Chuyển nghĩa hoán dụ

Một phần của tài liệu Từ vựng trong thơ tố hữu ( khảo sát qua hai tập việt bắc và gió lộng ) (Trang 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.6.2. Chuyển nghĩa hoán dụ

Hoán dụ là một phương thức chuyển tên gọi dựa trên mối liên hệ lôgic giữa các đối tượng được gọi tên”. [14, tr177]

Phương thức hoán dụ là phương thức lấy tên gọi A của x để gọi tên y nếu x và y có liên hệ về mặt logic trong thực tế khách quan với nhau. Hoán dụ là phương thức chuyển nghĩa dựa trên quan hệ tương cận (gần gũi nhau) giữa x và y. Sự phân biệt ẩn dụ, hoán dụ trong từ nhiều nghĩa trở nên phức tạp khi ẩn dụ chuyển thành hoán dụ hoặc ngược lại. Trong tác phẩm văn học, nhà văn có thể dùng các từ ngữ theo nghĩa ẩn dụ hay hoán dụ do mình đặt ra. Tuy nhiên không phải tất cả các hiện tượng chuyển biến nghĩa đều có thể giải thích bằng hai phương thức ẩn dụ và hoán dụ.

Như đã trình bày, từ vựng là một hệ thống bị chi phối bởi những quy luật chung và riêng, cho nên nghĩa của từ có thể chuyển biến do tác động của các quy luật đó. Thí dụ, một trong những đặc điểm khá rõ của từ tiếng Việt là sự phong phú về các từ đồng nghĩa. Có thể xem sự đồng nghĩa hoá là một trong những quy luật chi phối sự biến đổi của từ vựng tiếng Việt.

Một dạng khác của tác động của các quy luật ngữ nghĩa đối với sự chuyển biến nghĩa là các hiện tượng chuyển nghĩa do sự “cảm nhiễm” nghĩa của ngữ cảnh.

Ví dụ: Tên gọi cơ quan với nghĩa “cơ quan ngôn luận”:

Báo Nhân dân là cơ quan ngôn luận của Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.

Cơ quan cũng có nghĩa là “cơ quan hành chính”:

Ngày mai, đồng chí phải có mặt ở cơ quan trước 7 giờ để đi công tác.

Tác động thứ ba về nghĩa giữa các từ trong ngôn ngữ đến sự chuyển biến ngữ nghĩa của các từ thể hiện ở hiện tượng các từ trong một trường nghĩa thường chuyển nghĩa theo cùng một hướng.

Ví dụ: Các từ cùng trường về “ánh sáng, lửa” chuyển theo cùng một hướng chỉ tình cảm: lửa tình, lửa giận, lửa lòng, nhen nhóm, dập tắt,… [8]

TIỂU KẾT

Bên trên là toàn bộ những vấn đề chúng tôi trình bày làm căn cứ để làm việc. Đi khảo sát từ vựng trong hai tác phẩm để thực hiện những công việc sau:

- Xác định và phân giới đơn vị thống kê. - Lập danh sách thống kê

- Tính tần số cho từng đơn vị thống kê.

Đó chính là cơ sở dữ liệu để chúng tôi thực hiện những phân tích ở chương tiếp theo.

Việc phân định, thống kê hệ thống từ vựng trong một tác phẩm là một việc làm không hề đơn giản. Bởi vậy, trong đề tài luận văn chúng tôi không thể bao quát hết được các cơ sở lý thuyết của vấn đề, mà mới chỉ tìm ra, xác định cơ sở lý thuyết thuận tiện cho việc nghiên cứu của mình. Dựa trên cơ sở lý thuyết về từ, các đơn vị từ vựng tương đương với từ, căn cứ vào các tiêu chí nhận diện vốn từ vựng của một ngôn ngữ, chúng ta có thể lập được danh sách thống kê vốn từ vựng mà tác gia Tố Hữu đã sử dụng trong hai tập thơ

Việt Bắc, Gió lộng. Từ đó chúng tôi phân định vốn từ vựng của tác giả về mặt cấu trúc, phạm vi sử dụng, nguồn gốc, cũng như đánh giá độ phong phú từ vựng của tác phẩm, để trên cơ sở đó có thể đi tiếp tới những phân tích xa hơn.

CHƢƠNG 2:

PHÂN TÍCH ĐỊNH LƢỢNG VỀ VỐN TỪ VÀ PHÂN TÍCH CÁC LỚP

TỪ TRONG VIỆT BẮC, GIÓ LỘNG

Một phần của tài liệu Từ vựng trong thơ tố hữu ( khảo sát qua hai tập việt bắc và gió lộng ) (Trang 31)