c. Phương thức thanh toán
1.2. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU HÀNG HÓA CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VĨNH PHÚC
TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VĨNH PHÚC
1.2.1. Thuận lợi
Do thanh toán theo phương thức LC nên trọng lượng thực tế của phôi thép nhập khẩu so với đơn hàng được thực hiện khá tốt (sai số cho phép khoảng 10% so với trọng lượng trong hợp đồng).
Công ty bắt đầu chuyển sang nhập khẩu tại các thị trường gần hơn, làm giảm thời gian giao hàng vì vậy mà công ty chấp hành tốt hơn về tiến độ nhập hàng so với hợp đồng đã kí và đồng thời đảm bảo được uy tín đối với các đối tác trong nước về thời gian giao hàng thực tế so với hợp đồng.
Chủng loại mặt hàng so với kế hoạch cũng được đảm bảo khá tốt và được kiểm soát chặt chẽ thông quan các biên bản giao nhận.
Các đối tác trong và ngoài nước của công ty đều là những khách hàng quen thuộc của công ty và phần lớn đều là các công ty có uy tín lớn trong ngành thép thế giới cũng như trong ngành thép Việt Nam.
Mặc dù tình hình thị trường không ổn định nhưng công ty Vĩnh Phúc đã đưa ra những chính sách hoạt động hiệu quả mang lại kết quả kinh doanh rất khả quan cho công ty, điển hình như năm 2008 những chính sách hiệu quả của công ty đã giúp mang về cho công ty những khoản lợi nhuận khổng lồ.
Đội ngũ nhân viên của công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giúp công ty vượt qua những biến động lớn của thị trường thép đến nay mặc dù tình hình thị trường thép chưa có nhiều khởi sắc nhưng việc kinh doanh của công ty vẫn diễn ra một cách khá ổn định.
Các thị trường nhập khẩu mới đang dần trở thành những thị trường quen thuộc của công ty Vĩnh Phúc do sự tăng dần của số lượng các hợp đồng nhập khẩu mà công ty thực hiện tại các thị trường đó.
Hiện nay khi tiến hành nhập khẩu phôi thép từ các thị trường như Nhật và ASEAN công ty đã tận dụng được một lợi thế rất lớn đó là sự ưu đãi về thuế của Hiệp hội các nước ASEAN và các nước liên kết khác như Nhật.
Các hiệp định song phương và đa phương kí kết giữa Việt Nam và các nước là thị trường nhập khẩu thép của công ty Vĩnh Phúc đang được chính phủ hai bên thực hiện theo hướng có lợi cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty trong thời gian tới.
1.2.2. Khó khăn
Tỷ giá của các ngân hàng thương mại thay đổi liên tục khiến cho lợi nhuận thu được từ các hợp đồng xuất nhập khẩu giảm sút đáng kể do công ty thường xuyên phải mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại để sử dụng cho các giao dịch thanh toán tiền hàng cho các đối tác nước ngoài. Mặc dù quy định về tỉ lệ chênh lệch của tỷ giá thực tế so với tỉ giá ấn định của ngân hàng trung ương chỉ khoảng 3% nhưng trên thực tế công ty vẫn phải mua ngoại tệ ở ngoài thị trường tự do của các ngân hàng thương mại với giá cao hơn rất nhiều so với quy định.
Giá nhập khẩu phôi thép rất bất ổn, thay đổi quá nhanh trong một thời gian ngắn và hơn nữa là gần như không thể dự đoán được khiến cho kế hoạch kinh doanh của công ty trở lên bị động trước biến động của thị trường.
Nền kinh tế của Việt Nam và thế giới đang phục hồi khá chậm chạp so ảnh hưởng của ảnh hưởng kinh tế năm 2008 gây ảnh hưởng rất lớn cho các doanh nghiệp điển hình là các doanh nghiệp thương mại với số vốn lưu động bị ứ đọng trong hàng hóa là rất lớn.
Cũng như tỷ giá ngoại tệ mức lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại thay đổi liên tục gây bất lợi rất lơn cho công ty Vĩnh Phúc vì theo như đánh giá ở chương 1 thì tỉ lệ vốn vay trên tổng nguồn vốn của doanh nghiệp là rất lớn.
Sự chậm trễ trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách gây khó khăn rất lơn cho các doanh nghiệp đồng thời không hỗ trợ đúng lúc cho các doanh nghiệp trong giai đoạn khó khăn trước mắt.
Thông tư số 14 do NHNN ban hành vào ngày 4/5/2012 về áp trần lãi suất cho vay ở mức 15%/năm nhằm lới lỏng tín dụng cho các doanh nghiệp nhưng không khí trong khu vực thị trường tín dụng 1 (dân cư và doanh nghiệp) vẫn rất trầm lắng. Mà khu vực quan trọng này chính là thước đo tâm lý phản ánh dư luận xã hội. Cơ chế áp trần lãi suất cho vay đã được các doanh nghiệp mong đợi từ quý 3 năm 2011 nhưng phải đến bây giờ ngân hàng nhà nước chính thức áp dụng.
Hơn nữa theo quan điểm của một số chuyên gia kinh tế thì cơ chế trần lãi suất huy động hiện nay chỉ chủ yếu phục vụ cho công cuộc tái cấu trúc ngân hàng với một chu trình thâu tóm lẫn nhau giữa các ngân hàng, chứ ít mang ý nghĩa như hỗ trợ đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế khó khăn như hiện nay.
CHƯƠNG 3