0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Cơ cấu tổ chức của APEC:

Một phần của tài liệu THAM GIA HỢP TÁC APEC CỦA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM (Trang 31 -34 )

Tuy hình thức là một diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực mở, nhưng APEC được tổ chức và hoạt động khá chặt chẽ. APEC có trụ sở Ban thư ký,

30

có Giám đốc điều hành Ban thư ký, cùng các Uỷ Ban, Tiểu ban và các Nhóm công tác chuyên môn được thành lập trong từng lĩnh vực hoạt động cụ thể.

(1) Hội nghị các Nhà lãnh đạo kinh tế APEC (APEC Economic Leaders Meeting)

Đây là cơ quan có quyết định cao nhất của APEC, nơi định ra các định hướng chiến lược và viễn cảnh dài hạn cho APEC. Hội nghị thường được tổ chức vào tháng 11 hàng năm, để phê duyệt các kế hoạch, kiến nghị do Hội nghị Bộ trưởng đệ trình và vạch ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm kế tiếp. Việc tổ chức Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC được đánh giá như dấu mốc biến APEC từ một cơ chế đối thoại, tư vấn kinh tế thuần tuý thành một cơ chế như là một tổ chức quốc tế thực sự.

(2) Hội nghị Bộ trưởng (Ministerial Meeting)

Các Hội nghị Bộ trưởng được tổ chức định kỳ hàng năm, trước Hội nghị các nhà Lãnh đạo Kinh tế APEC, bao gồm Hội nghị Bộ trưởng Thương mại, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành như Vận tải, Hàng không, Bưu chính viễn thông, Ngoại giao-Thương mại...

Chức năng chủ yếu của các Hội nghị Bộ trưởng là xem xét, thông qua nguyên tắc, mục tiêu, nội dung của các chương trình hành động; đánh giá tiến trình hợp tác APEC cũng như hoạt động của các Uỷ ban, các Nhóm Công tác và các Nhóm Đặc trách; xem xét và đánh giá việc thực hiện các sáng kiến của Hội nghị Cấp cao không chính thức; và xem xét thông qua ngân sách hoạt động hàng năm của APEC. Trên cơ sở đó báo cáo kết quả hoạt động và đệ trình các sáng kiến, kế hoạch mới lên Hội nghị các nhà Lãnh đạo APEC.

(3) Hội nghị Quan chức cấp cao (Senior Officials Meeting-SOM)

Hội nghị này thường được triệu tập thường kỳ 3 lần trong một năm, trước khi diễn ra Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao-Thương mại. Nhiệm vụ chính của Hội nghị là để triển khai quyết định của Hội nghị Bộ trưởng, đệ trình các khuyến nghị, chương trình hợp tác lên Hội nghị Bộ trưởng xem xét.

31

Các quan chức cấp cao cũng đảm nhận việc xem xét, điều phối ngân sách và các chương trình hoạt động của các Uỷ ban, Tiểu ban và các Nhóm công tác.

(4) Ban Thư ký (Secretariat)

Ban thư ký APEC làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Hội nghị Quan chức cấp cao và có quan hệ thông tin liên lạc trực tiếp, thường xuyên với các nền kinh tế thành viên, các Uỷ ban, các Nhóm Công tác và Nhóm đặc trách của APEC. Nhiệm vụ chính của Ban thư ký hoàn toàn mang tính chất hành chính, phục vụ các Hội nghị của APEC, theo dõi việc triển khai các dự án.

(5) Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (APEC Business Advisory Council- ABAC)

ABAC có nhiệm vụ là tăng cường sự hợp tác của APEC với khu vực doanh nghiệp và thúc đẩy sự tham gia của giới doanh nghiệp vào các hoạt động hợp tác của APEC. ABAC bắt đầu hoạt động sau Hội nghị Bộ trưởng ở Osaka 1995 thay cho Diễn đàn Kinh doanh Thái Bình Dương (PBF) do Hội nghị Cấp cao không chính thức thành lập. ABAC tập trung vào các lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng, tài chính và đầu tư, doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), phát triển nguồn nhân lực, quan hệ giao dịch qua biên giới. Thành viên của ABAC là những nhân vật có uy tín trong giới doanh nghiệp của các nền kinh tế thành viên APEC, mỗi thành viên cử 1 đến 3 đại diện, trong đó thường có một đại diện cho SMEs.

(6) Các Uỷ ban và tiểu ban chuyên môn của APEC

Các Uỷ ban và tiểu ban chuyên môn của APEC bao gồm

- Uỷ ban Thương mại và Đầu tư (Committee on Trade and Investment-CTI) - Uỷ ban Kinh tế (Economic Committee- EC)

- Uỷ ban Quản lý và Ngân sách (Budget and Management Committee-BMC): - Uỷ ban điều hành SOM về hợp tác kinh tế và kỹ thuật (SOM Steering Committee on ECOTECH - SCE)

- Tiểu ban về thủ tục hải quan (Sub-committee on Customs procedures - SCCP)

32

- Tiểu ban về tiêu chuẩn và hợp chuẩn (Sub-committee on Standards and Conformance - SCSC)

(7) Các Nhóm công tác trong APEC

Để triển khai thành công các chương trình hành động thực hiện các mục tiêu đề ra, ngoài các Uỷ ban và Tiểu ban, APEC còn có một hệ thống gồm khoảng trên 10 Nhóm công tác chuyên ngành và trên 4 Nhóm đặc trách trợ giúp hoạt động của APEC trên các lĩnh vực cụ thể như: Nhóm hợp tác kỹ thuật nông nghiệp, du lịch, giao thông vận tải, nghề cá, phát triển nguồn nhân lực, năng lượng, viễn thông, công nghệ và khoa học công nghiệp, bảo tồn tài nguyên biển, xúc tiến thương mại, doanh nghiệp vừa và nhỏ… Các Nhóm đặc trách bao gồm: Nhóm đặc trách của các chuyên gia về chống tham nhũng và minh bạch; Nhóm đặc trách về chống khủng bố; Nhóm đặc trách về y tế; Nhóm đặc trách về sẵn sàng trong trường hợp khẩn cấp.

Một phần của tài liệu THAM GIA HỢP TÁC APEC CỦA CỘNG ĐỒNG DOANH NGHIỆP - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO VIỆT NAM (Trang 31 -34 )

×