Dựa trên thực tiễn đúc kết từ tiến trình hơn 10 năm tham gia hợp tác APEC, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam vững bước tiến vào một giai đoạn mới trong hợp tác APEC – chủ động tham gia hợp tác toàn diện, đầy đủ và liên tục nhằm tận dụng những cơ hội hợp tác APEC đem lại, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển doanh nghiệp ngang tầm khu vực và quốc tế.
Trước hết định hướng tham gia APEC của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới sẽ tập trung tham gia có chọn lọc các sự kiện đem lại lợi ích trực tiếp, có tính thiết thực cao đối với doanh nghiệp như các hội chợ triển lãm giao lưu, xúc tiến thương mại và đầu tư, các diễn đàn doanh
90
nghiệp trong khu vực,bao gồm cả các APEC CEO Summit, các dự án hỗ trợ xây dựng và nâng cao năng lực cho doanh nghiệp, các dự án liên kết sản xuất kinh doanh, trao đổi thông tin, huấn luyện đào tạo, xúc tiến quảng bá.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ thông qua ABAC Việt Nam, trong đó VCCI nắm giữ cương vị Chủ tịch ABAC Việt Nam, đại diện chính thức cho cộng đồng doanh nghiệp khu vực trong APEC. ABAC Việt Nam sẽ đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát biểu tiếng nói của cộng đồng doanh nghiệp, khai thác và bảo vệ quyền lợi và lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn kinh doanh trong khu vực. ABAC Việt Nam sẽ quảng bá về APEC cũng như các hoạt động tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp khu vực cho giới doanh nghiệp Việt Nam và quảng bá về cộng đồng kinh doanh Việt Nam, cơ hội làm ăn kinh doanh tại Việt Nam cho tất cả các đối tượng có liên quan trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương.
Cuối cùng, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động làm ăn kinh doanh với cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực APEC trên cơ sở phát huy những mối quan hệ, những thỏa thuận đã và đang có được từ tiến trình hợp tác APEC, đồng thời tìm kiếm, khai thác những cơ hội mới, mối quan hệ mới, đối tác mới để mở rộng thị trường, nâng cao khả năng cạnh tranh, liên doanh liên kết, hội nhập sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và toàn cầu.
Một số nhiệm vụ cụ thể là:
Tăng cường công tác tuyên truyền về APEC cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Mục tiêu của công tác này là nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng, trách nhiệm và nghĩa vụ của việc tham gia hợp tác APEC. Cũng như ở các nền kinh tế khác, cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đóng vai trò là lực lượng đầu tàu trong tăng trưởng và phát triển kinh tế, đồng thời là một trong những đối tượng được hưởng lợi từ tiến trình
91
APEC với mục tiêu tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại và đầu tư. Do vậy, cần thống nhất trong nhận thức và tiếp đến là định hướng đúng đắn trong hành động để tham gia hợp tác APEC sâu rộng hơn. Để triển khai được công việc trên, cần phải có sự phối hợp giữa chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp để thực hiện công tác truyền thông trên tất cả các phương tiện thông tin đại chúng như Internet, truyền hình, phát thanh, báo giấy, tổ chức các hội nghị, hội thảo, các lớp bồi dưỡng gắn kết nội dung APEC và hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp trong APEC với các nội dung khác về hội nhập kinh tế quốc tế. Nhận thức đầy đủ và nắm bắt tốt thông tin cập nhật về APEC và hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp sẽ giúp cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam khai thác tận dụng tốt những cơ hội và chuẩn bị đối mặt với những thách thức trong quá trình hội nhập APEC và hội nhập kinh tế thế giới.
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp tác APEC. Tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường tham gia hợp tác APEC bao gồm sự ủng hộ về mặt chủ trương đường lối chính sách của chính phủ và sự hỗ trợ về nguồn tài chính và nhân lực cho hoạt động này. Thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam tham gia hợp tác APEC chính là việc tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam quảng bá hình ảnh của mình với khu vực và thế giới, tìm kiếm thị trưởng và đối tác, tăng cường liên doanh liên kết, tăng trưởng và mở rộng hoạt động của mình, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Vì vậy, cần thiết phải hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thông thạo tiếng Anh, có tác phong làm việc nghiêm túc, năng động, sáng tạo, chủ động và có tầm nhìn chiến lược đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong hoạt động này, chính phủ và doanh nghiệp cần phải luôn giữ quan điểm đầu tư vào nguồn nhân lực đòi hỏi phải có tầm nhìn chiến lược và một thời gian dài mới đem lại kết quả, tuy nhiên những lợi ích có được từ việc đầu tư này rất đáng kể và có ảnh hưởng lâu dài đến quá trình nâng cao khả năng cạnh tranh và tăng cường
92
hội nhập của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Bên cạnh đó, những khoản hỗ trợ gián tiếp về tài chính liên quan đến việc tham gia hội chợ triển lãm, khảo sát thị trường, thành lập và đẩy mạnh hoạt động của các trung tâm xúc tiến thương mại và văn phòng đại diện thương mại ở nước ngoài cũng cần được tăng cường và sử dụng với cơ chế phù hợp và linh hoạt, sẽ góp phần đáng kể vào việc tăng cường tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Với phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp vừa và nhỏ và doanh nghiệp siêu nhỏ nên các hỗ trợ về nguồn lực tài chính và nhân lực phục vụ quá trình tham gia hợp tác APEC nói riêng và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung sẽ tạo ra bước đột phá trong việc tăng cường hiệu quả về cả chiều sâu và chiều rộng trong quan hệ kinh tế đối ngoại của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
Cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội để cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam phát triển và hội nhập
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, một trong những vấn đề quan trọng nhất để tăng cường khả năng cạnh tranh và hội nhập của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam đó là cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội của Việt Nam còn nhiều yếu kém, lạc hậu, bất cập, gây nhiều thiệt hại về thời gian và tiền bạc cho các doanh nghiệp Việt Nam và cả các doanh nghiệp nước ngoài đến đầu tư sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Điều này góp phần gây ra tình trạng năng suất và hiệu quả thấp, kém cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam so với một số nền kinh tế trong khu vực. Chính vì vậy, nỗ lực hoàn thiện cơ sở hạ tầng xã hội sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và giúp các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn, tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển nhanh, bền vững.
93
KẾT LUẬN
Hơn mười năm tham gia hợp tác APEC là khoảng thời gian khá đủ để khẳng định sự thành công của chính sách kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong hoạt động hợp tác APEC nói riêng và hoạt động hợp tác kinh tế quốc tế nói chung. Với những thành tựu và kinh nghiệm từ công cuộc đổi mới, chủ động và hội nhập kinh tế quốc tế, chắc chắn Việt Nam sẽ đẩy mạnh hơn nữa tham gia hợp tác kinh tế quốc tế, trong đó có hợp tác APEC.
Luận văn nghiên cứu về Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dương và sự tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp, thực trạng và triển vọng, từ đó đề xuất một số giải pháp có tính định hướng nhằm tăng cường sự tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp khu vực và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Để đạt được mục tiêu đó, chương 1 của luận văn đã tập trung làm rõ tổng quan về APEC: sự thành lập và quá trình phát triển, mục tiêu và cơ cấu tổ chức, và triển vọng của APEC. Trong chương 2, luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp trong APEC thông qua việc phân tích các hình thức hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp khu vực, quá trình tham gia APEC của Việt Nam và tình hình hợp tác của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam từ khi Việt Nam gia nhập APEC. Trên cơ sở phân tích thực trạng đó, nội dung chương 3 của luận văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam nói riêng và khu vực châu Á Thái Bình Dương nói chung.
Qua việc nghiên cứu luận văn này, tác giả mong muốn góp phần thông tin đầy đủ và hệ thống về APEC và các hoạt động hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường tham gia hợp tác APEC trong thời gian tới.
Với kiến thức và trình độ hiểu biết có hạn, tác giả mong nhận được những đóng góp của các nhà nghiên cứu và các bạn đọc để nội dung luận văn được hoàn thiện hơn.
94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hoàng Anh Tuấn, Đánh giá tiến trình APEC và tác động đối với Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, năm 2007.
2. Hoàng Lan Hoa, Nguyễn Ngọc Mạnh, Đỗ Trí Dũng,“Việt Nam – APEC
Tăng cường hợp tác cùng phát triển”, Nhà xuất bản Thế giới, năm
2006.
3. Nhóm Công tác doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC, 2006, “Đề cương
Tăng cường năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa trong thương mại và đầu tư”, năm 2006.
4. Phạm Đức Thành – Vũ Tuyết Loan, APEC và sự tham gia của Việt Nam, Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, năm 2006.
5. Uỷ ban quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, “Một số vấn đề doanh nghiệp cần quan tâm trong hợp tác APEC”, năm 2006.
6. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Chiều hướng cải cách và phát triển của APEC, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 2006.
7. Vụ Chính sách Đa biên, Bộ Thương mại, Hỏi đáp về Diễn đàn hợp tác
kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), năm 2006.
8. Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Bộ Thương mại, “Triển vọng kinh tế APEC”, năm 2006.
9. Vụ Hợp tác Kinh tế đa phương (Bộ Ngoại giao) và Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Thương mại), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu
Á – Thái Bình Dương (APEC), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm
2003.
10. ABAC, ABAC Report to APEC Economic Leaders, 2006 11. APEC 2007, Strengthening regional economic integration
12. APEC Economic Committee, APEC Economic Policy Report, 2007 13. APEC Invesment experts group, Guide to the Investment regimes of
95
14. APEC working group on Trade promotion, 2007, Alliance in Practice – Building the core of Trade promotion
15. APEC, 2007, APEC’s second trade facilitation action plan 16. APEC, APEC economic report 2007
17. APEC, APEC senior officials’ reports on economic and technical cooperation, 2007
18. Committee on Trade and Investment, “Annual report to Ministers”,
2007.
19. Committee on Trade and Investment, Annual Report to Ministers,
2007
20. Investment Experts Group, 2007, Enhancing investment liberalization and facilitation in the Asia Pacific region
21. Trade promotion working group, June 2007, Integrated trade services modules: Best practices in E.Trade finance