Nhóm công tác về doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEWG)

Một phần của tài liệu Tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp - thực trạng và giải pháp cho Việt Nam (Trang 61 - 71)

Tháng 2 năm 1995, một nhóm hoạch định chính sách không chính thức về DNVVN được thiết lập với mục tiêu hỗ trợ DNVVN tăng khả năng cạnh tranh và tạo thuận lợi cho một môi trường thương mại và đầu tư cởi mở hơn đối với các doanh nghiệp này. Ban đầu thời gian hoạt động dự kiến là 2 năm, tuy nhiên thời hạn hoạt động đã được gia hạn 2 lần vào năm 1996 và 1998. Và cho đến năm 2000 nhóm này được chuyển đổi thành Nhóm công tác về các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) - SMEWG và được hưởng quy chế hoạt động dài hạn. Mục tiêu chính của nhóm SMEWG là khuyến khích sự phát triển của DNVVN - phương tiện tạo công ăn việc làm chính cho khu vực Châu Á – Thái Bình Dương và cũng là cột sống của các nền kinh tế thành viên APEC. Nhóm SMEWG tạo nền tảng cho các diễn đàn khác trong APEC lồng ghép những ý kiến, khuyến nghị, quyền lợi của DNVVN vào các hoạt động của mình. Hàng năm, Hội nghị Bộ trưởng phụ trách DNVVN đều được tổ chức, kể từ năm 1998.

Kể từ khi thành lập đến nay, Nhóm SMEWG đã có rất nhiều đóng góp thiết thực cho sự phát triển của các DNVVN trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, cũng như hỗ trợ toàn diện và hiệu quả cho các diễn đàn khác trong APEC. Riêng trong năm 2005 Nhóm SMEWG đã có một số những kết quả có thể kể ra ở đây là: Hội nghị APEC “Chuỗi liên kết cụm công nghiệp dành cho SMEs”; Hội thảo “Tài chính cho DNVVN”; Hội thảo dành cho các nhà quản lý Chương trình DNVVN về “Giảm các chi phí có liên quan của SMEs”; Hội nghị “Cải thiện môi trường kinh doanh cho DNVVN trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”; Diễn đàn tin học hoá cho DNVVN; Trung tâm đổi mới cho DNVVN của APEC…

Vị trí trưởng nhóm SMEWG được luân phiên căn cứ vào việc nền kinh tế thành viên nào là nước chủ nhà APEC trong năm đó.

60

Một trong các dự án hiệu quả của SMEWG là trang web – cổng thông tin về kinh doanh trong khu vực APEC. Đây là một trang web được thiết kế nhằm giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là SMEs tìm kiếm các thông tin cần thiết về làm ăn kinh doanh trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương. Trang web này cung cấp các đường liên kết hữu ích tới các trang web khác như các trang web chính thức của Chính phủ các nền kinh tế thành viên, các trang web của các Phòng thương mại và công nghiệp các nền kinh tế thành viên, các trang web thương mại phi chính phủ, các trang web mang tính chất nghiên cứu… Các thông tin về các nền kinh tế thành viên APEC tại các trang web liên kết rất hữu ích và đa dạng, gồm các thông tin về tư vấn kinh doanh, môi trường kinh doanh, tìm kiếm đối tác kinh doanh thích hợp; đầu tư nước ngoài, tài chính, nguồn nhân lực, luật pháp, xuất khẩu, thâm nhập thị trường, thầu phụ, công nghệ, hội chợ - triển lãm thương mại, mua sắm chính phủ…

Năm 2005, tăng trưởng GDP toàn cầu đạt mức 4,3%. Khu vực APEC thậm chí đã đạt mức tăng trưởng cao hơn. Trong giai đoạn ngắn hạn, triển vọng tăng trưởng của APEC là rất khả quan. Tuy nhiên, các chính phủ và khu vực doanh nghiệp vẫn cần có những điều chỉnh thích hợp để duy trì đà phát triển hiện có. Thực tế cho thấy các nền kinh tế có khả năng phục hồi nhanh chóng sau các biến cố như thiên tai, dịch bệnh, nguy cơ khủng bố và tình trạng giá dầu mỏ dao động ở các mức cao. Khối lượng xuất khẩu và nhu cầu tiêu dùng nội địa vẫn đang đóng góp đáng kể vào việc đạt được mức tăng trưởng cao trong khu vực. Để có thể duy trì tốc độ tăng trưởng hiện tại, đồng thời khai thác các tiềm năng kinh tế triệt để hơn, các chính phủ cần tiếp tục triển khai chiến lược cải cách kinh tế và nỗ lực hội nhập kinh tế khu vực. Rào cản thương mại và đầu tư cần được dỡ bỏ nhờ việc thực thi chế độ pháp quyền, xoá bỏ cơ chế quan liêu, đầu tư cơ sở hạ tầng, thực hiện bình đẳng giới trong kinh doanh, chống tham nhũng. Doanh nghiệp cũng cần tự điều chỉnh trên cơ sở hiểu rõ lợi thế cạnh tranh của riêng mình và các nhu cầu mới của thị trường. Doanh nghiệp cần tiếp tục đầu tư xây dựng các chiến lược nâng

61

cấp hoạt động kinh doanh sản xuất, đồng thời tích cực hợp tác với các doanh nghiệp khác.

APEC là một tổ hợp các nền kinh tế đa dạng về phạm vi (lớn, nhỏ) hoặc tính chất (công nghiệp hoá, đang phát triển). DNVVN và doanh nghiệp siêu nhỏ (DNSN) đóng vai trò rất quan trọng trong khu vực này. Các thành phần kinh tế này có những yêu cầu hết sức khác nhau.

Mục tiêu Bogor cụ thể hóa các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ

APEC theo hướng “mở cửa và tự do hoá thương mại và đầu tư”. Theo đó, phát triển DNVVN trong APEC cần chú trọng nhiệm vụ xây dựng năng lực cho tiến trình “tự do hoá thương mại và đầu tư”. Để thực hiện điều này, Nhóm SMEWG hướng hoạt động của mình vào các chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh cho DNVVN trong thương mại và đầu tư (xuất khẩu, quốc tế hóa, đầu tư, gia nhập hệ thống phân phối toàn cầu), đồng thời phân loại DNVVN vào các nhóm tương ứng nhằm triển khai các giải pháp cụ thể phù hợp.

Môi trường chính trị và nền kinh tế vĩ mô ổn định đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh hoặc đầu tư tại một nền kinh tế bất kỳ. Tuy nhiên, điều này vẫn chưa đủ để đảm bảo cho sự thành công của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần được hoạt động trong một môi trường kinh doanh/kinh tế vi mô thuận lợi để nhận được các tín hiệu thị trường xác thực cho việc tác nghiệp, đổi mới và đầu tư. Nhóm SMEWG đã xây dựng và thúc đẩy việc triển khai một chương trình hành động nhằm thiết lập các môi trường thương mại và đầu tư thuận lợi trong khuôn khổ APEC. DNVVN phải đối mặt với những thách thức nhất định khi tự điều chỉnh trước bối cảnh toàn cầu hoá (loại hình doanh nghiệp này chiếm một bộ phận khá lớn trong các ngành xuất khẩu như nông nghiệp, công nghiệp nhẹ). Đó là việc đối phó các rào cản thương mại mang tính kỹ thuật (TBT), các tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ (SPS), các quy định thuế quan, đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc xoá bỏ hoàn toàn cơ chế hạn ngạch trong thương mại, đặc biệt đối với

62

các ngành như dệt may. Nhóm SMEWG cũng chú trọng việc thúc đẩy các khuôn khổ quy định pháp luật liên quan đến thương mại và đầu tư của DNVVN, các dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp hoạt động dựa trên nhu cầu khách hàng, và các công cụ tài chính liên quan trong chiến lược xây dựng năng lực thương mại và đầu tư của mình. Khi xây dựng định hướng chiến lược và kế hoạch trung hạn, Nhóm SMEWG cũng chú trọng các cơ chế đối thoại có hệ thống giữa khu vực công và khu vực tư nhân. DNVVN cũng tăng cường nhận thức đối với việc triển khai các chiến lược kinh doanh tích cực và tham gia vào các cụm nhóm, mạng lưới, và các hiệp hội doanh nghiệp/ngành. Các chương trình nâng cao năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cho thương mại được xây dựng và cung cấp cho doanh nghiệp nhằm xoá bỏ “khoảng cách năng lực” giữa các doanh nghiệp, đồng thời giải quyết nhu cầu đối với việc chia sẻ thông tin, đào tạo và nghiên cứu của doanh nghiệp trong bối cảnh môi trường đầu tư và thương mại đang ngày càng trở nên phức tạp.

Hỗ trợ, tự do hoá thương mại và hợp tác kỹ thuật, kinh tế trong khuôn khổ APEC đã góp phần thúc đẩy thương mại trong khu vực. Các nỗ lực hợp tác nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng và hiện đại hoá hệ thống hải quan đã giúp giảm chi phí giao dịch và xúc tiến thương mại mạnh mẽ. Hợp tác thông qua các tổ chức quốc tế như hiệp hội ASEAN cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng khối lượng thương mại của khu vực. Tuy nhiên, thương mại trong khuôn khổ APEC vẫn còn bị cản trở bởi các rào cản thuế quan và phi thuế quan. Do đó, cần có thêm các nỗ lực nhằm xúc tiến quá trình hội nhập và khai thác các tiềm năng dài hạn của thị trường APEC quy mô lớn.

Các nền kinh tế APEC có tới 90% doanh nghiệp là DNVVN. Hiện nay, số lượng DNVVN đã tăng lên rất nhiều. DNVVN và DNSN chiếm tỉ trọng lớn trong khu vực tư nhân tại các nền kinh tế APEC và đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng và phát triển của khu vực này. Khu vực DNVVN và DNSN gồm các đơn vị kinh tế hoạt động theo những hình thức và điều kiện cạnh tranh khác nhau, do đó có những nhu cầu hết sức khác nhau. Mặt khác, bản

63

thân APEC là một tổ hợp các nền kinh tế với những đặc thù khác nhau (quy mô lớn, nhỏ; tính chất phát triển, đang phát triển). Do đó, ở mỗi nền kinh tế, mỗi loại hình DNVVN sẽ được tiếp cận các cơ hội và đối mặt với những thách thức riêng.

Mục tiêu chung của APEC (Mục tiêu Bogor), hướng tới mở cửa và tự

do hóa thương mại và đầu tư trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2010 cho các nền kinh tế phát triển và năm 2020 cho các nền kinh tế đang phát triển. Đây cũng chính là yếu tố được chú trọng trong quá trình lựa chọn chiến lược phát triển của một DNVVN bất kỳ, do hầu hết mỗi nền kinh tế APEC đều có một số DNVVN có năng lực cạnh tranh cao tham gia quá trình “mở cửa và tự do hóa thương mại và đầu tư”. Như vậy, có thể xác định loại hình DNVVN nào có đủ năng lực hoặc có tiềm năng tham gia thương mại và đầu tư trong APEC.

Hơn nữa, ở cả trong và ngoài phạm vi APEC, tiến trình toàn cầu hóa đã mang lại nhiều cơ hội mới cho DNVVN. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ trong hai thập kỷ vừa qua đã tạo ra một môi trường quốc tế mới cho hoạt động xuất khẩu của DNVVN, kể cả các DNVVN từ các nền kinh tế APEC đang phát triển. Tiến trình hội nhập kinh tế thế giới kéo theo sự mở rộng về phạm vi và chiều sâu của mối quan hệ qua lại giữa ngoại thương và dòng chảy đầu tư nước ngoài. Các yếu tố ảnh hưởng như việc dỡ bỏ hàng rào thuế quan, phát triển công nghệ, dịch chuyển lực lượng lao động trí thức và thủ công, tìm kiếm cơ hội đầu tư mới của các tập đoàn đa quốc gia đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình toàn cầu hóa. Kết quả của tiến trình này là sự ra đời của một thị trường hàng hóa và dịch vụ quốc tế không chịu tác động của biên giới lãnh thổ và các quy định quốc gia.

Toàn cầu hóa mang lại cho DNVVN cơ hội tiếp cận các nguồn công nghệ, kỹ thuật, vốn, và thị trường mới, nhờ đó đẩy mạnh xuất khẩu và thu được lợi nhuận lớn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, tiến trình này cũng mang lại nhiều thách thức cho doanh nghiệp như sự tăng đột biến các hoạt động cạnh

64

tranh trong khu vực nhập khẩu, sự xuất hiện của nhiều nhà đầu tư nước ngoài (kể cả các DNVVN từ các nền kinh tế phát triển) trong môi trường kinh doanh nội địa. Điều này dẫn đến nguy cơ các DNVVN trong nước bị thay thế bởi các DNVVN đã được quốc tế hóa đến từ các nền kinh tế phát triển. Hơn nữa, DNVVN tại các nền kinh tế đang phát triển phải tự điều chỉnh để đối phó với các chính sách kinh doanh hết sức cạnh tranh của các tập đoàn đa quốc gia; với các tiêu chuẩn chung và riêng của từng ngành (VD: tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ; quy phạm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp); cũng như với những thay đổi về thị hiếu người tiêu dùng, điều kiện cạnh tranh và giá cả.

2.2.5. Đối thoại một số ngành của APEC

Tham vấn chặt chẽ với cộng đồng doanh nghiệp thông qua các Đối thoại ngành là một công cụ hiệu quả nhằm theo đuổi các mục tiêu tự do hoá trong APEC. Các Đối thoại này giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau về những yêu cầu then chốt phục vụ cho việc hoạch định chính sách trong tương lai và tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành.

Hiện tại, các Đối thoại ngành nhằm thúc đẩy tự do hoá 2 trong số 15 lĩnh vực được APEC xác định nhằm mục đích tự do hoá từng ngành sớm hơn dự định và mang tính tự nguyện. Đó là các ngành ôtô và hoá chất. Các quan chức chính phủ có liên quan đến thương mại và chính sách điều tiết, quản lý trong APEC sẽ tham gia bàn luận cùng các đại diện của các ngành về các vấn đề nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh cho từng ngành cụ thể. Ngoài ra, APEC còn thiết lập cơ chế đối thoại kim loại màu nhằm tạo sự hợp tác và tương tác giữa các đại diện của khu vực công và khu vực tư trong lĩnh vực điều tiết chính sách liên quan đến thương mại và thúc đẩy thương mại kim loại màu, khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của ngành này trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.

Những khuyến nghị đưa ra bởi các Đối thoại ngành được báo cáo lên Uỷ ban Thương mại và Đầu tư (CTI), tiếp đó Uỷ ban này chuyển những thông

65

tin phù hợp lên Hội nghị các quan chức cấp cao, Hội nghị cấp bộ trưởng và cấp lãnh đạo APEC. Các nền kinh tế thành viên APEC sẽ xem xét việc thực hiện những khuyến nghị này phù hợp với các nguyên tắc linh hoạt, tự nguyện và đồng thuận trong APEC đối với hoạt động thuận lợi hoá thương mại và hợp tác kinh tế kỹ thuật.

Đối thoại ôtô

Ngành công nghiệp ôtô là một ngành đóng vai trò quan trọng trong thương mại toàn cầu. Theo số liệu của Ban Thư ký APEC, những năm gần đây, các sản phẩm ôtô đã chiếm tới 10% kim ngạch thương mại toàn cầu. Đối thoại ôtô trong APEC là một diễn đàn nơi các quan chức chính phủ và đại diện cấp cao ngành công nghiệp ôtô của các nền kinh tế thành viên APEC cùng làm việc để thiết lập những chiến lược tăng tính hội nhập và sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô trong khu vực. Đối thoại ôtô cũng được thiết lập bởi tính ảnh hưởng bao trùm và liên đới của ngành công nghiệp ôtô và những lợi ích to lớn mà nó đem đến cho các nhiều nền kinh tế khi tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại ngành công nghiệp này. Đối thoại ôtô họp 1 lần/ năm, lần đầu tiên vào năm 1999 tại Inđônêxia. Từ khi thiết lập cho đến nay, các bên tham gia Đối thoại ôtô đã thảo luận về tình hình hiện tại của ngành công nghiệp ôtô trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, xác định những rào cản đối với sự phát triển của ngành nghề, và thiết lập những cơ chế hợp tác hiệu quả cho các nền kinh tế APEC nhằm giải quyết và giảm thiểu những trở ngại.

Mục tiêu của Đối thoại ôtô là nhằm tăng cường nỗ lực hợp tác của các bên tham gia để thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của ngành công nghiệp ôtô trong khu vực và đưa ra những khuyến nghị mang tính thực tiễn cao cho Hội nghị Bộ trưởng Thương mại APEC. Kể từ năm 2001 Đối thoại đã tái cơ cấu thành các Nhóm công tác về các vấn đề cụ thể để có thể đưa ra những

66

khuyến nghị ngành nghề có tính thực tiễn cao hơn và tập trung hơn vào các lĩnh vực cần quan tâm.

Đối thoại ôtô hiện có 7 nhóm công tác, đó là: Quyền sở hữu trí tuệ; Hài hoà hoá các quy định về an toàn đường bộ; Hải quan và Thuận lợi hoá thương mại; Hợp tác kinh tế - kỹ thuật; Công nghệ thông tin; Tiếp cận thị trường; và

Một phần của tài liệu Tham gia hợp tác APEC của cộng đồng doanh nghiệp - thực trạng và giải pháp cho Việt Nam (Trang 61 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)