SVTH: Lâm Tú Quyên 41 Theo kết quả kiểm định hệ số tương quan, ta thấy giá trị sig của các biến độc lập so với biến phụ thuộc đều nhỏ hơn 0,05 (Bảng 3.7), điều đó chứng tỏ rằng các biến độc lập TTT, SN, TR có mối tương quan với các biến phục thuộc BI.
Bảng 3.7: Bảng kiểm định hệ số tương quan
SN TR TTT BI SN Pearson Correlation 1 .482(**) .300(**) .491(**) Sig. (2-tailed) .000 .002 .000 N 100 100 100 100 TR Pearson Correlation .482(**) 1 .515(**) .669(**) Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 N 100 100 100 100 TTT Pearson Correlation .300(**) .515(**) 1 .544(**) Sig. (2-tailed) .002 .000 .000 N 100 100 100 100 BI Pearson Correlation .491(**) .669(**) .544(**) 1 Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 N 100 100 100 100
** Tương quan ở mức ý nghĩa 0.01
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 3.2.2.2.1 Phân tích hồi qui đa biến
Phân tích hồi qui được thực hiện với ba biến độc lập là tính thuận tiện (ký hiệu TTT), quy chuẩn chủ quan (ký hiệu SN), sự tin tưởng (ký hiệu TR) và một biến phụ thuộc là xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến (ký hiệu BI). Kết quả phân tích hồi qui cho thấy hệ số R2 hiệu chỉnh bằng 0.518 (lớn hơn 0.5) (Bảng 3.8), nghĩa là mô hình có thể giải thích được 51,8% cho tổng thể về mối liên hệ giữ các yếu tố ảnh hưởng đến
SVTH: Lâm Tú Quyên 42 hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên. Kết quả kiểm định Durbin-Watson cho trị số 1.872, gần bằng 2, chứng tỏ không có tương quan chuỗi bậc 1 trong mô hình (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Bảng 3.8: Bảng đánh giá mức độ phù hợp của mô hình
Model R R Square
Adjusted R Square
Std. Error of
the Estimate Durbin-Watson
1 .730(a) .533 .518 .72795 1.872
a Predictors: (Constant), TR, SN, TTT b Dependent Variable: BI
Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Kiểm định F cho thấy giá trị của sig rất nhỏ (sig = 0.000 < 0.05) (Bảng 3.9) nên mô hình phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được.
Bảng 3.9: Bảng kiểm định ANOVA về độ phù hợp của mô hình
Mod el Sum of Squares df Mean Square F Sig. 1 Regressio n 58.039 3 19.346 36.509 .000(a) Residual 50.871 96 .530 Total 108.910 99 a Predictors: (Constant), TR, SN, TTT b Dependent Variable: BI Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Kết quả hồi qui cho thấy không có hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra với các hệ số VIF của mỗi biến lớn nhất là 1.622 (nhỏ hơn 10), khi VIF vượt quá 10 thì đó là dấu hiệu của đa cộng tuyến (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008). Ngoài ra, ta còn thấy ba biến độc lập có giá trị sig đều nhỏ hơn 0.05, điều đó cho thấy ở độ tin cậy 95% các biến độc lập đều ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
SVTH: Lâm Tú Quyên 43
Bảng 3.10: Bảng kết quả hồi qui
Model Unstandardized Coefficients Standardi zed Coefficie nts t Sig. Collinearity Statistics B Std.
Error Beta Tolerance VIF
1 (Constant) .132 .366 .360 .719 TTT .285 .090 .257 3.155 .002 .731 1.368 SN .183 .072 .202 2.527 .013 .764 1.309 TR .472 .095 .439 4.944 .000 .616 1.622 a Dependent Variable: BI Nguồn: Kết quả xử lý SPSS
Từ kết quả hồi qui, ta có phương trình hồi qui như sau: BI = 0.132 + 0.257*TTT + 0.202*SN + 0.439*TR
3.2.2.2.1 Kiểm định giả thuyết
Từ kết quả hồi qui, ta tiến hành kiểm định giả thuyết đã đưa ra ở trên. Ta thấy rằng các hệ số Beta đều dương chứng tỏ mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc là mối quan hệ cùng chiều. Trong đó, sự tin tưởng (TR) là yếu tổ ảnh hưởng lớn nhất đến xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến (BI) với hệ số Beta = 0.439, sig = 0.000 (<0.05). Điều này có nghĩa khi các yếu tố khác không đổi, nếu sự tin tưởng tăng lên
SVTH: Lâm Tú Quyên 44 một đơn vị thì xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến tăng lên 0.439 đơn vị nên giả thuyết H3 được chấp nhận. Tương tự như trên thì các giả thuyết H1, H2 cũng được chấp nhận.
Bảng 3.11: Kết quả kiểm định các giả thuyết
Giả thuyết Kết quả kiểm định
Giả thuyết H1: Tính thuận tiện có mối tương quan dương đối với xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến.
Chấp nhận (p=0.02) Giả thuyết H2: Quy chuẩn chủ quan có mối tương quan dương
đối với xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến
Chấp nhận (p=0.013) Giả thuyết H3: Sự tin tưởng có mối tương quan dương đối với
xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến.
Chấp nhận (p=0.00)
SVTH: Lâm Tú Quyên 45
TỔNG KẾT CHƢƠNG 3
Chương này trình bày kết quả kiểm định các thang đo yếu tố tác động hành vi mua sắm trực tuyến của sinh viên tại TP.HCM và mô hình nghiên cứu. Kết quả cho thấy các thang đo đều đạt độ tin cậy. Sau khi phân tích nhân tố khám phá EFA thì hai nhân tố thái độ đối với mua sắm trực tuyến (ATT) và cảm nhận sự tự chủ trong hành vi (PBC) được gộp lại thành một nhân tố mới, đặt tên là tính thuận tiện.
Mô hình sau khi điều chỉnh cho thấy có sự tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Kết quả phân tích hồi qui cho thấy tính thuận tiện, quy chuẩn chủ quan và sự tin tưởng đều tác động đến xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến, trong đó sự tin tưởng tác động mạnh nhất đến xu hướng hành vi. Hơn nữa, các giả thuyết đề ra trong mô hình đều được chấp nhận. Chương tiếp theo sẽ trình bày giải pháp cho các doanh nghiệp thương mại điện tử vừa và nhỏ tại Việt Nam.
SVTH: Lâm Tú Quyên 46
CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP CHO CÁC DOANH NGHIỆP
THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VỪA VÀ NHỎ TẠI VIỆT NAM