7. Cấu trúc của luận văn
2.4. Phân tích thành phần từ vựng về mặt nguồn gốc
Trong quá trình khảo sát vốn từ vựng về mặt nguồn gốc qua hai tác phẩm, chúng tôi thu được các lớp từ: từ thuần Việt, từ Hán Việt, từ thuộc nguồn gốc Ấn Âu. Trong phần này, chúng tôi xem xét vốn từ trong thơ xét về mặt nguồn gốc. Chúng tôi dựa vào cuốn Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh để nhận diện từ Hán Việt.
Trong hai văn bản thơ, đại bộ phận là từ thuần Việt, đó là lớp từ cơ bản, tích cực mà nhà thơ sử dụng. Những từ này bao gồm cả từ đơn tiết và những từ ghép được hình thành, phát triển trong giai đoạn gần đây.
Lớp từ thứ hai xuất hiện đó là lớp từ Hán Việt. Phạm vi sử dụng của các từ Hán Việt trong hai văn bản thơ này hẹp hơn so với từ thuần Việt. Dưới đây là bảng thống kê vốn từ vựng của hai tập thơ xét về mặt nguồn gốc:
Tập thơ Việt Bắc: Từ Số lượng Tỉ lệ % Thuần Việt 1533 89% Hán Việt 182 10% Ấn Âu 13 1% Tập thơ Gió lộng Từ Số lượng Tỉ lệ % Thuần Việt 1582 86% Hán Việt 219 12% Ấn Âu 37 2%
Nhìn chung, qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng, khác với từ vựng nói chung của toàn bộ ngôn ngữ, trong hai văn bản thơ chúng tôi khảo sát, số lượng từ Hán Việt chiếm tỉ lệ rất thấp trong toàn bộ vốn từ được sử dụng. Vấn đề sử dụng ngôn từ của Tố Hữu phản ánh chung xu thế phát triển của ngôn ngữ dân tộc, phù hợp với yêu cầu gìn giữ và bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt. Ngoài vốn từ thuần Việt và Hán Việt, Tố Hữu còn sử dụng một số từ vay mượn có nguồn gốc Ấn Âu như: Phát xít, Vác –xa – va, đô – la, Krem lin,… Tuy nhiên những từ này số lượng không nhiều, chúng tôi thu được rất ít trong quá trình khảo sát văn bản. So sánh giữa hai tập thơ, chúng ta thấy rằng: Tập thơ Việt Bắc sử dụng từ vay mượn ít từ Ấn Âu hơn so với tập thơ
Gió lộng. Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này có lẽ là do bối cảnh tiếp xúc ngôn ngữ, văn hóa trước và sau hòa bình lập lại (1954) của hai tập thơ khác nhau.
Từ những kết quả và những phân tích, nhận xét trên, chúng ta có thể nhận xét: Vốn từ vựng thuần Việt trong hai tập thơ đã được sử dụng một cách hiệu quả, tích cực. Từ vay mượn vẫn được sử dụng với tỉ lệ thích hợp khi càn thiết; và điều này đã góp phần làm cho thơ Tố Hữu gần gũi với nhiều tầng lớp độc giả hơn.
TIỂU KẾT
Trong chương này chúng tôi đã phân tích toàn bộ vốn từ vựng trong hai tập Việt Bắc và Gió lộng bằng phương pháp nghiên cứu định lượng. Chúng tôi tính được các chỉ số về độ phong phú từ vựng (R) của hai tác phẩm bằng việc sử dụng các công thức tính tỷ lệ giữa số lượng từ với tổng tần số của chúng trong toàn văn bản, ngoài ra còn có công thức tính độ tập trung từ vựng, công thức tính độ phân tán từ vựng, công thức tính tỷ lệ giữa số lượng từ thực với tổng tần số các từ thực của văn bản. Từ các cách tính về tính tương quan giữa các chỉ số này cho chúng ta đi đến kết luận: Độ phong phú từ vựng của hai tập thơ này thuộc loại khá cao, vì chỉ số về độ phân tán từ vựng là cao so với chỉ số về độ tập trung, chỉ số về độ tập trung là thấp so với chỉ số về độ phân tán; chỉ số R tính bằng tỷ lệ giữa tổng số từ với tổng độ dài văn bản; giữa tổng số từ thực với tổng tần số các từ thực trong tương quan với độ phân tán đều thuộc loại cao.
Như trên đã nói nếu số lượng từ có tần số thấp càng lớn thì chứng tỏ việc dùng từ ngữ ở đó ít phải lặp lại, độ phân tán từ vựng càng cao. Từ đó suy ra độ phong phú từ vựng của nguồn ngữ liệu được khảo sát càng cao. So sánh trong nội hai tập thơ với nhau, các chỉ số đánh giá về độ phong phú từ vựng của tập Việt Bắc luôn nhỉnh hơn tập Gió lộng, nhưng không đáng kể.
Điều này chứng tỏ ngôn ngữ trong hai tập thơ Tố Hữu rất phong phú và việc dùng từ trong văn bản sáng tác của ông luôn có sự sáng tạo, ít lặp lại, ít đi vào lối mòn. Điều đó cho ta cảm giác ngôn ngữ thơ luôn biến đổi, vận động, cập nhật nhiều thông tin. Nhà thơ đã cách tân, đổi mới cách sử dụng từ ngữ để diễn đạt tư tưởng, tình cảm của mình.
Ngoài ra, việc phân tích thành phần từ vựng xét về mặt phạm vi sử dụng, cấu trúc, nguồn gốc, độ phân bố đã cho chúng ta những kết quả quan trọng trong việc nhận xét, đánh giá việc sử dụng ngôn ngữ trong thơ Tố Hữu.
Trong quá trình khảo sát vốn từ vựng trong hai tác phẩm Việt Bắc, Gió lộng
của Tố Hữu để có một nhận xét chính xác, thiết nghĩ chúng ta phải đi khảo sát toàn bộ các khía cạnh liên quan đến đặc trưng ngôn ngữ thơ. Ngoài ra còn sử dụng phương pháp thống kê để xử lý văn bản và đưa ra các chỉ số quan trọng. Những chỉ số về kết quả thống kê, về sự phân bố vốn từ vựng, các lớp từ trong từ vựng ở hai tác phẩm đã phần nào cho chúng ta những nhận xét ban đầu về cơ cấu vốn từ vựng mà tác giả sử dụng. Mặc dù việc nghiên cứu, khảo sát chỉ trong hai tập thơ cũng chưa hẳn nói lên được toàn bộ về phong cách cũng như việc sử dụng ngôn ngữ của ông trong thơ nhưng nó cũng phản ánh được phần nào về giai đoạn sáng tác thơ của Tố Hữu (từ 1946 - 1961). Thơ Tố Hữu luôn gắn bó gần gũi với đời sống nhân dân, điều này thể hiện khá rõ nét trong việc sử dụng vốn từ vựng toàn dân cũng như từ địa phương. Ông đã mang lại cho thơ ca tiếng Việt một chất say mê mạnh mẽ, lớn lao không dập tắt được của cá nhân nhiệt huyết cảm tính được lý tưởng cách mạng soi sáng, một chất mê say chưa từng có trong văn học cổ, trong văn học lãng mạn, trong văn học cách mạng đương thời. Do vậy, việc nghiên cứu, phân tích vốn từ vựng ông sử dụng trong thơ luôn là một việc làm có ý nghĩa.
CHƢƠNG 3:
CHUYỂN NGHĨA ẨN DỤ, HOÁN DỤ VÀ TÍN HIỆU THẨM MĨ TRONG VĂN BẢN
Nghĩa của từ phản ánh những đặc trưng chung, khái quát của sự vật, hiện tượng do con người nhận thức được trong đời sống thực tiễn tự nhiên và xã hội. Khi đi vào hoạt động ngôn ngữ, nghĩa của từ được cụ thể hoá, hiện thực hoá và được xác định. Lúc đó các thành phần nghĩa trong cơ cấu nghĩa của từ sẽ giảm tính chất trừu tượng và khái quát đến mức tối thiểu để đạt tới tính xác định, tính cụ thể ở mức tối đa. Cũng trong hoạt động ngôn ngữ, đồng thời với sự giảm thiểu tính khái quát thì từ lại có thể gia tăng những sắc thái mới, nội dung mới do chính sự vật mà nó biểu thị đem lại. Trong giao tiếp, nhiều khi nghĩa ngữ cảnh, nghĩa lâm thời, nghĩa được hiểu ngầm, hiểu lại… nhờ các thủ pháp tu từ, mới chính là cái quan trọng hàng đầu; nhất là trong khi xây dựng, tiếp nhận và phân tích các diễn từ, các văn bản nghệ thuật. [14]
Vì thế, khi xây dựng, phát triển nghĩa chuyển (nghĩa ngữ cảnh, nghĩa lâm thời, nghĩa được hiểu ngầm, hiểu lại ...) theo các phương thức chuyển nghĩa, từ sẽ mở rộng hoặc chuyên biệt những năng lực hoạt động, năng lực biểu hiện của mình. Năng lực sử dụng ngôn ngữ của con người, của các tác giả văn bản cũng thể hiện rất rõ ở việc sử dụng từ ngữ, sáng tạo nghĩa của từ ngữ như vậy.
Qua việc khảo sát hai tập thơ của ông chúng tôi thấy rằng, trong số các biện pháp nghệ thuật đặc sắc được Tố Hữu sử dụng, hai biện pháp chủ đạo và nổi bật là ẩn dụ và hoán dụ.