Phương thức giao dịch trên thị trường

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại công ty tnhh đầu tư thương mại vĩnh phúc (Trang 26)

Phương thức giao dịch là những cách mà người mua và người bán sử dụng để giao dịch với nhau, nó quy định thủ tục tiến hành, điều kiện giao dịch, thao tác và các chứng từ cần thiết của quan hệ giao dịch.

Công ty sử dụng hai phương thức giao dịch mua bán trên thị trường thế giới chủ yếu là giao dịch trực tiếp và giao dịch tái xuất.

Giao dịch trực tiếp

Công ty trực tiếp liên hệ và giao dịch với các đối tác xuất khẩu ở nước xuất khẩu bằng email, điện tín, điện thoại,.. để thỏa thuận về hàng hóa, giá cả và các điều kiện giao dịch khác. Bên xuất khẩu chỉ xuất khẩu không nhập khẩu, bên nhập khẩu chỉ nhập khẩu không xuất khẩu. Để tiến tới kí kết hợp đồng mua bán thì công ty và bên xuất khẩu thường phải qua một quá trình giao dịch và thương lượng với nhau về các điều kiện giao dịch. Quá trình đó gồm các bước:

- Hỏi hàng (Inquiry): Công ty Vĩnh Phúc (bên nhập khẩu) đề nghị bên xuất khẩu báo cho mình biết về giá cả và điều kiện khác để mua hàng. Nội dung hỏi giá bao gồm: Tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời gian giao hàng mong muốn, đồng tiền thanh toán, phương thức thanh toán, điều kiện cơ sở giao hàng. Hình thức biểu hiện là thư hỏi hàng.

- Chào hàng (Offer): Bên xuất khẩu gửi đề nghị kí kết hợp đồng cho công ty Vĩnh Phúc trong đó nêu rõ: tên hàng, quy cách phẩm chất, số lượng, giá cả, điều kiện cơ sở giao hàng, bao bì, kí mã hiệu, cách thức giao hàng. Hình thức biểu hiện là thư chào hàng.

- Đặt hàng (Order): Lời đề nghị kí kết hợp đồng của công ty Vĩnh Phúc đưa ra cho bên xuất khẩu dưới hình thức đặt hàng. Trong đó nêu cụ thể về hàng hóa cần mua và tất cả các nội dung cần thiết cho việc kí hợp đồng.

- Chấp nhận (Acceptance):

Nếu bên xuất khẩu đồng ý toàn bộ các điều khoản của hợp đồng mà công ty Vĩnh Phúc đưa ra thì tiến hành kí hợp đồng.

Nếu bên xuất khẩu không đồng ý một hoặc một vài điều khoản mà công ty Vĩnh Phúc đưa ra thì quá trình đàm phán dừng lại ở đây. Hợp đồng không được kí kết.

- Xác nhận (Confirmation): Hai bên xác nhận bằng văn bản có chữ kí và dấu của hai bên công ty. Hợp đồng bằng giấy được hình thành.

Giao dịch tái xuất (tạm nhập tái xuất)

Tạm nhập tái xuất được hiểu là việc công ty mua thép và các sản phẩm của thép của một nước để bán cho một nước khác trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương, có làm thủ tục nhập khẩu lô hàng đó vào Việt Nam, rồi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đó ra khỏi Việt Nam mà không qua khâu chế biến.

Thời gian hàng hóa tạm nhập để tái xuất được lưu chuyển tại Việt Nam hiện nay là 60 ngày.

Giao dịch mà công ty Vĩnh Phúc tiến hành bao gồm cả hợp đồng nhập khẩu và hợp đồng xuất khẩu với mục đích thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn vốn bỏ ra ban đầu.

Hình thức tái xuất của công ty Vĩnh Phúc sử dụng là hàng từ nước xuất khẩu được chở thẳng đến nước tái xuất không nhập kho ngoại quan của Việt. Công ty phải tiến hành làm thủ tục hải quan xuất khẩu và nhập khẩu cho các lô hàng tái xuất đó.

Cùng với đó công ty thường kí đồng thời hai hợp đồng ngoại thương một hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu, về cơ bản hai hợp đồng này không khác những hợp đồng xuất nhập khẩu thông thường chỉ có điều hai bản hợp đồng này có liên quan chặt chẽ với nhau. Đồng thời các điều khoản trong hai hợp đồng ngoại thương này cũng có nhiều điểm giống nhau chỉ khác về thời gian giao hàng và giá trị hợp đồng. Có sự phù hợp về hàng hóa giữa hai bản hợp đồng.

Công ty sử dụng L/C giáp lưng cho nghiệp vụ thanh toán trong các giao dịch tái xuất.

Thông lệ quốc tế công ty Vĩnh Phúc áp dụng trong thực tiễn hoạt động nhập khẩu phôi thép

Hiện nay công ty vẫn áp dụng điều kiện thương mại quốc tế incoterm 2000 trong các giao dịch nhập khẩu phôi thép. Mà cụ thể phương thức nhập khẩu thép chủ yếu của công ty Vĩnh Phúc là nhập khẩu theo điều kiện:

CFR FO CQD Hải Phòng port, Vietnam.

Trong đó:

1- CFR: Cost and freight - Tiền hàng và cước phí tại cảng đến quy định Theo đó, công ty Vĩnh Phúc phải thực hiện các nghiệp vụ sau:

- Trả tiền hàng, chi phí dỡ hàng nếu chi phí này chưa nằm trong cước phí vận tải chính.

- Làm thủ tục nhập khẩu, nộp thuế và các lệ phí nhập khẩu khác.

- Chịu mọi rủi ro tổn thất sau khi hàng hóa đã qua lan can tàu tại cảng bốc hàng (được quy định trong hợp đồng).

2- FO: Free out – Đây là một thuật ngữ trong vận tải đường biền theo đó người nhận hàng sẽ phải chịu chi phí dỡ hàng từ tàu tại cảng đến quy định.

3- CQD: Customary Quick Despatch- Thông lệ chuyển hàng nhanh – người chuyên chở và người thuê tàu đồng ý việc xếp dỡ hàng ở cảng được tiến hành theo tốc độ nhanh như tập quán phổ biến ở cảng dỡ hàng tại thời điểm tàu đến. Được sử dụng trong các hợp đồng thuê tàu chuyến.

CQD Haiphong port Vietnam là thông lệ xếp hàng nhanh như tập quán xếp hàng phổ biến tại cảng Hải Phòng Việt Nam tại thời gian hàng cập cảng.

Tuy theo điều kiện CFR trong incoterm 2000 thì hợp đồng bảo hiểm trong nghĩa vụ của người mua hay người nhập khẩu là không có nghĩa vụ nhưng theo như thỏa thuận với khách hàng thì công ty Vĩnh Phúc thường tiến hành mua bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả nhập khẩu hàng hóa tại công ty tnhh đầu tư thương mại vĩnh phúc (Trang 26)