Nghĩa chuyển của từ với việc thể hiện tín hiệu thẩm mỹ ngườ

Một phần của tài liệu Từ vựng trong thơ tố hữu ( khảo sát qua hai tập việt bắc và gió lộng ) (Trang 78)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.2. Nghĩa chuyển của từ với việc thể hiện tín hiệu thẩm mỹ ngườ

người lính

a) Hơn nửa thế kỉ trôi qua, từ những ngày đầu trường kì chống Pháp đến nay, việc khám phá vẻ đẹp của người lính là niềm thôi thúc với nhiều người cầm bút. Mỗi thời mỗi nhà thơ, bằng cách riêng của mình đều cố thể hiện vẻ đẹp của người lính cụ Hồ.

Trong hai tác phẩm Việt Bắc và Gió lộng, hình tượng người lính nhiều lần được ẩn sau từ anh. Theo số liệu khảo sát của chúng tôi, từ anh xuất hiện khá nhiều trong hai tập thơ. Ở tập Việt Bắc là 101 lần, ở tập Gió lộng là 36 lần. Trong cả hai tập thơ, tín hiệu thẩm mỹ chỉ người lính đã được chuyển sang cả các từ khác như:

đồng chí 18 lần,

chiến sĩ 11 lần,

anh giải phóng quân 3 lần,

bộ đội 4 lần,

Anh vệ quốc quân 3 lần, chú đồng chí nhỏ 2 lần,

lính 8 lần,

lính Cụ Hồ 1 lần Ví dụ:

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Hoan hô đồng chí Võ Nguyên Giáp Hoan hô chiến sĩ Điện Biên

Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt

Năm mươi sáu ngày đêm, khoét núi ngủ hầm, mưa dầm , cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng Chí không mòn!

Và để làm nên chiến thắng vĩ đại:

Rực trời Điện Biên toàn thắng! Hoan hô chiến sĩ Điện Biên! Tiếng reo núi vọng sông rền

Đêm nay chắc cũng về bên Bác Hồ

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Gió lộng)

Trong hai tập thơ Việt Bắc, Gió lộng, hình ảnh anh bộ đội hiện lên đẹp đẽ nhất là con người đi lên, xốc tới.

Rất đẹp hình anh lúc nắng chiều Bóng dài trên đỉnh dốc cheo leo

Núi không đè nổi vai vươn tới

Lá nguỵ trang reo với gió đèo.

(Lên Tây Bắc – Việt Bắc) Anh bộ đội pháo binh:

Ta đi qua rừng Lau tre san sát

Voi nghe ta hát Núi dội vang lừng! Ta đi lên đèo Ta leo lên dốc

Voi ơi khó nhọc Khó nhọc cũng trèo!

(Voi – Việt Bắc) Người chủ mới của đất nước:

Hai cánh tay như hai cánh bay lên Ngực dám đón những phong ba dữ dội Chân đạp bùn không sợ các loài sên.

(Mùa thu mới - Gió lộng)

Tín hiệu thẩm mỹ Anh xuất hiện rất nhiều lần trong những vần thơ viết về Người lính của Tố Hữu với nhiều hoàn cảnh và với những mục đích khác nhau. Ví dụ:

Tôi nhích lại gần anh

Người bạn đường anh dũng Anh chiến sĩ hiền lành

Tì tay trên mũi súng

(Cá nước- Việt Bắc) Anh kể chuyện tôi nghe

Hai đứa cười ha hả

Chắc có lúc lòng anh

Nhớ nhà anh nhớ lắm

(Cá nước- Việt Bắc)

Ai biết trưa nay giữa bụi bờ Anh nằm sưởi nắng mắt lơ mơ Tôi ngồi, không ngủ, nghe anh thở Khe khẽ lòng ngâm lên tiếng thơ...

(Lên Tây Bắc- Việt Bắc) b) Tín hiệu thẩm mĩ người lính qua từ đồng chí. Ví dụ:

Ai vô đó, với đồng bào, đồng chí

Nói với Nửa- Việt Nam yêu quý

(Ta đi tới- Việt Bắc)

Những đồng chí thân chôn làm giá súng Đầu bịt lỗ châu mai

...

Những đồng chí chèn lưng cứu pháo Nát thân, nhắm mắt, còn ôm

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Việt Bắc) c) Tín hiệu thẩm mỹ người lính và từ Chiến sĩ

Từ chiến sĩ được nhà thơ sử dụng để thể hiện những phẩm chất cao cả của người lính. Họ là những con người bình thường như bao con người khác,

nhưng trên hết thảy, ở họ có một lòng quả cảm, sự hy sinh... Họ là những con người quả cảm và anh dũng khi đối diện với kẻ thù nhưng cũng có những khoảnh khắc khi chỉ còn lại mình, họ trở về con người thật, hiền lành và chất phác:

Tôi nhích lại gần anh

Người bạn đường anh dũng Anh chiến sĩ hiền lành Tì tay trên mũi súng.

(Cá nước- Việt Bắc)

d) Tín hiệu thẩm mỹ người lính và từ Anh vệ quốc quân

Tố Hữu đã khắc họa hình ảnh anh lính vệ quốc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp - đó là những người nông dân chân lấm tay bùn, chất phác nên cũng rất dễ gần gũi...

Anh là Vệ quốc quân

Tôi là người cán bộ

(Cá nước- Việt Bắc)

Vì sự dân dã, gần gũi nên trong lòng nhà thơ mới xuất hiện những tình cảm yêu mến.

Anh Vệ quốc quân ơi Sao mà yêu anh thế!

(Cá nước- Việt Bắc)

Người lính trong thơ Tố Hữu bao giờ cũng toát lên những phẩm chất cao đẹp. Họ là những con người bình dị, chân chất mang bản chất của những người nông dân thực thụ, rất dễ quen và cũng rất dễ gần.

Một thoáng lặng nhìn nhau Mắt đã tìm hỏi chuyện

Đã âm thầm thương mến.

(Cá nước - Việt Bắc)

Những ngôn từ tả về người lính thường gặp trong Việt Bắc và Gió lộng là các tín hiệu gồm các từ ngữ chỉ bộ phận cơ thể người kết hợp với các tín hiệu anh: má anh, lòng anh, chân anh, ngực anh, lưng anh, mắt anh, cánh tay anh, hai bàn tay anh, trái tim anh... và những tín hiệu là các từ ngữ chỉ những sự vật, hiện tượng liên quan đến cuộc sống, sinh hoạt và các hoạt động của Người lính: đôi dép, vành mũ lá, súng trên vai, cái mũ vải mềm, mũ tai bèo, đôi dép cao su, cái xắc xinh xinh, tiếng reo... Ví dụ:

Rồi lát nữa chia đôi Anh về xuôi tôi ngược

Lòng anh và lòng tôi Mang nặng tình cá nước...

(Cá nước- Việt Bắc)

Dù bom đạn, xương tan, thịt nát

Không sờn lòng, không tiếc tuổi xanh

(Hoan hô chiến sĩ Điên Biên- Việt Bắc) Chúng con chiến đấu hy sinh

Tấm lòng son sắt đinh ninh lời thề (Sáng tháng năm – Việt Bắc)

Các tín hiệu thẩm mỹ máu, cái chết, gan, chí...đều thể hiện những phẩm chất gan dạ, anh hùng của Người lính. Họ không sợ đầu rơi máu chảy.

Năm mươi sáu ngày đêm , khoét núi ngủ hầm, mưa dầm cơm vắt

Máu trộn bùn non

Gan không núng

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Việt Bắc)

Tín hiệu cười xuất hiện trong thơ Tố Hữu 2 lần thể hiện Người lính luôn là những con người tràn đầy lạc quan, tin tưởng.

Anh kể chuyện tôi nghe Trận chợ Đồn, chợ Rã Ta đánh giặc chạy re Hai đứa cười ha hả.

(Cá nước- Việt Bắc)

Mồm anh nở rất tươi

Mặt anh vàng thắm lại Cánh đồng quê tháng mười Thơm nức mùi gặt hái...

(Cá nước- Việt Bắc)

Tóm lại, những nghĩa chuyển gắn với hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ thể hiện các tín hiệu thẩm mỹ chỉ Người lính mỗi lần xuất hiện lại thể hiện rõ ràng hình tượng của họ với những phẩm chất khác nhau. Điều này tạo nên được tính đa dạng trong sự thống nhất trong việc xây dựng hình tượng nghệ thuật Người lính trong thơ Tố Hữu.

Bên cạnh các tín hiệu thẩm mĩ gắn với kể trên, trong Việt Bắc và Gió lộng còn có các tín hiệu thẩm mĩ gắn với hoán dụ chỉ thời gian, (và những tín hiệu này thương gắn với Người lính): Kháng chiến 3 ngàn ngày, năm mươi sáu ngày đêm, hai mươi năm, xuân 61, thế kỷ 20, tròn tuổi 20, chín năm kháng chiến:

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên Chiến sĩ anh hùng

Đầu nung lửa sắt

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên - Việt Bắc) Khi diễn tả niềm vui chiến thắng của Người lính, Tố Hữu đã dùng những hình ảnh.

Kháng chiến ba ngàn ngày

Không đêm nào vui bằng đêm nay Đêm lịch sử, Điện Biên sáng rực

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Việt Bắc)

Tác giả sử dụng hoán dụ: lấy một số nhỏ để chỉ một số lớn không đếm hết để nói về những đau thương, mất mát của người lính, người chiến sĩ cách mạng: nghìn đầu rơi, nghìn vạn chúng tôi, nghìn vạn con người, chết rục chết mòn, nghìn hồn oan, nghìn xác chết, nghìn cái xác,…

Nhưng Miền Nam, những trại giam còn chật

Nghìn vạn chúng tôi, nghìn vạn con người Chết rục chết mòn, vắng bặt tăm hơn

(Thù muôn đời muôn kiếp không tan – Gió lộng)

Người lính luôn gắn liền với chinh chiến, trận mạc. Vì thế, những chiến công của họ cũng luôn gắn liền với các mốc lịch sử, địa danh lịch sử.

Rực trời đất Điện Biên toàn thắng!

(Hoan hô chiến sĩ Điện Biên- Việt Bắc)

Sáng nay ra trận lên Tây Bắc

Hai đứa ta cùng đi đánh giặc

(Lên Tây Bắc – Việt Bắc)

Po Tào, Mường Khủa, Mường Tranh Mường La, Hát Lót, chân anh đã từng

(Lên Tây Bắc- Việt Bắc)

Tôi ở Vĩnh Yên lên Anh trên Sơn Cốt xuống

Gặp nhau lưng đèo Nhe

Bóng che trùm mát rượi

(Cá nước- Việt Bắc)

Vì thế, nụ cười hồn nhiên của họ cũng phảng phất hương của mùi lúa chín:

Mồm anh nở rất tươi Mặt anh vàng thắm lại

Cánh đồng quê tháng mười

Thơm nức mùa gặt hái...

(Cá nước- Việt Bắc)

Nơi Người lính đến là những nơi có không gian rất khắc nghiệt: gió rét, sương mù, núi cao, rừng thẳm...

Lại những ngày đi, vắt với sương

Ngô bung xôi nhạt, nước lưng bương

Đêm mưa rình giặc, tai thao thức

Mùa lại mùa qua, rét nhức xương

(Lên Tây Bắc- Việt Bắc)

Người lính ở khắp nơi, khắp sông sâu, rừng thẳm. Nơi nào khó khăn nhất, mặt trận nào ác liệt nhất đều in dấu chân của người lính. Cuộc đời họ gắn liền với những trận chiến.

Po Tào, Mường Khủa, Mường Tranh Mường La, Hát Lót, chân anh đã từng

(Lên Tây Bắc- Việt Bắc)

Vất vả, gian truân là thế nhưng Người lính cũng không đánh mất đi tâm thế của mình, giữa trời mây non nước, hình ảnh họ hiện lên như một vị anh hùng.

Bóng dài lên đỉnh dốc cheo leo Núi không đè nổi vai vươn tới Lá ngụy trang reo với gió đèo...

(Lên Tây Bắc- Việt Bắc)

Người lính như một biểu tượng tinh thần của nhân dân, nơi đâu họ đến cũng ngập tràn niềm vui, ngập tràn sự sống.

Anh về, cối lại vang rừng

Chim reo quanh mái, gà mừng dưới sân

Anh về, sáo lại ái ân

Đêm trăng hò hẹn trong ngần tiếng ca...

(Lên Tây Bắc- Việt Bắc)

Trong văn bản đang xét, Người lính được định danh là Anh vệ quốc quân, anh giải phóng quân, anh bộ đội, anh xung phong, anh xung kích... và

dũng sĩ, chàng dũng sĩ...

Các vai định danh ấy thể hiện những phẩm chất cao cả của Người lính: giản dị, hiền lành, chất phác, sẵn sàng hy sinh bản thân mình vì những mục đích lớn lao nhất, vĩ đại nhất của thời đại.

Với việc sử dụng những hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng, Tố Hữu đã khắc họa được thật sâu sắc và cụ thể hình tượng Người lính với tất cả mọi vẻ đẹp, từ hình dáng đến tâm hồn, khí phách...đồng thời thể hiện được hết chiều sâu suy nghĩ về những người đồng chí của mình.

TIỂU KẾT

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày những nghiên cứu về các hình thức ngôn ngữ biểu đạt, các từ ngữ - tín hiệu văn chương trong hai tập

Việt BắcGió lộng. Chúng tôi chỉ có thể khảo sát, nghiên cứu một số hiện tượng chuyển nghĩa thực hiện bằng phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ và hoán dụ gắn liền với các tín hiệu thẩm mĩ thuộc phạm vi biểu hiện hình tượng Hồ chí Minh và hình tượng người lính, người chiến sĩ cách mạng. Ở đây, mỗi từ ngữ chuyển nghĩa sẽ cụ thể hóa một phương diện nào đó cho hình tượng Bác Hồ và hình tượng người lính, người chiến sĩ.

Những từ ngữ rất thân thiết đã được dùng để chỉ Người lính như đồng chí, anh bộ đội, anh giải phóng... ; và đặc biệt là từ anh.

Các từ ngữ như trái tim, lòng, hồn, máu, gan, chí, đòi, muốn thiêu, không sợ gì súng đạn... luôn được sử dụng gắn liền với sự biểu trưng về phẩm chất gan dạ, bất khuất, kiên trung của Người lính.

KẾT LUẬN

Trong luận văn này, chúng tôi đã nghiên cứu hai tập thơ Việt Bắc và Gió lộng (được gọi là hai văn bản) với lối tiếp cận nghiên cứu định lượng và phân tích hoạt động của từ ngữ trong văn bản.

1. Qua phân tích và khảo sát định lượng hệ thống từ vựng trong hai tập

thơ Việt Bắc, Gió lộng chúng tôi thấy có thể đánh giá độ phong phú từ vựng ở đây là lớn. Các chỉ số về độ phong phú từ vựng như: tỉ lệ giữa lượng từ khác nhau trên tổng độ dài văn bản, chỉ số về độ tập trung, độ phân tán từ vựng ở riêng từng văn bản và chung trong hai văn bản... đều cho thấy điều đó. Các chỉ số đó đều ủng hộ nhau phản ánh khả năng sử dụng từ của tác giả đa dạng, ít bị trùng lặp.

Những chỉ số thống kê về các bộ phận trong vốn từ của hai văn bản đã chứng minh một phần nào đó cơ cấu vốn từ vựng của nó. Những kết quả về vốn từ vựng trong hai tập thơ cho chúng ta thấy rằng: Ngôn ngữ thơ của Tố Hữu luôn mang tính sáng tạo và được thể hiện có chọn lọc.

2. Các phân tích về lớp từ địa phương, từ toàn dân, lớp thực từ, lớp hư

từ,... cũng chứng tỏ sự tinh tế và hợp lý trong sử dụng từ ngữ của ông ở các tình huống phản ánh hiện thực, sự khéo léo trong thi pháp, trong cách thức xây dựng các tín hiệu thẩm mĩ thơ ca ... Đa dạng từ ngữ là một biểu hiện có giá trị thông tin cao trong phân tích năng lực ngôn ngữ tác gải tác phẩm.

3. Nghiên cứu từ vựng nói riêng và ngôn ngữ nói chung trong các văn

bản thơ Tố Hữu chắc chắn có thể góp phần phát hiện thêm những đặc điểm ngôn ngữ thơ và cả thi pháp trong tác phẩm của ông. Dù thế nào đi nữa, thơ Tố Hữu vẫn có vai trò to lớn trong nền thơ ca cách mạng và đổi mới tiếng thơ Việt Nam từ cổ điển sang hiện đại.

Qua khảo sát vốn từ trong hai văn bản thơ, chúng ta cũng có thể thấy hiện thực được phản ánh qua những con người thực, việc thực, có suy nghĩ,

có tâm hồn, thấy cuộc sống cơm áo, mồ hôi, nước mắt của quần chúng lao động. Sử dụng tối ưu các phương thức chuyển nghĩa để tạo thêm năng lực biểu hiện của từ ngữ, của ngôn ngữ thơ, Tố Hữu ngày càng đi sâu, đi xa trên con đường góp phần phát triển và nâng cao tiếng nói dân tộc, phản ánh những nội dung tư tưởng tình cảm của thời đại.

Việc nghiên cứu từ vựng thơ Tố Hữu là việc làm cần thiết vì đó là một trong những hiện tượng thơ tiêu biểu cho thơ ca tiếng Việt hiện đại. Sức hấp dẫn và tính truyền cảm và mức độ phổ cập của nó đòi hỏi phải cắt nghĩa sâu hơn các nguyên tắc ngôn ngữ nghệ thuật bên trong, các nguyên tắc phản ánh, biểu hiện, các hình thức kết hợp hiện đại và truyền thống, mức độ đổi mới trên các khía cạnh hình thức. Văn học có khả năng biểu hiện hiện thực một cách kỳ diệu hơn cả so với các loại hình nghệ thuật khác. Tính chất hội hoạ trong văn học khắc hoạ lên hình tượng đã nhờ có một phương tiện biểu hiện mà phạm vi vận dụng hầu như vô hạn, đó là ngôn ngữ. Phương tiện ngôn ngữ đảm bảo cho văn học, đặc biệt là ngôn ngữ thi ca có được sức mạnh riêng để chinh phục người đọc, người nghe. Nghệ thuật ngôn từ trong thi ca truyền đạt tình cảm, cảm xúc của con người thông qua câu từ, vần điệu của ngôn ngữ, thơ ca đã tạo ra được những hình tượng nghệ thuật có sức truyền cảm, rung động mạnh mẽ đối với người đọc. Và Tố Hữu là người đã vận dụng thành công ngôn ngữ nghệ thuật vào sáng tác thơ ca của mình.

Kết quả khảo sát của chúng tôi mới chỉ là một công việc nhỏ bé. Qua luận văn này chúng tôi mong muốn góp một phần để hiểu thêm về cách dùng từ cũng như vốn từ vựng trong hai tập thơ nói riêng, tiến tới tìm hiểu toàn bộ thơ Tố Hữu nói chung./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh, Từ điển Hán - Việt, NXB Khoa học xã hội, 2001. 2. Vũ Thị Kim Anh, Tìm hiểu từ vựng thơ Xuân Diệu qua tập thơ thơ, Luận văn tốt nghiệp, 1991.

3. Nguyễn Đại Bằng, Cội nguồn tiếng Việt - phương thức cơ bản tạo từ, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 2006.

4. Nguyễn Phan Cảnh, Ngôn ngữ thơ, NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội, 2001.

5. Nguyễn Tài Cẩn, Vũ Đức Nghiệu, Một vài nhận xét bước đầu về ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Trãi (qua số liệu thống kê). Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 năm 1980.

6. Bùi Hạnh Cẩn Từ vựng chữ số và số lượng, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, 1994.

7. Đỗ Hữu Châu, Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, NXB Đại học quốc gia, Hà Nội, 1997.

Một phần của tài liệu Từ vựng trong thơ tố hữu ( khảo sát qua hai tập việt bắc và gió lộng ) (Trang 78)