2.1.1 Thông tin cơ bản
- Tên công ty: Công ty TNHH ZIM - Tên giao dịch: ZIM CO.,LTD
- Địa chỉ: 68/47 Đoàn Văn Bơ, Phường 9, Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. - Mail: info@thezim.net
- Website: www.thezim.net
2.1.2 Triết lý kinh doanh
Với khát vọng trở thành đối tác chiến lược không thể thiếu của mọi doanh nghiệp. Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ đầu tiên, chất lượng với tiêu chí: Sáng tạo, Hiệu quả và Tiết kiệm.
2.1.3 Các dịch vụ của công ty
- Multimedia: Với đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp, mỗi sản phẩm là một tác phẩm
nghệ thuật. Chúng tôi đề cao hiệu quả, chất lượng và tính mỹ thuật trong từng sản phẩm được tạo ra.
o Thiết kế sáng tạo
o Hệ thống nhận diện
o Thiết kế đa phương tiện
o Thiết kế website
o Game flash
o Video Marketing
- Online Branding: Đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm của ZIM có thể xử lý tất
cả các yêu cầu – từ thực hiện các kế hoạch đơn giản cho đến triển khai các chương trình truyền thông phức tạp.
SVTH: Lâm Tú Quyên 23
o Tạo chiến dịch marketing
o Truyền thông trực tuyến
o Social Media
o SEO & Google Adwords
o Quảng cáo Facebook
- Graphic Design: Giải pháp phát triển thương hiệu trực tuyến toàn diện với chi phí
phù hợp từng doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tạo được thương hiệu mạnh trên môi trường Internet.
o Chiến lược thương hiệu
o Định vị thương hiệu số
o Chiến lược nội dung
o Triển khai và giám sát
o Phân tích và báo cáo
- Social Media: Để thương hiệu của bạn được nhận biết, yêu quý và thần tượng là nhiệm vụ của ZIM. Chúng tôi giúp bạn quản lý khách hàng theo cách đơn giản, hiệu quả và có tổ chức hơn.
o Tư vấn chiến lược
o CRM platform
o SMS Marketing
o Email Marketing
o Triển khai và báo cáo
2.1.4 Cơ cấu tổ chức
SVTH: Lâm Tú Quyên 24
Hình 2.1: Bộ máy quản lý công ty TNHH ZIM
Nguồn: Tài liệu Quản lý Nhân sự
Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH ZIM được thiết kế gọn nhẹ, trực tiếp đảm nhận công việc kinh doanh gồm: Giám đốc, Phòng Marketing, Phòng Kinh doanh, Phòng Thiết kế, Phòng Kỹ thuật. Tổng cộng nhân viên gồm 14 người gồm cả giám đốc.
- Giám đốc: 1 người
- Phòng Marketing: 7 người - Phòng Kinh doanh: 2 người - Phòng Thiết kế: 2 người - Phòng Kỹ thuật: 2 người
2.1.4.2Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
- GIÁM ĐỐC
Là người điều hành và chịu trách nhiệm pháp lý cao nhất trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Là người có quyền hạn cao nhất và đưa ra các quyết định quan trọng của công ty dưới sự hỗ trợ và tham mưu của các phòng ban.
Là người trực tiếp ký kết hợp đồng với các đối tác kinh doanh.
GIÁM ĐỐC PHÒNG MARKETING PHÒNG KINH DOANH PHÒNG THIẾT KẾ PHÒNG KỸ THUẬT
SVTH: Lâm Tú Quyên 25
- PHÒNG MARKETING
Phòng Marketing của công ty ZIM bao gồm ba nhân viên: Account Manager, nhân viên PR và Social Media Executive.
Nhiệm vụ chính của phòng marketing là lập kế hoạch marketing tích hợp và triển khai thực hiện trên nhiều phương tiện truyền thông số, quản lý và phát triển các dịch vụ của công ty, hỗ trợ phòng kinh doanh trong việc lập kế hoạch để trình bày với khách hàng, marketing nội bộ.
- PHÒNG KINH DOANH
Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm chính về tình hình kinh doanh của công ty, đảm bảo đạt được mục tiêu đã đề ra theo từng quý, từng năm.
Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là đại diện công ty để trình bày, bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty cho các khách hàng tiềm năng.
Có trách nhiêm tìm kiếm, mở rộng khách hàng cho công ty Đào tạo đội ngũ bán hàng chuyên nghiệp.
- PHÒNG THIẾT KẾ
Phòng thiết kế gồm hai nhân viên: Thiết kế website và thiết kế đồ họa.
Nhiệm vụ của phòng thiết kế là thiết kế ra các sản phẩm chất lượng, có tính mỹ thuật cao hỗ trợ cho các dự án của công ty như giao diện website, hệ thống nhận diện, game flash…
- PHÒNG KỸ THUẬT
Phát triển các ứng dụng website, phối hợp với thiết kế để xây dựng website cho khách hàng, hỗ trợ các vấn đề kỹ thuật như mạng internet, các vấn đề về máy tính trong công ty.
SVTH: Lâm Tú Quyên 26
2.2 Các dự án tiêu biểu của công ty
- WeChat là một trong những ứng dụng chat bằng giọng nói và văn bản hàng đầu
hiện nay. Ngay từ khi đặt chân vào Việt Nam, ZIM đã tư vấn và thực hiện Social Media thành công theo phong cách “Tám kiểu mới”. WeChat đã tạo được ấn tượng trong cộng đồng mobile Việt Nam.
Dịch vụ: Forum seeding, Facebook, Zing Me
Hình 2.2: Dự án WeChat
Nguồn: Hồ sơ khách hàng
- O’star – thương hiệu snack được giới trẻ yêu thích – đã phối hợp cùng ZIM đẩy mạnh chiến dịch viral marketing và seeding forum trong chiến dịch “ Ăn O’star gặp KPOP Star”. Với chiến lược Marketing hợp lý, nhắm đúng phân khúc khách hàng đã nhận được thành công rực rỡ với sự háo hức tham gia của hàng triệu người. Dịch vụ: Forum seeding
Hình 2.3: Dự án O’star
SVTH: Lâm Tú Quyên 27 - Lotteria – thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thức ăn nhanh – với mong muốn
mang đến cho khách hàng một món ăn tinh thần hoàn toàn mới mang tên Social Movie lần đầu tiên tại Việt Nam. Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, ZIM đã tư vấn lựa chọn phân khúc khách hàng mục tiêu và xây dựng chiến lược Digital Marketing thành công.
Dịch vụ: Social Movie, Forum seeding
Hình 2.4: Dự án Lotteria
Nguồn: Hồ sơ khách hàng
- Elextrolux – một thương hiệu hàng đầu trên toàn cầu trong ngành gia dụng và công
nghiệp – đã được ZIM xây dựng một chương trình marketing hiệu quả góp phần tích cực vào doanh thư của công ty
Dịch vụ: Event
Website: Electrolux.vn
Hình 2.5: Dự án Electrolux
.
SVTH: Lâm Tú Quyên 28 - Nằm trong chiến dịch “Be U with Honda”, cuộc thi tìm kiếm tài năng trẻ của
Honda tạo cơ hội thể hiện chính mình thông qua thông điệp “Sống đam mê – Sống thể hiện cho các bạn trẻ khắp nước. ZIM tự hào là đôi tác truyền thông mang cuộc thi BeU đến gần mọi người hơn
Dịch vụ: Forum seeding
Hình 2.6: Dự án “Be U with Honda”
Nguồn: Hồ sơ khách hàng
- Thương hiệu DTDĐ Mobiistar đã chính thức ra mắt từ 5/2009 đã và đang chiếm được thị phần và cảm tình của người dùng dành riêng cho thương hiệu, phát triển từ con số 12 sản phẩm lên đến 85 sản phẩm hiện nay. Trên nỗ lực xây dựng hình ảnh, Mobiistar đã lựa chọn ZIM là đối tác truyền thông chính, xây dựng Social Media plan toàn diện cho các dòng sản phẩm: điện thoại 3D, S01, S02, máy tính bảng Touch LAI và nhiều sản phẩm khác.
Dịch vụ: Facebook, Zing Me, Forum Seeding, Thiết kế Microsite, Event
Hình 2.7: Dự án Mobiistar
SVTH: Lâm Tú Quyên 29
TỔNG KẾT CHƢƠNG 2
Chương này giới thiệu về công ty tôi đang thực tập: Công ty TNHH ZIM. ZIM được thành lập vào tháng 09 năm 2010 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Công ty chuyên cung cấp cho khách hàng dịch vụ giải pháp xây dựng thương hiệu trực tuyến. Sau ba năm thành lập, công ty đã đạt được những thành công nhất định và nhận được sự tin tưởng từ đối tác với những dự án đã thực hiện thành công và đạt hiệu quả cao.
Với khát vọng trở thành đối tác chiến lược không thể thiếu của mọi doanh nghiệp. ZIM cam kết cung cấp dịch vụ đầu tiên, chất lượng với tiêu chí: Sáng tạo, Hiệu quả và Tiết kiệm.
Môi trường làm việc thoải mái, sáng tạo nhưng đòi hỏi những kỹ năng giải quyết công việc cao, trách nhiệm cao. Nhờ đó, tôi đã học hỏi được rất nhiều về kỹ năng làm việc và bổ sung các kiến thức chuyên môn trong hơn một tháng thực tập tại đây.
SVTH: Lâm Tú Quyên 30
CHƢƠNG 3: MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu được trình bày trong Hình 3.1 và tiến độ thực hiện được trình bày trong Bảng 3.1
Bảng 3.1: Tiến độ thực hiện các nghiên cứu
Bƣớc Dạng nghiên cứu Phƣơng pháp Kỹ thuật thu thập dữ liệu
Thời gian Địa điểm
1 Khám phá Định tính Thảo luận nhóm 24/03/2014 TP.HCM 2 Chính thức Định lượng Phỏng vấn trực tiếp 25/03/2014 đến 30/03/2014 TP.HCM
Hình 3.1: Qui trình nghiên cứu
Thang đo gốc Thảo luận nhóm điều chỉnh Thang đo chính thức Định lượng (n = 100)
Phân tích hồi quy, kiểm định mô hình
Kiểm tra trọng số EFA, nhân tố và phương sai trích
Phân tích tương quan giữa các nhân tố phù hợp Kiểm định Cronbach alpha
SVTH: Lâm Tú Quyên 31 Thái độ mua sắm trực tuyến (ATT) Cảm nhận sự tự chủ trong hành vi (PBC) Sự tin tưởng (TR) Quy chuẩn chủ quan (SN) Xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến (BI) H2
3.2 Mô hình nghiên cứu
3.2.1 Giới thiệu mô hình nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu này được thực hiện dựa trên mô hình tích hợp mở rộng lý thuyết của hành vi dự định (TPB) với một yếu tố bổ sung – sự tin tưởng của Shyh- Hwang Lee & Hoang Thi Bich Ngoc (2010). Theo mô hình, hành vi mua sắm trực tuyến gồm năm thành phần chính: Thái độ mua sắm trực tuyến, Quy chuẩn chủ quan,
Cảm nhận sự tự chủ trong hành vi, Sự tin tưởng và Xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến. Trong đó, Xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến là biến phụ thuộc trực tiếp vào các biến còn lại.
Hình 3.2:Mô hình tích hợp mở rộng lý thuyết của hành vi dự định (TPB) với một yếu tố bổ sung – sự tin tưởng
SVTH: Lâm Tú Quyên 32 Các giả thuyết:
H1: Thái độ mua sắm trực tuyến có mối tương quan dương với xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến.
H2: Quy chuẩn chủ quan có mối tương quan dương với xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến.
H3: Cảm nhận sự tự chủ trong hành vi có mối tương quan dương với xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến.
H4: Sự tin tưởng có mối tương quan dương với hành vi mua sắm trực tuyến.
H5: Sự tin tưởng có mối tương quan dương với thái độ mua sắm trực tuyến.
Mô hình gồm 5 thang đo được đo lường thông qua 17 biến quan sát như sau:
Bảng 3.2: Bảng thang đo gốc các nhân tố
YẾU TỐ
TÁC ĐỘNG BIẾN QUAN SÁT
Thái độ mua sắm trực tuyến
ATT1: Tôi nghĩ mua sắm trực tuyến là tốt cho tôi. ATT2: Tôi nghĩ mua sắm trực tuyến thích hợp cho tôi. ATT3: Tôi nghĩ mua sắm trực tuyến có lợi cho tôi.
ATT4: Tôi có những quan điểm tích cực về việc mua sắm trực tuyến
Quy chuẩn
chủ quan
SN1: Gia đình nghĩ tôi nên mua sắm trực tuyến. SN2: Bạn trai/gái nghĩ tôi nên mua sắm trực tuyến.
SVTH: Lâm Tú Quyên 33 SN4: Đồng nghiệp nghĩ tôi nên mua sắm trực tuyến.
SN5: Những người thân nghĩ tôi nên mua sắm trực tuyến.
Cảm nhận sự tự chủ trong hành vi
PBC1: Mức độ bạn bị điều khiển mà bạn cảm nhận khi sử dụng mua sắm trực tuyến quá nhiều.
PBC2: Mức độ bạn cảm nhận nếu bạn mua sắm trực tuyến ngoài tầm kiểm soát của bạn.
PC3: Không bị ảnh hưởng gì ngay cả khi có mua sắm trực tuyến hay không.
Sự tin tƣởng TR1: Tôi nghĩ website này hoạt động có uy tín. TR2: Website này hoạt động trung thực và rõ ràng.
Xu hƣớng hành vi mua sắm trực tuyến
BI1: Tôi sẽ mua sắm trực tuyến nhưng không biết khi nào.
BI2: Tôi dự định mua sắm trực tuyến khi có nhu cầu trong tương lai.
BI3: Tôi chắn chắn mua sắm trực tuyến trong tương lai.
Nguồn: Shyh-Hwang Lee & Hoang Thi Bich Ngoc (2010)
3.2.2 Điều chỉnh thang đo
Thang đo trong nghiên cứu này được điều chỉnh từ các thang đo gốc dựa trên cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng. Từ đó điều chỉnh cho phù hợp với thị trường Việt Nam, cụ thể là Thành phố Hồ Chí Minh. Có năm khái niệm nghiên cứu được sử dụng trong nghiên cứu này, đó là thái độ đối với mua sắm trực tuyến, ký hiệu là ATT,
SVTH: Lâm Tú Quyên 34 quy chuẩn chủ quan (SN), cảm nhận sự tự chủ trong hành vi (PBC), sự tin tưởng (TR), và xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến (BI).
Tất cả các biến quan sát trong thang đo được đo lường bằng thang đo Likert 6 điểm, với sự lựa chọn từ 1 đến 6 như sau:
1. Hoàn toàn không đồng ý 2. Không đồng ý
3. Hơi không đồng ý 4. Hơi đồng ý
5. Đồng ý
6. Hoàn toàn đồng ý
Như đã trình bày ở phần phương pháp nghiên cứu ở phần mở đầu, mô hình và thang đo được điều chỉnh thông qua nghiên cứu khám phá, bằng phương pháp định tính sao cho phù hợp với thị trường Thành phố Hồ Chí Minh. Qua kết quả thảo luận nhóm, thang đo được điều chỉnh như sau:
Bảng 3.3: Bảng thang đo chính thức các nhân tố
Thang đo thái độ đối với mua sắm trực tuyến
Tôi cảm thấy thoải mái khi mua sắm trực tuyến ATT1 Tôi nghĩ mua sắm trực tuyến thuận tiện ATT2 Mua sắm trực tuyến giúp tôi tiết kiệm thời gian ATT3 Tôi nghĩ mua sắm trực tuyến có rất nhiều lợi ích ATT4
Thang đo quy chuẩn chủ quan
Gia đình khuyên tôi nên mua sắm trực tuyến SN1 Bạn bè khuyên tôi nên mua sắm trực tuyến SN2 Đồng nghiệp khuyên tôi nên mua sắm trực tuyến SN3 Bạn trai/gái khuyên tôi nên mua sắm trực tuyến SN4
SVTH: Lâm Tú Quyên 35
Thang đo cảm nhận sự tự chủ trong hành vi
Đối với tôi, việc mua sắm trực tuyến là dễ dàng PBC1 Việc mua sắm trực tuyến hoàn toàn do tôi quyết định PBC2
Thang đo sự tin tƣởng
Tôi cảm thấy tin tưởng những trang web có đầy đủ thông tin về sản phẩm, người bán
TR1
Tôi cảm thấy tin tưởng hình thức thanh toán trực tuyến TR2 Tôi cảm thấy tin tưởng vào những người bán trên mạng TR3
Thang đo xu hƣớng hành vi mua sắm trực tuyến
Tôi có ý định mua sắm trực tuyến BI1
Tôi có ý định mua sắm trực tuyến thường xuyên BI2 Tôi có ý định khuyên bạn bè mua sắm trực tuyến BI3
3.2.3 Mẫu nghiên cứu
Mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bảng câu hỏi chi tiết với kích thước mẫu n = 100. Tổng sổ bảng câu hỏi thu về là 100, tất cả đều hợp lệ, trả lời đầy đủ các câu hỏi và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu được đưa vào phân tích.
3.3 Kết quả nghiên cứu
3.3.1 Đánh giá sơ bộ của thang đo
Thang đo được đánh giá thông qua các phương pháp: đánh giá độ tin cậy bằng hệ số Cronbach alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA
3.3.1.1 Kết quả Cronbach alpha
Kết quả Cronbach alpha cho thấy có năm thang đo đạt độ tin cậy cần thiết là thái độ đối với mua sắm trực tuyến, quy chuẩn chủ quan, cảm nhận sự tự chủ trong hành vi,
SVTH: Lâm Tú Quyên 36 sự tin tưởng và xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến. Các hệ số tương quan biến-tổng của bốn thang đo trên đều cao (nhỏ nhất là biến PBC1, PBC2 = .442). Cronbach alpha của các thang đo trên đều cao, nhỏ nhất là thang đo cảm nhận sự tự chủ trong hành vi (.612). Cụ thể là Cronbach alpha của thang đo thái độ đối với mua sắm trực tuyến ATT là .826; của quy chuẩn chủ quan SN là .893, của cảm nhận sự tự chủ trong hành vi là .612, của sự tin tưởng TR là .708, của xu hướng hành vi mua sắm trực tuyến BI là .809 (Bảng 3.4). Vì vậy, tất cả các biến quan sát đều được sử dụng trong phân tích EFA tiếp theo.
Bảng 3.4: Cronbach alpha của các khái niệm nghiêm cứu