Phân tích thành phần từ vựng trong văn bản theo phạm vi sử

Một phần của tài liệu Từ vựng trong thơ tố hữu ( khảo sát qua hai tập việt bắc và gió lộng ) (Trang 42)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2. Phân tích thành phần từ vựng trong văn bản theo phạm vi sử

trong hai văn bản này.

2.2. Phân tích thành phần từ vựng trong văn bản theo phạm vi sử dụng sử dụng

Như đã trình bày ở Chương 1, khi phân tích thành phần từ vựng theo phạm vi sử dụng, chúng tôi tìm hiểu 2 lớp từ đối lập theo tiêu chí: Lớp từ địa phương và lớp từ toàn dân.

Trong quá trình khảo sát 2 tập thơ Việt BắcGió lộng chúng tôi thấy rằng: Sự phân bố và phạm vi sử dụng các lớp từ trong thơ, lớp từ toàn dân được sử dụng rộng rãi nhất. Nó hầu như chiếm đại đa số trong các lớp từ vựng mà tác giả sử dụng trong 2 tập thơ. Điều đó chứng tỏ rằng tác giả luôn nhận thức được tính chất thời đại và đi sát với thực tiễn xã hội, đặc biệt là tác giả đã chú ý tới tinh thần đại chúng, đây là một trong 3 chức năng quan trọng của văn học nghệ thuật (tính nhân văn, tính thẩm mỹ và tính đại chúng).

Mặt khác nó cũng chứng tỏ rằng vốn từ trong một thể loại cụ thể, lớp từ toàn dân bao giờ cũng phát triển phong phú hơn so với các từ loại khác. Có lẽ chính nhờ lớp từ toàn dân này mà thơ luôn luôn mang tính chất gần gũi với người đọc trong mọi tầng lớp xã hội.

Bên cạnh lớp từ toàn dân, trong 2 tác phẩm có một số từ địa phương được sử dụng rất đặc biệt để phản ánh người, việc, sự kiện, tâm tình, tiếng nói mang màu sắc địa phương. Điều này có tác dụng rất lớn trong phản ánh.

Ví dụ: các từ: bầm, hĩm, răng, mô, chi, nhe, chửa, cồn, mé, rốt (cuối), héc vài, kêu, bung, bà bủ, đon, ré, bồ, vô, cồn, bản, hội lùng tùng, giùm, đi rỏn, bữa mô, nọ, bên ni, ...

Ô kìa, cô bé mới hay sao! Nhà của tôi ai lại hỏi chào Như thể khách đường xa ghé lại Bố đi đâu, hĩm, mẹ đâu nào?

(Mẹ Tơm – Gió lộng)

Bữa mô mời bạn chơi Huế

Cồn Hến buồm giong ngược bến Tuần

(Hoa Tím – Gió lộng)

Bầm ơi có rét không bầm

Heo heo gió núi lâm thâm mưa phùn

(Bầm ơi – Việt Bắc)

Hầu như trong 2 tập thơ Việt BắcGió lộng của Tố Hữu không thấy xuất hiện từ thuộc nhóm tiếng lóng. Trong quá trình chúng tôi xử lý văn bản thơ không gặp từ nào thuộc nhóm từ này. Từ nghề nghiệp trong 2 tập thơ chúng tôi cũng gặp rất ít. Sau đây là bảng khảo sát từ địa phương, từ toàn dân qua 2 tập thơ:

Tập thơ Việt Bắc

Từ Số lượt từ Tỷ lệ %

Từ toàn dân 6484 98, 3 %

Từ địa phương 96 1,5%

Trong tập thơ Việt Bắc, từ địa phương cũng được sử dụng tuy có số lượng ít. Tập thơ này miêu tả đời sống dân tộc trong những năm tháng chiến

tranh, núi rừng và quê hương kháng chiến. Thơ ông trở về với cách nói gần gũi, chân tình thắm thiết của thơ ca truyền thống, đó chính là thể thơ lục bát.

Trong Gió lộng, tương quan giữa từ địa phương với từ toàn dân là như sau:

Từ Số lượt từ Tỷ lệ %

Từ toàn dân 8037 99 %

Từ địa phương 32 0,4%

Như vậy, ở tập thơ Gió lộng từ địa phương chiếm rất ít. Khảo sát qua hai tập thơ, chúng tôi thấy rằng, trong mỗi tập thơ Tố Hữu sử dụng từ địa phương với mức độ khác nhau. Tác giả sử dụng có chọn lọc và có dụng ý nghệ thuật. Không phải bài thơ nào ông cũng sử dụng từ địa phương, mà ông căn cứ vào nội dung, đề tài, thời gian, không gian và hoàn cảnh trong từng giai đoạn thơ. Chính vì vậy từ địa phương trong thơ ông mới phát huy được hiệu quả nghệ thuật của ngôn từ. Ở Tố Hữu chúng ta thấy ông luôn hoà nhập với cuộc đời chung, sáng tạo được những giá trị mang dấu ấn riêng. Theo kết quả thống kê và khảo sát của chúng tôi thì số lượng từ địa phương trong thơ Tố Hữu có cả ở ba vùng phương ngữ là Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ.

Một phần của tài liệu Từ vựng trong thơ tố hữu ( khảo sát qua hai tập việt bắc và gió lộng ) (Trang 42)