Chuyển nghĩa ẩn dụ trong Việt Bắc và Gió lộng

Một phần của tài liệu Từ vựng trong thơ tố hữu ( khảo sát qua hai tập việt bắc và gió lộng ) (Trang 53)

7. Cấu trúc của luận văn

3.1. Chuyển nghĩa ẩn dụ trong Việt Bắc và Gió lộng

Thống kê hai tập thơ Việt BắcGió lộng, chúng tôi xác định được ở tập thơ Việt Bắc có 63 lần nhà thơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ, ở tập Gió lộng

100 lần nhà thơ sử dụng hình ảnh ẩn dụ. Như vậy, chúng ta có thể thấy ẩn dụ xuất hiện khá nhiều trong hai tập thơ, tuy nhiên ở mỗi tập thơ, tần số của nó xuất hiện không đồng đều, và cách thức biểu đạt ở hai tập thơ cũng không hoàn toàn giống nhau. Nhà thơ có cách lựa chọn các hình ảnh ẩn dụ mang tính đặc thù riêng của thế giới nghệ thuật trong thơ ông, tạo ra những kiểu ẩn dụ hết sức phong phú, đa dạng và phổ biến. Trong tập thơ Việt Bắc cái tôi của nhà thơ ẩn mình sau quần chúng nhân dân, hình tượng Tổ quốc, Đất nước, Chiến khu, được miêu tả thật là quần chúng nhân dân; hướng về nhân dân, nên ngôn ngữ trong tập thơ này rất gần gũi, giản dị với quần chúng nhân dân nên tác giả ít sử dụng hình ảnh ẩn dụ hơn tập Gió lộng. Sang đến tập thơ Gió lộng đó là sự kết tinh chất trữ tình sôi nổi của Từ ấy và chất hiện thực cụ thể của Việt Bắc, nhà thơ đã khai thác những nguồn cảm hứng lớn, cảm hứng lãng mạn phơi phới cùng với khuynh hướng sử thi đậm nét nên tác giả đã sử dụng nhiều hình ảnh ẩn dụ hơn tập thơ Việt Bắc.

3.1.1. Trong các kiểu ẩn dụ thực hiện tại hai văn bản thơ được khảo sát, có rất nhiều hình ảnh ẩn dụ chỉ về hiện tượng thiên nhiên kì vĩ, thể hiện cảm hứng mang tính chất sử thi thần thoại.

Ví dụ: sao thiêng, lời nước non, lửa vui, hồn biển lớn, thác lửa căm hờn, núi vọng sông rền, sông lửa, xương sắt da đồng, trăm tay nghìn mắt, tự do đã nở hoa hồng, đất rung, ngàn năm xưa nước non Hồng, thiên thu Hồn Nước, bốn nghìn năm, núi Thiên Thai, thần Phù Đổng, sơn hà, đôi hài vạn dặm, đôi cách thần tiên, tâm hồn gang thép,bay bổng diệu kỳ, ánh sáng hồng, thần linh, thiên thần, thánh thần, bàn tay thần diệu, đôi mắt thần, đường gai góc, đường nở ngực, lòng mạnh hơn sông, gan to hơn núi, đường thép, huyền diệu, thiên tài, biển bao la, thiên đường, mây bồng, mặt ngọc, trái tim hồng, vườn hồng, biên cương nổi lửa, hồi sinh, núi càng rung, biển càng sôi, xuất

binh, chói sáng nghìn thu, thiên sử vàng, nàng tiên, đường nở ngực, bình minh hửng đỏ, Thành đồng, nghìn sương muôn tuyết, cuộc bể dâu,…

Những hình ảnh trên gợi cho ta cảm giác suy tưởng về những cái lớn lao, mang kích thước của vũ trụ, mang tâm hồn của thời đại, chỉ lý tưởng cách mạng, chỉ những tình cảm lớn, những hành động phi thường của con người và đất nước trong thời đại hào hùng của dân tộc trong hai cuộc kháng chiến thần thánh với những chiến công hiển hách. Thời đại đã sinh ra những anh hùng, những “chàng Thạch Sanh của thế kỷ XX”. Do đó cảm hứng ngợi ca cách mạng là cảm hứng chủ đạo của hai tập thơ. Do vậy, những hình ảnh ẩn dụ mang tính thời đại, lớn lao, kỳ vĩ, huyền thoại hay những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng cho cái đẹp, cho những giá trị vững bền, vĩnh cửu, như hình ảnh mặt trời, ngôi sao, vàng, ngọc,… Điều đó cũng góp phần tạo nên phong cách mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn cách mạng.

3.1.2. Những hình ảnh ẩn dụ "động hóa" và nhân hóa tràn đầy cảm xúc, trạng thái mạnh mẽ, mê say, giàu nhiệt huyết như:

Mắt Bác Hồ cười, lửa vui, gió lộng, chim reo, gà mừng, tai thao thức, rung rinh quả ngọt, đường thơm tho, đường óng ả, ga hồng đôi má, ngọc sáng ngời, tươi ánh thép, hồn ta chạy, hồn biển lớn, ánh sáng hồng tươi, tâm hồn gang thép, chân trời hừng hực, con đò đủng đỉnh, vầng ráng đẹp, dòng nhiệt huyết, con đường ca hát, mùa xuân ấm áp,…

Tố Hữu là nhà thơ cách mạng. Thơ ông trong thời kỳ đấu tranh cách mạng là ngọn lửa bùng lên trong tâm hồn một thanh niên trẻ lòng yêu nước, yêu đời, yêu lý tưởng cách mạng, luôn muốn được cống hiến cho cách mạng, những hình ảnh ẩn dụ trong thơ cũng không nằm ngoài những tình cảm giàu nhiệt huyết này. Đó là những hình ảnh ẩn dụ ca ngợi về Đảng quang vinh:

Đảng chói lọi, trăm tay nghìn mắt, xương sắt da đồng: Đảng ta đó , trăm tay nghìn mắt

Đảng ta đây, xương sắt da đồng ………

Con đường cách mạng trường kỳ Ba mươi năm ấy, bước đi vững vàng

(Ba mươi năm đời ta có Đảng – Gió lộng)

Bên cạnh hình ảnh của Đảng là hình ảnh ngọn cờ cách mạng. Ở trong hai tập thơ này tác giả đã dùng biện pháp ẩn dụ để nhân hoá lên hình ảnh của lá cờ. Lá cờ mang ý nghĩa biểu tượng thiêng liêng trong đời sống tâm linh của bất cứ dân tộc nào trên thế giới. Đối với người Việt Nam, lá cờ màu đỏ, sao vàng có ý nghĩa lớn lao, đó là ngọn cờ mang trên mình cả lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước hào hùng của dân tộc. Nó tượng trưng cho niềm tin và chiến thắng, cho sự trường tồn bất diệt của đất nước:

Cờ son lên đổi ngôi, cờ bay quanh tóc bạc Bác Hồ, ngọn cờ đỏ thắm, cờ hoa đỏ nắng, Quốc kỳ đỉnh tháp, sao bay mặt hồ, cờ đỏ sao vàng phơi phới bay, cánh sao vàng tung nở, cờ đỏ sông, ngọn cờ ta, cờ đỏ phất lên cao, chấp chới đỏ cờ sao, hai ngọn cờ đỏ máu thơm tươi, vươn mình lên rực rỡ dưới cờ hồng, cờ đỏ giương cao, cây cờ đỏ, rực rỡ sao vàng, cờ hồng vàng sao, sao vàng, cờ Đảng, ngọn cờ đó trên đầu phất phới, cờ đỏ ta lay động mọi miền,…

3.1.3. Tố Hữu sử dụng hình ảnh ẩn dụ nói về những con người trong kháng chiến với những phẩm chất cao đẹp và ý chí quyết tâm chiến thắng kẻ thù.

Những hình ảnh về con người trong thơ Tố Hữu gắn liền với sự phát triển của cách mạng, con người tham gia sự nghiệp đấu tranh vì độc lập tự do, chống bất công, áp bức, hy sinh vì nhân dân, vì Tổ quốc, bè bạn với một tình yêu vô tư, bao la, tinh khiết. Con người Việt Nam trong truyền thống dân tộc là con người có nghĩa khí, nhân ái, trí dũng, không chịu khuất phục trước kẻ thù…đã được tác giả sử dụng những hình ảnh ẩn dụ để

miêu tả về những con người ấy. Trong tập thơ Việt Bắc, con người chính trị thời đại gắn chặt với tâm hồn dân tộc của con người làng quê. Nhà thơ phát hiện những phẩm chất cách mạng của con người Việt Nam: tích cực, lạc quan, tự tin và tin tưởng, biết ơn và chung thuỷ với cách mạng. Bước sang tập thơ Gió lộng, những con người mang tầm vóc đất nước, quốc gia, dân tộc đã chiến đấu giằng co dai dẳng với quân thù suốt mấy mươi năm, đã đổ máu cho sự sống còn của Đảng, của dân tộc mình.

Hành động chiến đấu, hy sinh của họ được thể hiện bằng những lối diễn tả của từ ngữ hết sức sinh động:

Chân cứng đạp rừng gai đá sắc, núi không đè nổi vai vươn tới, đêm mưa rình giặc, tai thao thức, lòng ngâm lên tiếng thơ, ngực gầy ôm vò sữa che mưa, trong sáng lòng anh xung kích, bắt sỏi đá phải thành sắn gạo, không gì vinh bằng chiến đấu dưới cờ, chúng ta chiến đấu hy sinh, tấm lòng son sắt, đinh ninh lời thề, nỗi niềm ngay thẳng, trắng trong, đầu nung lửa sắt, gan không núng, chí không mòn, dù bom đạn xương tan thịt nát, không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh, chúng ta con một cha, nhà một nóc, thịt với xương, tim óc dính liền, lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân, lòng ta vẫn vững là dân Cụ Hồ, chí ta lớn như biển đông trước mặt, lòng ta không giới tuyến, lòng ta chung một cơ đồ Việt Nam, nuôi chí bền, chí ta như núi Thiên Thai ấy, lòng ta như nước Hương Giang ấy, lòng ta vẫn cháy không nguôi, chí căm thù rèn thép làm roi, lửa chiến đấu cháy thành than lửa, máu hy sinh phải rửa thù này, bước chân ta vững như đồng như sắt, Bắc Nam ruột thịt tay chân, bao nhiêu đầu đã rụng, bao nhiêu ngực đã thủng, hồn chúng tôi quẩn quanh cùng đất nước, những đầu xanh gan góc, đứng lên thân cỏ, thân rơm, búa liềm không sợ súng gươm bạo tàn, Hồn Nước dựng thành cao muôn trượng, một dân tộc hai bàn tay trắng, đồng tâm là chiến thắng thành công, dân ta gan dạ anh hùng, trẻ là đuốc sống, già xông lửa đồn, đời hạnh phúc gian nan lắm

khúc, đời chiến tranh không lúc dừng chân, lửa gươm không thể cắt rời núi sông, sống cùng Đảng, chết không rời Đảng, tấm lòng son chói sáng nghìn thu, như lửa cháy trong lòng ta gió lộng,…

Hai cánh tay như hai cánh bay lên

Ngực dám đón những phong ba dữ dội

Chân đạp bùn không sợ các loài sên

(Mùa thu mới – Gió lộng)

Ngoài những từ ngữ được sử dụng theo cách vừa nêu trên, ngay cả vũ khí của ta cũng được gọi tên bằng cách ẩn dụ rất đặc biệt: đại bác - voi. Từ “voi” chỉ khẩu đại bác xuất hiện 37 lần trong tập thơ Việt Bắc. Trong tiếng hát của anh pháo binh chúng ta nghe như vang dội tiếng hò của người kéo gỗ, nó mang tinh thần chiến đấu của những người lao động.

...

Voi voi ơi

Voi đi đánh nhé

Voi gầm voi ré

Voi xé tơi bời!

Ta bế ta bồng

Voi lên ta vác Vai ta vai sắt Chân ta chân đồng

(Voi – Việt Bắc)

3.1.4. Hình ảnh trái tim, tình cảm con người – một hình ảnh ẩn dụ đẹp, khoẻ, dồi dào cảm xúc và giàu ý nghĩa.

Hình ảnh này được trở đi trở lại nhiều lần trong hai tập thơ của Tố Hữu. Trái tim thể hiện sự sống, bầu nhiệt huyết, làm biểu tượng cho những

cảm xúc mạnh mẽ thể hiện tâm hồn cao đẹp của mỗi con người. Đó là những trái tim luôn luôn mở ra cho Tổ quốc, Nhân dân và Cách mạng.

Khi trái tim ấy là biểu tượng của lãnh tụ thì nó thật sự lớn lao, cao cả, bao la, có sức mạnh lan toả khắp muôn nơi, bao trùm tất cả:

Người là Cha, là Bác, là Anh

Quả tim lớn lọc trăm dòng máu nhỏ

(Sáng tháng năm – Việt Bắc)

Trái tim thường là biểu tượng của những nhu cầu rung động riêng tư, trong thơ Tố Hữu, nó trở thành một không gian tập thể công cộng khi nói về Hồ Chủ tịch:

Bác ơi, tim Bác mênh mông thế Ôm cả non sông, mọi kiếp người

Tấm lòng của người chiến sĩ cách mạng luôn hướng về Đảng, nguyện cống hiến, hy sinh xương máu cho Đảng. Ở đấy là một khối hồng khao khát được hiến dâng cho lý tưởng cách mạng, cho đất nước, cho quê hương:

Sống cùng Đảng, chết không rời Đảng Tấm lòng son chói sáng nghìn thu Mặt trời có lúc mây mù

Trái tim kia vẫn đỏ bầu máu tươi!

(Ba mươi năm đời ta có Đảng – Gió lộng) Nhờ có Đảng đã chèo lái con thuyền cách mạng đi đến bến bờ thắng lợi, nhờ có Đảng chúng ta có thể ngẩng cao đầu trước mọi khó khăn, gian khổ:

Có gì đẹp trên đời hơn thế

Người yêu người, sống để yêu nhau Đảng cho ta trái tim giàu

Thẳng lưng mà bước, ngẩng đầu mà bay

Để biết ơn Đảng dìu dắt ngay từ khi tham gia hoạt động cách mạng, và từ đó Tố Hữu đã nguyện đi theo con đường của Đảng, ông đã phấn đấu không ngừng nghỉ để được chiến đấu dưới ngọn cờ của Đảng, trong trái tim giàu nhiệt huyết của ông Đảng luôn có một vị trí quan trọng:

Mà nói vậy: “Trái tim anh đó

Rất chân thật, chia ba phần tươi đỏ: Anh dành riêng cho Đảng phần nhiều Phần cho thơ, và phần để em yêu”.

(Bài ca mùa xuân năm 1961 – Gió lộng)

Và khi “trái tim vĩ đại” ấy chiến đấu đến giọt máu cuối cùng hy sinh cho Tổ quốc, cho quê hương. Chị Lý - hình ảnh người con gái Việt Nam anh dũng:

Ôi trái tim em, trái tim vĩ đại

Còn một giọt máu tươi còn đập mãi Không phải cho em. Cho lẽ phải trên đời Cho quê hương em. Cho Tổ quốc loài người!

(Người con gái Việt Nam – Gió lộng)

Tố Hữu đã miêu tả rất thành công mối quan hệ giữa Đảng và dân “Lòng dân yêu Đảng như là yêu con”, đó là một thứ tình cảm lớn. Bài thơ Mẹ Tơm, nói về một người mẹ cách vượt qua mọi hiểm nguy, nuôi giấu cán bộ của Đảng, “người mẹ khổ đã dành cơm” cho những người con cách mạng vì thế Mẹ ở đây không thuộc sở hữu của riêng ai mà là Mẹ chung:

Thương người cộng sản, căm Tây – Nhật Buồng Mẹ - buồng tim – giấu chúng con Đêm đêm chó sủa… Làng bên động? Bóng mẹ ngồi canh lẫn bóng cồn…

Trái tim trong thơ Tố Hữu cũng thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc. Cuộc đời của Mẹ Tơm được Tố Hữu miêu tả là cuộc đời rất đẹp, thật cảm động và chân thực biết chừng nào. Mẹ đã hy sinh cho cách mạng từ miếng cơm, giấc ngủ đến giọt máu của con mình. Nhưng “trái tim như ngọc sáng ngời” của Mẹ còn sáng mãi đến muôn đời sau:

Ôi bóng người xưa đã khuất rồi Tròn đôi nấm đất trắng chân đồi Sống trong cát chết vùi trong cát

Những trái tim như ngọc sáng ngời

(Mẹ Tơm – Gió lộng)

Bên cạnh đó, hình ảnh ẩn dụ “trái tim” còn thể hiện sự căm thù đối với những “thằng dạ chó, tanh hôi mặt người”, những “con thú dữ, Mỹ nuôi béo mã” :

Chị Diệu ơi!

Chị mất rồi, còn chúng tôi đây Đã nghe tiếng chị kêu hoài suốt đêm Căm thù cháy mãi trong tim

(Chị là người mẹ - Gió lộng)

3.1.5. Hình tượng không gian quan trọng nhất đóng vai trò hình tượng xuyên suốt trong thế giới thơ Tố Hữu là con đường cách mạng.

Con đường là biểu tượng của sự thống nhất của không gian và thời gian, là không gian vận động, không gian của con người đi tới , là đường hướng đi lên của đất nước, con đường luôn phát triển đi lên. Nếu như ở

Từ ấy, con đường có phần trừu tượng, nhưng sang tới tập thơ Việt Bắc, con đường còn ẩn dưới bước chân người chiến sĩ, từ chiến thắng Điện Biên Phủ, con đường cách mạng đã hiện ra rõ nét, thênh thang và chạy dài tít tắp:

Đường ta rộng thênh thang tám thước

Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên

Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên

Đường cách mạng dài theo khắng chiến Đến hôm nay đường xuôi về biển

Mới tinh khôi màu đất đỏ tươi Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!...

(Ta đi tới – Việt Bắc)

Nếu ở tập Việt Bắc hình ảnh con đường chủ yếu là những nẻo đường Việt Bắc, thì sang Gió lộng, con đường đã mở ra nhiều hướng, nhiều bình diện: Chặng đường qua đỏ máu, đường chiến thắng, đường thống nhất, đường lên hạnh phúc rộng thênh thênh, đường sang nước bạn…

- Hoa Ngọc Hà Trên đường rực nở Hương bay xa Thơm ngát

Đường ta.

- Đường hạnh phúc gian nan lắm khúc Đời đấu tranh không lúc dừng chân… - “Đường lên đỉnh núi Đắc Lay

Heo heo gió lạnh, sương dày vắng chim”. Biết ai mà hỏi mà tìm

Con đường xưa, của trái tim, đường này.

Đường đi từ tuổi thơ ngây

Nửa vòng thế kỷ, hôm nay đường về

Con đường thực sự là một không gian xã hội cho mọi người Việt Nam. Con đường cách mạng, con đường đất nước đang phát triển và lớn mạnh.

Đường nở ngực. Những hàng dương liễu nhỏ Đã lên xanh như tóc tuổi mười lăm

(Bài ca mùa xuân năm 1961- Gió lộng)

Đường nở ngực, hàng dương liễu, vừa tả con đường thực, những cây dương liễu mới trồng thực, vừa là những hình ảnh ẩn dụ nói đến cách mạng, đến những thành tựu bước đầu của cách mạng.

Yêu biết mấy những con đường ca hát Qua công trường mới dựng mái nhà son

(Mùa thu mới – Gió lộng)

Kỷ niệm ba mươi năm Đảng quang vinh, tổng kết lại đoạn đường dài đã đi qua, Tố Hữu miêu tả về con đường vinh quang, sáng ngời mai sau:

Đường càng đi đội ngũ càng đông

Một phần của tài liệu Từ vựng trong thơ tố hữu ( khảo sát qua hai tập việt bắc và gió lộng ) (Trang 53)