàn khác trong APEC khi có yêu cầu hoặc đưa ra những quan điểm có tính đến vai trò và lợi ích của doanh nghiệp trong một số vấn đề hợp tác cụ thể, ví dụ như những khuyến nghị nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và đầu tư trong khu vực APEC.

Mỗi nền kinh tế APEC có thể cử 1 đến 3 thành viên từ khu vực tư nhân tham gia ABAC. Các thành viên của ABAC được các nhà lãnh đạo kinh tế của họ bổ nhiệm và sẽ đại diện cho các ngành nghề kinh doanh khác nhau, bao gồm cả doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mỗi nền kinh tế tự quyết định nhiệm kỳ của người được bổ nhiệm cũng như các công việc hành chính và nhân sự có liên quan.

Chủ tịch ABAC được lựa chọn hàng năm và là công dân của nền kinh tế thành viên chủ trì Hội nghị APEC năm đó. Ban Thư ký Quốc tế của ABAC đặt trụ sở tại Manila, Philippin. Ban Thư ký phục vụ tất cả các thành viên APEC và duy trì một website riêng (www.abaconline.org). Tài chính cho hoạt động của ABAC được thực hiện thông qua một hệ thống đóng góp niêm liễn hàng năm dựa trên quy mô của mỗi nền kinh tế thành viên, dựa trên công thức đóng góp của APEC.

44

Kể từ khi thành lập đến nay, ABAC đã đưa ra được nhiều khuyến nghị hữu ích làm nền tảng định hướng hay hình thành ra các chương trình, dự án hợp tác cho APEC. Một số ví dụ về đề xuất của ABAC:

- Cơ cấu lại hệ thống ngân hàng và củng cố hạ tầng cơ sở tài chính để phòng chống khủng hoảng trong tương lai.

- Kêu gọi hình thành khu vực xuất khẩu phi trợ cấp APEC đối với hàng thực phẩm nông nghiệp.

- Kêu gọi tìm kiếm một thỏa thuận trong WTO không đánh thuế quan đối với các giao dịch thương mại điện tử.

- ABAC còn đưa ra nhiều đề xuất liên quan đến cải thiện môi trường kinh doanh, củng cố cơ chế quản trị doanh nghiệp, mở rộng thị trường vốn, tạo thuận lợi cho đi lại của doanh nhân, thương mại phi giấy tờ và vấn đề công nghệ sinh học.

ABAC khuyến khích giới doanh nghiệp của các tất cả các nền kinh tế thành viên trong APEC bày tỏ những ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề kinh tế trong khu vực thông qua các đại diện của ABAC. Các ý kiến, quan điểm này sẽ được ABAC xem xét kỹ lưỡng, tổng hợp và trình lên các nhà lãnh đạo APEC dưới hình thức bản báo cáo hàng năm và tại cuộc đối thoại thường niên. Ngoài ra, ABAC cũng tham gia và bày tỏ những ý kiến, khuyến nghị của mình trong APEC tại các hội nghị quan chức cấp cao (SOM) và các Hội nghị cấp bộ trưởng các ngành khác, bao gồm thương mại, tài chính, doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Trong năm đầu hoạt động, năm 1996, ABAC đã hoàn thành, phát triển và thực hiện một số công việc. Các lãnh đạo kinh tế APEC đã hoàn thành việc chỉ định các thành viên ABAC đại diện cho từng nền kinh tế vào mùa xuân năm 1996, ABAC đã tiến hành ba cuộc họp chính thức vào tháng 6, tháng 8 và tháng 9 để thống nhất các vấn đề tổ chức và soạn thảo báo cáo gửi lên các nhà lãnh đạo kinh tế APEC. Tại cuộc họp đầu tiên ở Manila, ABAC đã nhất trí rằng ABAC sẽ được lãnh đạo bởi một chủ tịch (thành viên ABAC thuộc

45

nền kinh tế chủ nhà đăng cai tổ chức năm APEC hiện tại) và hai đồng chủ tịch (các thành viên ABAC từ các nền kinh tế chủ trì đăng cai APEC năm trước đó và năm sau đó). Nhằm thúc đẩy hoạt động của mình trong năm 1996, ABAC đã thiết lập 5 ủy ban phụ trách 5 lĩnh vực chính trong hoạt động của ABAC năm 1996 và bổ nhiệm các chủ tịch ủy ban đứng đầu, bao gồm đầu tư và tài chính, cơ sở hạ tầng, các dòng lưu chuyển qua biên giới, các doanh nghiệp vừa và nhỏ và phát triển nguồn nhân lực, và hợp tác kinh tế kỹ thuật. Trung tâm Nghiên cứu và Truyền thông thuộc Viện nghiên cứu quốc tế và chiến lược Phillipin đã được chỉ định sơ bộ làm Ban Thư ký ABAC. Vai trò chủ yếu của Ban Thư ký ABAC là định hướng phát triển báo cáo ABAC và phối hợp giữa ABAC và các diễn đàn APEC khác. Ban Thư ký APEC tại Xingapo đã hỗ trợ rất hiệu quả Ban Thư ký ABAC trong năm 1996 trong các hoạt động truyền thông, quan hệ công chúng và xuất bản báo cáo. ABAC nhất trí từ năm 1997 các thành viên ABAC chịu trách nhiệm cung cấp kinh phí cho hoạt động của Ban Thư ký ABAC. Đối với công tác tổ chức hội nghị, các thành viên ABAC chịu các chi phí về đi lại và ăn ở, thành viên ABAC của nền kinh tế thành viên chủ nhà đăng cai APEC lo các chi phí tổ chức hội nghị.

Tại lần ra mắt năm 1996, ABAC đã cam kết tích cực cùng APEC thực hiện các mục tiêu đề ra thông qua các khuyến nghị ở các lĩnh vực:

- Tạo thuận lợi cho các luồng chu chuyển qua biên giới: kiến nghị hình thành thị thực doanh nghiệp APEC và thành lập lối nhập cảnh riêng cho doanh nghiệp, đây là gợi ý đầu tiên cho việc hình thành Chương trình Thẻ đi lại của doanh nhân APEC (ABCT) sau này; thành lập Cơ quan đăng ký APEC về nhãn mác và bằng sáng chế để thúc đẩy luồng chu chuyển vốn và công nghệ; xây dựng bộ các tiêu chuẩn nghề nghiệp cho những nhà cung cấp dịch vụ liên quan đến kinh doanh trong khu vực; đẩy nhanh tiến trình thực hiện các mục tiêu Bogor về tự do hóa thương mại và đầu tư. - Tài chính và đầu tư: kiến nghị thành lập các dự án đầu tư tự nguyện APEC

46

nguyên tắc bảo hộ đầu tư cho các dự án được lựa chọn cao hơn sự bảo hộ bởi các nguyên tắc đầu tư không ràng buộc của APEC.

- Hạ tầng cơ sở: Tổ chức một loạt các cuộc thảo luận bàn tròn về hạ tầng cơ sở của khu vực tư nhân ở các nền kinh tế quan tâm nhằm xem xét các nhu cầu về hạ tầng cơ sở của các nước tổ chức cuộc thảo luận, đưa ra các khuyến nghị và thành lập mối liên hệ giữa khu vực nhà nước và tư nhân trong việc đáp ứng các yêu cầu về hạ tầng cơ sở.

- Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) và sự phát triển nguồn nhân lực: ABAC kiến nghị thành lập Mạng lưới APEC cho các DNVVN đóng vai trò làm mạng lưới trùm lên các mạng lưới DNVVN ở từng nền kinh tế thành viên, được kết nối điện tử thông qua Trung tâm APEC về trao đổi công nghệ và đào tạo cho các SME; tổ chức các cuộc thảo luận bàn tròn để các bên liên quan bàn về phương thức giải quyết các vấn đề đặt ra cho các DNVVN; nhất trí với kế hoạch thu thập và báo cáo các số liệu thống kê về DNVVN nhằm tạo cơ sở đánh giá các hoạt động trong lĩnh vực này.

- Hợp tác kinh tế kỹ thuật: ABAC nhấn mạnh tầm quan trọng của hợp tác kinh tế kỹ thuật trong việc xây dựng tinh thần cộng đồng APEC và cho rằng các nhu cầu phát triển đa dạng của các nền kinh tế không thể đáp ứng được nếu chủ yếu tập trung vào thương mại và đầu tư. APEC cần xây dựng một mô hình mới về hợp tác kinh tế - kỹ thuật trên các lĩnh vực cơ bản nên trong Chương trình Hành động Osaka, phối hợp giữa chính phủ và khu vực tư nhân và thành lập một mạng lưới khu vực cho hợp tác kinh tế kỹ thuật.

Năm 1997, hoạt động của ABAC tập trung vào 3 vấn đề, thứ nhất, theo yêu cầu của các nhà lãnh đạo, ABAC giúp đánh giá Chương trình Hành động Manila trên quan điểm của giới doanh nghiệp. Thứ hai, ABAC làm việc với các bộ trưởng và SOM để triển khai các sáng kiến của năm trước. Thứ ba, ABAC đưa thêm một số sáng kiến mới như thống nhất thủ tục hải quan, sáng kiến giáo dục công nghệ thông tin APEC. Năm 1997 cũng là năm nổ ra cuộc

47

khủng hoảng tiền tệ châu Á làm lao đao nhiều nền kinh tế của APEC. Năm 1998, ABAC đã làm việc tích cực để đưa ra những khuyến nghị kịp thời đối phó với cuộc khủng hoảng. ABAC cho rằng do thị trường vốn của một số nền kinh tế được tự do hóa quá sớm, chưa chín muồi nên dẫn đến những kết quả không dự tính trước được, trước mắt, các nền kinh tế cần có các biện pháp ngăn chặn sự lan truyển của khủng hoảng. ABAC nhấn mạnh đến tầm quan trọng của trách nhiệm tập thể trong việc giải quyết khủng hoảng, kêu gọi tiếp tục giữ vững mục tiêu tự do hóa thương mại và đầu tư và bảo đảm rằng các mục tiêu to lớn hơn của APEC cũng như tinh thần cộng đồng không bị xói mòn. Cuộc khủng hoảng này thử thách quyết tâm của APEC trong việc đối phó với những vấn đề gay cấn xảy ra trong khu vực. Trong bối cảnh này, ABAC khuyến nghị một số biện pháp cụ thể cấp khu vực cũng như cấp quốc gia đối phó với khủng hoảng tài chính (phục hồi lòng tin của các nhà đầu tư, thúc đẩy sự ổn định tiền tệ và làm quay trở lại nguồn vốn FDI cũng như vốn dài hạn); sáng kiến liên quan đến chương trình Tự nguyện tự do hóa sớm, Hợp tác kinh tế kỹ thuật; Doanh nghiệp vừa và nhỏ, Thương mại điện tử và Hệ thống lương thực APEC. [5]

Năm 1999, ABAC tuy có thất vọng đôi chút về sự không thành công của Chương trình tự nguyện tự do hóa sớm, nhưng vấn tiếp tục kêu gọi các nỗ lực tự do hóa thương mại và đầu tư, đồng thời ủng hộ tích cực các hoạt động hợp tác kinh tế kỹ thuật. Cụ thể, ABAC cho rằng các chương trình hành động của APEC là IAP và CAP vẫn còn thiếu tính minh bạch, cụ thể và toàn diện. Hành động của các nền kinh tế chưa đủ tính cầu tiến về nội dung và khung thời gian để đạt được mục tiêu thương mại và đầu tư mở và tự do vào năm 2010 – 2020. ABAC khuyến nghị APEC cần thực thi một chương trình ECOTECH nhất quán hơn; APEC cần đưa ra các sáng kiến cải cách tài chính và tái cơ cấu doanh nghiệp nhằm sớm phục hồi kinh tế trong khu vực và đạt nền tảng cho sự ổn định lâu dài, bền vững. Cũng trong năm 1999, ABAC tiếp tục kiến nghị thành lập Đối tác vì sự tăng trưởng đồng đều PEG như một tổ

48

chức phi lợi nhuận để tiến hành nhiều dự án quan trọng của APEC; thành lập hệ thống lương thực APEC để tạo lập một khu vực APEC không có trợ cấp

Một phần của tài liệu Tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp - thực trạng và giải pháp cho Việt Nam (Trang 43 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)