7. Cấu trúc của luận văn
1.6. Chuyển nghĩa và năng lực hoạt động của từ
Nghĩa của từ là nội dung tinh thần mà từ biểu hiện, nó được hình thành do sự kết hợp và tác động của nhiều nhân tố. Trong số đó có những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ và những nhân tố nằm trong ngôn ngữ. Nhân tố ngoài ngôn ngữ như: sự vật, hiện tượng trong thực tế khách quan, tư duy và người sử dụng. Nhân tố trong ngôn ngữ như: chức năng tín hiệu học, hệ thống (cấu trúc) của ngôn ngữ. Các thành phần ý nghĩa trong từ gồm có: ý nghĩa biểu niệm, ý nghĩa biểu vật, ý nghĩa biểu thái.
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về mặt trí tuệ và những nhu cầu về mặt giao tiếp buộc ngôn ngữ phải luôn thay đổi và sáng tạo để biểu thị những sự vật, hiện tượng cùng những nhận thức mới, để thay thế cách diễn đạt, những tên gọi cũ đã mòn, không còn khả năng gợi tả, bộc lộ cảm xúc của con người. Trong khi đó vốn từ của một ngôn ngữ không phải lúc nào cũng đáp
ứng được toàn bộ những yêu cầu đó, do vậy, thay đổi ý nghĩa của từ có sẵn, xây dựng, phát triển, cung cấp thêm nghĩa mới cho từ, thổi vào chúng một luồng sinh khí mới là một biện pháp tiết kiệm, sống động, giàu tính biểu cảm. Đó là hiện tượng chuyển nghĩa của từ.
Chuyển nghĩa trong ngôn ngữ gồm hai phương thức chính yếu: chuyển nghĩa ẩn dụ và chuyển nghĩa hoán dụ. Đây là hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong tất cả các ngôn ngữ trên thế giới.
1.6.2. Chuyển nghĩa ẩn dụ
“Ẩn dụ là phương thức chuyển tên gọi dựa trên sự liên tưởng so sánh những mặt, những thuộc tính… giống nhau giữa các đối tượng được gọi tên”. [14, tr 176]
Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y (để biểu thị y) nếu như x và y có nét nào giống nhau. Ẩn dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa trên quan hệ tương đồng giữa x và y. Phương thức này cho phép mở rộng khả năng liên tưởng, tư duy của con người.
Tuỳ theo các sự vật x và y, tức là sự vật chính và sự vật nhận tên gọi là các sự vật cụ thể, cảm nhận được bằng giác quan hay là các sự vật trừu tượng mà ẩn dụ chia thành ẩn dụ cụ thể - cụ thể và ẩn dụ cụ thể - trừu tượng. Nếu x và y đều là sự vật cụ thể thì đó là ẩn dụ cụ thể - cụ thể. Quan trọng hơn là sự phân biệt cơ chế ẩn dụ theo nét nghĩa chung dựa vào đó mà xuất hiện các ẩn dụ.
Ví dụ: Hình ảnh mặt trời chỉ ánh sáng rực rỡ, chiếu sáng và sưởi ấm khắp nhân gian dùng để nói về Bác Hồ:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
“Hoán dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ lôgic giữa các đối tượng được gọi tên”. [14, tr177]
Phương thức hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y nếu x và y có liên hệ về mặt logic trong thực tế khách quan với nhau. Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa trên quan hệ tương cận (gần gũi nhau) giữa x và y. Sự phân biệt ẩn dụ, hoán dụ trong từ nhiều nghĩa trở nên phức tạp khi ẩn dụ chuyển thành hoán dụ hoặc ngược lại. Trong tác phẩm văn học, nhà văn có thể dùng các từ ngữ theo nghĩa ẩn dụ hay hoán dụ do mình đặt ra. Tuy nhiên không phải tất cả các hiện tượng chuyển biến nghĩa đều có thể giải thích bằng hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ.
Như đã trình bày, từ vựng là một hệ thống bị chi phối bởi những quy luật chung và riêng, cho nên nghĩa của từ có thể chuyển biến do tác động của các quy luật đó. Thí dụ, một trong những đặc điểm khá rõ của từ tiếng Việt là sự phong phú về các từ đồng nghĩa. Có thể xem sự đồng nghĩa hoá là một trong những quy luật chi phối sự biến đổi của từ vựng tiếng Việt.
Một dạng khác của tác động của các quy luật ngữ nghĩa đối với sự chuyển biến nghĩa là các hiện tượng chuyển nghĩa do sự “cảm nhiễm” nghĩa của ngữ cảnh.
Ví dụ: Tên gọi cơ quan với nghĩa “cơ quan ngôn luận”:
Báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Cơ quan cũng có nghĩa là “cơ quan hành chính”:
Ngày mai, đồng chí phải có mặt ở cơ quan trước 7 giờ để đi công tác.
Tác động thứ ba về nghĩa giữa các từ trong ngôn ngữ đến sự chuyển biến ngữ nghĩa của các từ thể hiện ở hiện tượng các từ trong một trường nghĩa thường chuyển nghĩa theo cùng một hướng.
Ví dụ: Các từ cùng trường về “ánh sáng, lửa” chuyển theo cùng một hướng chỉ tình cảm: lửa tình, lửa giận, lửa lòng, nhen nhóm, dập tắt,… [8]
TIỂU KẾT
Bên trên là toàn bộ những vấn đề chúng tôi trình bày làm căn cứ để làm việc. Đi khảo sát từ vựng trong hai tác phẩm để thực hiện những công việc sau:
- Xác định và phân giới đơn vị thống kê. - Lập danh sách thống kê
- Tính tần số cho từng đơn vị thống kê.
Đó chính là cơ sở dữ liệu để chúng tôi thực hiện những phân tích ở chương tiếp theo.
Việc phân định, thống kê hệ thống từ vựng trong một tác phẩm là một việc làm không hề đơn giản. Bởi vậy, trong đề tài luận văn chúng tôi không thể bao quát hết được các cơ sở lý thuyết của vấn đề, mà mới chỉ tìm ra, xác định cơ sở lý thuyết thuận tiện cho việc nghiên cứu của mình. Dựa trên cơ sở lý thuyết về từ, các đơn vị từ vựng tương đương với từ, căn cứ vào các tiêu chí nhận diện vốn từ vựng của một ngôn ngữ, chúng ta có thể lập được danh sách thống kê vốn từ vựng mà tác gia Tố Hữu đã sử dụng trong hai tập thơ
Việt Bắc, Gió lộng. Từ đó chúng tôi phân định vốn từ vựng của tác giả về mặt cấu trúc, phạm vi sử dụng, nguồn gốc, cũng như đánh giá độ phong phú từ vựng của tác phẩm, để trên cơ sở đó có thể đi tiếp tới những phân tích xa hơn.
CHƢƠNG 2:
PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG VỀ VỐN TỪ VÀ PHÂN TÍCH CÁC LỚP
TỪ TRONG VIỆT BẮC, GIÓ LỘNG
2.1. Đánh giá độ phong phú từ vựng của tác phẩm
2.1.1. Về chỉ số phong phú ( R ) của vốn từ
Để đánh giá độ phong phú của vốn từ tác phẩm hoặc vốn từ của tác giả, trong phương pháp thống kê ngôn ngữ học, người ta có thể sử dụng nhiều công thức cùng lúc để hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình phân tích; chẳng hạn: tính theo tỉ lệ số từ khác nhau trên tổng độ dài văn bản, tỉ lệ từ thực trên tổng số từ khác nhau, tính độ tập trung từ vựng và độ phân tán từ vựng. Ở đây, trong luận văn này chúng tôi sẽ áp dụng một số trong các công thức đó.
a) Tính chỉ số R bằng tỉ lệ giữa số lượng từ khác nhau với tổng độ dài văn bản.
Nhìn vào bảng thống kê từ vựng của tập thơ Việt Bắc, chúng tôi thấy có 1731 từ ngữ (đơn vị từ vựng- đơn vị thống kê) khác nhau với tổng tần số lượt là 6593 lượt từ.
Tập thơ Gió lộng, có 1835 từ ngữ khác nhau. Về độ dài văn bản, chúng tôi tính được tổng tần số các đơn vị thống kê trong toàn văn bản là 8106 lượt từ.
Theo công thức của ngôn ngữ học thống kê tính độ phong phú từ vựng (chỉ số R) trong văn bản khảo sát [15, tr 169], chúng tôi xác lập cách tính cho các nguồn ngữ liệu ở đây theo công thức a) như sau:
a)
Trong đó:
R: Độ phong phú từ vựng R = V
V: Số từ khác nhau của văn bản
N: Độ dài văn bản (tính bằng tổng tần số của các từ có mặt trong văn bản)
Theo công thức này, chỉ số R trong Việt Bắc là: R = V = 1731 = 0,26 N 6593 Chỉ số R trong Gió lộng là: R = V = 1835 = 0,22 N 8106
Về nguyên tắc cũng như trong thực tế, phương pháp thống kê định lượng trong ngôn ngữ học chỉ rõ rằng:
- Khi độ dài văn bản càng lớn thì chỉ số R càng giảm dần.
- Nếu hai văn bản có độ dài tương đương nhau thì văn bản nào có chỉ số R cao hơn sẽ được coi là có độ phong phú từ vựng lớn hơn, tức là được coi có từ vựng phong phú hơn (văn bản kia).
Sở dĩ như vậy là vì mỗi văn bản đều bao gồm một số từ nhất định trong đó có những từ lặp lại nhiều hay ít khác nhau. Chính điều này tạo ra sự liên hệ giữa độ dài văn bản và tổng số từ trong văn bản đó. Nếu trong một văn bản mà từ ngữ càng ít lặp lại thì độ phong phú của nó càng cao. Người ta dùng tỉ lệ giữa số lượng từ khác nhau V và tổng số lượt từ N của văn bản làm chỉ số đánh giá độ phong phú từ vựng R là vì như thế.
Bên trên, nếu tính riêng biệt thì ta có hai chỉ số cho Việt Bắc và Gió lộng. Chỉ số R hai bên là tương đối gần nhau và chỉ số đó là khá cao, chứng tỏ vốn từ trong Việt Bắc và Gió lộng có thể nói là có độ phong phú khá lớn; và đây chính là một căn cứ quan trọng để đánh giá vốn từ của tác giả cũng như khả năng sử dụng từ vựng, ngôn ngữ dân tộc của ông. Nếu so sánh với tập
Thơ thơ [1, tr 29…] , chỉ số R = 0,23; so với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi [5, tr15-21] , chỉ số R là 0,22.
Nếu trộn hai tập thơ này thành một văn bản để khảo sát thì chúng tôi thu được kết quả như sau:
Tổng số đơn vị thống kê (từ ngữ) khác nhau [ V ] là 2733 từ ngữ. Tổng độ dài văn bản (hai tập) là [ N ] 14925 lượt từ.
Theo công thức tính độ phong phú từ vựng trên đây, ta sẽ tính được chỉ số R của văn bản chung gồm hai tập thơ là:
Cả hai tập: R = V = 2733
= 0,18 N 14925
Ta có bảng tổng hợp số liệu về chỉ số R của từng văn bản và chung cả hai văn bản như sau:
Việt Bắc R = V = 1731 = 0,26 N 6593 Gió lộng R = V = 1835 = 0,22 N 8106 Việt Bắc + Gió lộng R = V = 2733 = 0,18 N 14925
Tất nhiên, ở đây chúng tôi xin lưu ý rằng, khi độ dài văn bản được khảo sát tăng lên nữa thì việc gia tăng từ mới sẽ giảm dần vì mức độ lặp từ buộc phải tăng dần theo độ dài văn bản; và các chỉ số về độ phong phú từ vựng cũng sẽ phải nhỏ bớt đi. Vì thế, những số liệu nêu trên và cả những số liệu nêu dưới đây là để cung cấp cho chúng ta một căn cứ xác thực để hình dung và đánh giá về từ vựng tác phẩm theo các tương quan định lượng, chứ chưa
phải là con số tuyệt đối và đầy đủ về toàn bộ từ vựng trong toàn bộ tác phẩm của Tố Hữu.
Chúng tôi so sánh tỉ số V đã khảo sát trong hai tác phẩm thơ của N
Tố Hữu (Việt Bắc, Gió lộng) với tập Thơ thơ của Xuân Diệu thì thấy: Nói chung, chỉ số về độ phong phú từ vựng của ba tập này có thể coi là tương đương, tuy Việt Bắc có nhỉnh hơn một chút.
Việt Bắc Gió lộng Thơ thơ
1731/6594 = 0,26 1835/8106 = 0,22 1347/5834 = 0,23
b) Tính chỉ số R theo độ phân tán từ vựng.
Công thức để tính độ phân tán từ vựng liên quan nhiều đến vùng từ vựng tần số thấp và cũng là một loại cơ sở dữ liệu khác để cung cấp thông tin về độ lặp, độ phong phú từ vựng và năng lực ngôn ngữ tác giả. Trong nguồn ngữ liệu được thống kê đánh giá, nếu số lượng từ có tần số thấp mà càng lớn thì chứng tỏ việc dùng từ ngữ ở đó ít phải lặp lại, độ phân tán từ vựng càng cao. Từ đó suy ra độ phong phú từ vựng của nguồn ngữ liệu được khảo sát càng cao. Công thức tính độ phân tán từ vựng: n 100 ∑ Vi b) i = 1 D = V
Nếu tính độ phân tán từ vựng trong Việt Bắc và Gió lộng trong khoảng tần số 01 đến 02 thì số liệu cho thấy là như sau;
Trong Việt Bắc có tới 971 / 1731 từ ngữ chỉ xuất hiện 1 lần. có 257 / 1731 từ ngữ chỉ xuất hiện 2 lần.
Trong Gió lộng có 885 / 1835 từ ngữ xuất hiện 1 lần. có 299 / 1835 từ ngữ xuất hiện 2 lần. Cả hai tập có 1338 / 2733 từ ngữ chỉ xuất hiện 1 lần có 864 / 2733 từ ngữ xuất hiện 2 lần. Ta có bảng số liệu sau: Văn bản V V1 V1: V V2 V2: V (V1+V2):V Việt Bắc 1731 971 56 % 257 14,8 % 70,8 % Gió lộng 1835 885 48 % 299 16,2 % 64,2 % VB + GL 2733 1338 49% 864 31,6% 80,5%
Trong bảng này: V: số lượng các từ khác nhau trong văn bản V1: số lượng các từ có tần số là 1
V2 : số lượng các từ có tần số là 2 c) Tính chỉ số độ tập trung từ vựng.
Chỉ số độ tập trung từ vựng được tính theo công thức: 50
100 ∑ fr r = 1
c) C = N
Trong công thức này, fr là tần số của từ có hạng r. Công thức này cho biết tỉ số lần dùng tính theo phần trăm của 50 từ có tần số cao nhất so với toàn bộ văn bản.
Trong tập Việt Bắc, chúng tôi lấy 50 từ có tần số cao nhất (tính từ trên xuống), chiếm 2,8% tổng số từ khác nhau; tổng tần số của 50 từ này là 1957 chiếm tới 29,6% độ dài văn bản.
Trong tập Gió lộng, 50 từ có tần số cao nhất chiếm 2,7 tổng số từ khác nhau và tổng tần số của 50 từ này là 2299 chiếm 28,3% độ dài văn bản.
Sau khi đã trộn cả hai tập, chúng ta có 50 từ có tần số cao nhất chiếm 1,8% số từ khác nhau; tổng tần số của 50 từ này là 4075 chiếm 27,3% độ dài văn bản.
Mỗi văn bản được khảo sát ở đây, có độ dài không lớn lắm; nhưng chúng tôi vẫn lấy 50 từ có tần số cao nhất để tính chỉ số về độ tập trung từ vựng. Thế nhưng các chỉ số ở đây chỉ khoảng 27 % đến 29,6 % trong khi chỉ số về độ phân tán lại nằm trong khoảng từ 64 đến 80 %. Sự chênh lệch lớn này rất có ý nghĩa trong sự phản ánh độ phong phú của vốn từ. Như vậy, các kết quả tính chỉ số R theo các công thức trên đây cho thấy một số thông tin ban đầu sau đây:
Chỉ số R tính theo công thức a) là cao.
Chỉ số về độ phân tán từ vựng tính theo công thức b) là cao.
Chỉ số độ tập trung từ vựng tính theo công thức c) là thấp (chỉ bằng khoảng phân nửa hoặc non nửa so với chỉ số về độ phân tán).
So sánh trong nội hai tập thơ với nhau, các chỉ số đánh giá về độ phong phú từ vựng của tập Việt Bắc luôn nhỉnh hơn, trội hơn tập Gió lộng một chút.
Các chỉ số đó (nhất là so sánh tương quan giữa độ phân tán và độ tập trung từ vựng) chứng tỏ từ vựng trong hai tập thơ của Tố Hữu là phong phú và việc dùng từ trong văn bản sáng tác của ông luôn có sự sáng tạo, ít lặp lại, ít đi vào lối mòn. Điều đó cho ta cảm giác ngôn ngữ thơ luôn biến đổi, vận động, cập nhật nhiều thông tin. Nhà thơ đã cách tân, đổi mới cách sử dụng từ ngữ để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình. Những sáng tạo này làm cho
người đọc luôn cảm thấy thơ gần gũi, thân quen, dễ thuộc, dễ nhớ. Nếu có